Du khách thập phương nô nức kéo về trẩy hội chùa Hương

(LĐTĐ) Mấy ngày qua đã có hàng vạn du khách thập phương nô nức kéo về chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đi lễ đầu năm.
Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2023 có nhiều điểm mới Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông Lễ hội Chùa Hương năm 2023

Phải đến ngày mai (27/1, tức mùng 6 tháng Giêng), Lễ hội chùa Hương Xuân Quý Mão 2023 mới chính thức khai hội, tuy nhiên, trong các ngày mùng 2 và 3 Tết, đặc biệt là ngày mùng 4 và 5 Tết đã có hàng vạn du khách thập phương nô nức kéo về chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đi lễ đầu năm.

Lượng du khách tăng đột biến

Anh Nguyễn Phi Hùng (thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) chia sẻ: “Để tránh cảnh phải chen chúc nhau khi đi lễ, tôi cùng gia đình lựa chọn đi từ mùng 4, tuy nhiên vẫn gặp cảnh cả “biển” người đi lễ đầu năm. Mặc dù vậy, công tác an ninh tại chùa Hương vẫn được đảm bảo nên mọi người đều vui vẻ chứ không gặp vấn đề gì khó chịu cả”.

Tương tự, chị Mai Ngọc Anh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, thường năm nào chị và gia đình cũng đến chùa Hương vào dịp Tết để cầu may. “Đi chùa đầu năm tôi không chỉ cầu mọi sự tốt đẹp đến với bản thân, gia đình mà để trong lòng cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Hôm nay (mùng 5 Tết - PV), cả nhà tôi đi từ sáng sớm để tránh đông người, thế nhưng vào đến chùa cũng đã thấy rất đông người rồi”, chị Ngọc Anh nói.

Hàng vạn du khách thập phương nô nức kéo về chùa Hương
Anh Nguyễn Phi Hùng cùng gia đình đi lễ chùa Hương.

Theo ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng ban Quản lý Khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn, tính đến hết mùng 4 Tết, chùa Hương đã đón khoảng 8 vạn du khách từ khắp các nơi, trong đó ngày mùng 2 và mùng 3 Tết đón 2 vạn du khách mỗi ngày, còn ngày mùng 4 lượng du khách đổ về đây tăng đột biến, ước tính khoảng hơn 4 vạn người.

“Mọi công tác chuẩn bị cho việc khai hội vào mùng 6 đã hoàn tất. Để bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, công tác quản lý các nhà hàng, quán ăn được đặt lên hàng đầu. Trong đó, tổ công tác liên ngành sẽ thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở các hàng quán bán hàng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho du khách. Ngoài ra, lực lượng quản lý thị trường sẽ kiểm tra thường xuyên nguồn gốc thực phẩm đồng thời khám bệnh cho những người tham gia phục vụ du khách…”, ông Hiển cho hay.

Cũng theo ông Hiển, năm nay chùa Hương áp dụng công nghệ 4.0 trong quản lý. Trong đó, Ban quản lý bán vé điện tử và thực hiện quét QR tại khu vực soát vé, thay vì mua vé giấy truyền thống. Ngoài ra, Ban quản lý cũng đặt các bến bãi đỗ xe gần với bến đò và đưa xe điện vào sử dụng phục vụ du khách.

Hàng vạn du khách thập phương nô nức kéo về chùa Hương
Theo quan sát, việc áp dụng vé điện tử và quét QR tại khu vực soát vé rất thuận tiện nhanh chóng, việc áp dụng công nghệ 4.0 là văn minh và lịch sự đem lại sự hài lòng của du khách.

Ông Nguyễn Bá Hiển cũng cho biết, Ban quản lý đã kết hợp với chính quyền địa phương xã Hương Sơn tổ chức tuyên truyền tới bà con nhân dân nhất là những người trực tiếp tham ra phục vụ lễ hội để làm sao lễ hội được diễn ra an toàn, văn minh thân thiện.

Những con đò được “khoác áo mới”

Sau hơn 2 năm, Lễ hội Chùa Hương mới được tổ chức trở lại mà không còn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Qua ghi nhận, điểm nổi bật của Lễ hội chùa Hương năm nay là Ban tổ chức đã đổi mới hình thức bán vé tham quan, từ hình thức vé truyền thống sang mô hình vé điện tử. Đồng thời, sắp xếp lại các điểm bán vé, phương thức bán vé, bỏ việc bán vé tại 2 cổng Tiên Mai và Đông Khê để bảo đảm thông thoáng, tạo điều kiện cho du khách tham quan, trảy hội.

Hàng vạn du khách thập phương nô nức kéo về chùa Hương
Ban tổ chức lễ hội đã chuẩn bị sẵn sàng phương tiện xe điện, thuyền, an ninh thật tốt để phục vụ du khách đi lễ trong dịp này.

Đáng chú ý, năm nay, Ban tổ chức cũng thí điểm mô hình chạy xe điện tại các điểm bến xe để du khách về chùa Hương có thể thuận tiện tham quan, thưởng ngoạn vẻ đẹp của xã Hương Sơn.

Tại khu vực suối Yến, hàng nghìn con đò được đại tu, sơn sửa lại như mới. Những con đò chở khách vãn cảnh chùa Hương năm 2023 chủ yếu có màu xanh, màu chủ đạo có ý nghĩa thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, công tác vệ sinh môi trường cũng được chú trọng, người dân sinh sống dọc bến đò Suối Yên đã trang hoàng nhà cửa, dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ.

Bà Nguyễn Thị Hà, người gắn bó với nghề chèo đò ở chùa Hương hơn 10 năm vui mừng cho biết: “Đã lâu lắm rồi kể từ ngày dịch bệnh Covid-19 hoành hành, người dân chèo đò ở Hương Sơn chúng tôi chưa một lần được tất bật với công việc như những năm trước. Ngay cả năm ngoái khi Lễ hội chùa Hương được mở lại, chính quyền và nhân dân Hương Sơn vẫn đảm bảo an toàn công tác phòng, chống dịch bệnh nhưng số lượng du khách về chùa Hương cũng không nhiều. Do vậy, những con đò của gia đình tôi chủ yếu làm nằm yên một chỗ dưới dòng Suối Yến”.

Hàng vạn du khách thập phương nô nức kéo về chùa Hương
Lễ hội chùa Hương 2023 sẽ chính thức khai mạc từ ngày mùng 6 Tết (27/1) và kéo dài trong suốt 3 tháng, dự kiến lượng khách đến đây sẽ tăng vọt.

“Những năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, bản thân tôi hàng ngày cứ đi ra Suối Yến ngồi ngắm những con đò của gia đình rồi lại quay về. Nhà tôi có khoảng chục con đò đã hoạt động ở Suối Yến bao nhiêu năm nay. Vừa rồi tôi cũng cho tu sửa lại để đảm bảo an toàn trong lúc đưa du khách đi vãn cảnh chùa Hương, đồng thời thay đổi từ màu đỏ sang màu xanh cho thân thiện với cảnh quan môi trường”, ông Trịnh Văn Hưng, một người dân xã Hương Sơn bộc bạch.

Những người chèo đò cập nhật công nghệ mới

Trước sự thay đổi lớn của Lễ hội chùa Hương năm 2023, người dân xã Hương Sơn, đặc biệt là những người trực tiếp tham gia công việc của lễ hội đã phải cập nhật về công nghệ để kịp đáp ứng được nhu cầu của mới của lễ hội.

Do vé thắng cảnh của chùa Hương năm nay được thực hiện dưới hình thức vé điện tử, do vậy những người trực tiếp tham gia công việc của lễ hội đã phải cập nhật công nghệ để kịp đáp ứng được nhu cầu của mới của lễ hội.

Chị Lê Thị Trang, một người dân trong xã chia sẻ: “Chúng tôi những người chèo đò ở chùa Hương toàn là nông dân chính hiệu. Nhiều năm nay với sự phát triển của xã hội, chúng tôi cũng ít nhiều tự cập nhật được một phần về công nghệ thông tin qua điện thoại di động thông minh. Do vậy, khi được biết là Lễ hội chùa Hương năm nay có nhiều thay đổi lớn, chúng tôi cũng đã nhanh chóng cập nhật để có thể phục vụ tốt hơn bà con về trẩy hội”.

Nhiều người dân xã Hương Sơn đang cảm thấy rất vui mừng vì sau nhiều năm họ lại được chèo đò phục vụ du khách về quê hương mình vãn cảnh, lễ phật. Bầu không khí lễ hội đã len lỏi vào từng thôn xóm ở Hương Sơn.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

(LĐTĐ) Arsenal đã giành chiến thắng thuyết phục 3-0 trước Nottingham Forest trên sân nhà Emirates, cầu thủ 17 tuổi Nwaneri có bàn đầu tiên tại Premier League, Arsenal đã chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng.

Tin khác

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Xem thêm
Phiên bản di động