Dự kiến chi 3.505 tỷ đồng/năm cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

(LĐTĐ) Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tính đến tháng 12/2022, toàn quốc có 84.721 thôn, tổ dân phố. Nếu mỗi thôn, tổ dân phố đều thành lập Tổ bảo vệ an ninh trật tự thì với 84.721 Tổ bảo vệ an ninh trật tự thì cần có ít nhất là 254.163 người tham gia (mỗi Tổ cần ít nhất 3 người) và dự kiến mức chi tổng kinh phí cần bảo đảm để thực hiện theo quy định của dự thảo Luật là 3.505 tỷ đồng/năm.
Đề xuất kéo dài thời gian bồi thường, tái định cư sân bay Long Thành Đa số ý kiến đồng tình Tổng LĐLĐ Việt Nam làm nhà ở xã hội Đại biểu Quốc hội đề nghị quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 27/10, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Dự kiến chi 3.505 tỷ đồng/năm cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý có 5 chương với 34 điều.

Về phạm vi điều chỉnh của Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, một số ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật để bao quát hết các lực lượng có tính chất tự nguyện, tự quản tham gia hỗ trợ Công an cấp xã. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, Hiến pháp năm 2013, Luật Công an nhân dân và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đã quy định mọi công dân đều có nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; các lực lượng ở cơ sở có trách nhiệm tham gia, hỗ trợ Công an nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Tuy nhiên, hỗ trợ có tính chất thường xuyên, nòng cốt, có quá trình thực hiện lâu dài trên phạm vi toàn quốc thì chỉ có 3 lực lượng, đó là: Bảo vệ dân phố, dân phòng và Công an xã bán chuyên trách đang tiếp tục sử dụng. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội không mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật.

Dự kiến chi 3.505 tỷ đồng/năm cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Về vị trí, chức năng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tiếp thu các ý kiến trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung Điều 2 để làm rõ khái niệm lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng do chính quyền thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân. Chỉnh lý vị trí, chức năng tại Điều 3 để thể hiện rõ hơn đây là lực lượng quần chúng được bố trí ở cơ sở, có chức năng làm nòng cốt trong hỗ trợ lực lượng Công an thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở.

Về quan hệ công tác, phối hợp của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và huy động lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý, bổ sung các quy định về quan hệ công tác; thể hiện rõ vai trò, phạm vi phối hợp, hỗ trợ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đối với Công an cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ; xác định cụ thể phạm vi quản lý, chỉ đạo, chỉ huy, huy động của Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an cấp xã đối với lực lượng này đáp ứng yêu cầu thực tiễn như tại Điều 5 dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý.

Về nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho rằng, Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng quần chúng tự nguyện được tuyển chọn tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, không thực hiện chức năng quản lý, không thuộc bộ máy nhà nước mà tính chất hoạt động là tham gia hỗ trợ theo sự hướng dẫn, phân công, chỉ đạo trực tiếp của Công an cấp xã nên việc quy định quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của lực lượng này là không hợp lý. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong bảo vệ an ninh trật tự đã được quy định trong Hiến pháp, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Dự kiến chi 3.505 tỷ đồng/năm cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV

Về bố trí lực lượng; chức danh, công nhận chức danh, thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho tách Điều 13 dự thảo Luật do Chính phủ trình thành 03 điều luật riêng (Điều 14, Điều 15, Điều 16); bổ sung quy định rõ hơn về bố trí lực lượng, chức danh, công nhận chức danh, thành lập Tổ bảo vệ an ninh trật tự bảo đảm chặt chẽ.

Về số lượng Tổ bảo vệ an ninh trật tự cần thành lập, số lượng tối đa Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự, số lượng từng chức danh của Tổ bảo vệ an ninh trật tự tại thôn, tổ dân phố sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảo đảm phù hợp với tình hình an ninh trật tự, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và theo tiêu chí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

Một số ý kiến đề nghị cân nhắc việc sắp xếp, kiện toàn lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở để không làm tăng biên chế, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ với các lực lượng khác, không phát sinh thủ tục hành chính. Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý các quy định về sắp xếp, kiện toàn, bố trí lực lượng phù hợp với tình hình, yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương; đơn giản hóa trình tự, thủ tục thành lập Tổ và công nhận các chức danh của Tổ bảo vệ an ninh trật tự; rà soát chức năng, nhiệm vụ để không chồng chéo với các lực lượng khác và bảo đảm tính khả thi.

Về kinh phí hoạt động và trang bị cơ sở vật chất của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, nhiều ý kiến đề nghị báo cáo đánh giá kỹ hơn về tổ chức, ngân sách khi thành lập lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; cho rằng không chỉ dừng lại ở số lượng khoảng 300.000 người như Tờ trình dự án Luật do Chính phủ trình và sẽ tăng kinh phí, ngân sách bảo đảm; đề nghị có số liệu cụ thể chứng minh “không làm tăng biên chế”, “không làm tăng ngân sách” so với thực tiễn hiện nay.

Dự kiến chi 3.505 tỷ đồng/năm cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tính đến tháng 12/2022, toàn quốc có 84.721 thôn, tổ dân phố. Nếu mỗi thôn, tổ dân phố đều thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự thì với 84.721 Tổ bảo vệ an ninh trật tự thì cần có ít nhất là 254.163 người tham gia (mỗi Tổ cần ít nhất 3 người) và dự kiến mức chi tổng kinh phí cần bảo đảm để thực hiện theo quy định của dự thảo Luật là 3.505 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, do dự thảo Luật quy định mỗi Tổ bảo vệ an ninh, trật tự có thể phụ trách một hoặc một số thôn, tổ dân phố, nên tổng số Tổ bảo vệ an ninh trật tự có thể giảm xuống, kéo theo tổng kinh phí bảo đảm cũng sẽ giảm xuống. Như vậy, với cách dự tính nêu trên thì sẽ không tăng về số lượng người tham gia và không tăng về tổng kinh phí bảo đảm so với thực tiễn hiện nay.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bỏ nội dung quy định đối với địa phương khó khăn về ngân sách thì được ngân sách trung ương hỗ trợ bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các cơ quan đại diện nước ngoài và tổ chức quốc tế hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Các cơ quan đại diện nước ngoài và tổ chức quốc tế hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến 17h00 ngày 17/9/2024, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.344 tỷ đồng.
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

(LĐTĐ) Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank - mã Ck: HDB) và Proparco (Tổ chức Tài chính phát triển của Pháp) ký kết Hợp đồng tín dụng trị giá 50 triệu USD.
Hà Nội tiếp nhận gần 80 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội tiếp nhận gần 80 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 17/9, 17 cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã tới Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội trao ủng hộ số tiền hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân các địa phương bị thiệt hại do bão, lũ.
Tặng thuốc, vật tư y tế thiết yếu cho Trung tâm Y tế huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa

Tặng thuốc, vật tư y tế thiết yếu cho Trung tâm Y tế huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa

(LĐTĐ) Chiều 17/9, Tiến sĩ Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội đã đi thăm, trao tặng thuốc, vật tư y tế thiết yếu hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức để cấp phát, điều trị cho người dân vùng bị ngập lụt.
Xí nghiệp Đầu máy Vinh ủng hộ hơn 110 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão số 3

Xí nghiệp Đầu máy Vinh ủng hộ hơn 110 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 17/9, Xí nghiệp Đầu máy Vinh đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ nhân dân và người lao động ngành Đường sắt Việt Nam bị thiệt hại bởi cơn bão số 3.
Viện KSND tỉnh Nghệ An ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Viện KSND tỉnh Nghệ An ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 16/9, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Nghệ An tổ chức phát động, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Xem xét trách nhiệm thủ trưởng, người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, nhân viên vi phạm nồng độ cồn

Xem xét trách nhiệm thủ trưởng, người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, nhân viên vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 35/CT-TTg về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.

Tin khác

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã tới Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, từ ngày 10 - 13/9/2024.
Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và sẽ tiếp tục chia sẻ, hỗ trợ các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa to, tập trung trong ngày và đêm 7/9, để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các địa phương, ban, ngành tập trung theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai, tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão.
Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) sắp đổ bộ vào Việt Nam có thể ảnh hưởng đến 240 chuyến bay nội địa và 70 chuyến bay quốc tế. Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) quyết định tạm ngừng khai thác 4 cảng hàng không nằm trong vùng ảnh hưởng của bão trong ngày 7/9.
Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

(LĐTĐ) Tối 4/9, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2024).
TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

(LĐTĐ) Tối 2/9, trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có một đêm sôi động khi hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về khu vực trung tâm để vui chơi và chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ chào mừng Quốc khánh 2/9.
Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các ngày lễ, hội. Trong đó, riêng 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 – 2/9), doanh thu du lịch của địa phương này đã đạt gần 300 tỷ đồng.
Tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

(LĐTĐ) Đã 55 năm trôi qua kể từ ngày Bác kính yêu đi xa, nhưng những chỉ dạy, những lời dặn dò của Người vẫn luôn được các thế hệ người Việt Nam ghi nhớ và thực hiện, đặc biệt là bản Di chúc - một di sản vô giá, kết tinh tinh hoa tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.
Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.
Xem thêm
Phiên bản di động