Du lịch phải khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn

(LĐTĐ) Để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn không chỉ nằm ở chính sách thị thực mà quan trọng nhất là phải chú trọng đồng bộ các giải pháp.
Tiềm năng phát triển du lịch Yên Mỹ Sa Pa - “thiên đường” nghỉ mát đáng đi nhất hè này

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy trước đại dịch Covid-19 (năm 2019), du lịch đã đóng góp gần 10% GDP cả nước, đây là một con số ấn tượng. Sau đại dịch, du lịch đang từng bước phục hồi. Năm 2022 có sự bùng nổ về du lịch nội địa với hơn 100 triệu lượt khách trong nước. Du lịch nội địa được xác định như bệ đỡ của ngành Du lịch khi Việt Nam chưa phát triển mạnh được du lịch quốc tế.

Du lịch phải khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn
Ảnh minh họa: BT

Tuy vậy, lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2022 đạt gần 3,7 triệu lượt cũng chứng minh du lịch đã bắt đầu trở lại trạng thái bình thường. Và 4 tháng đầu năm nay, thống kê chưa đầy đủ cho thấy cả nước đã có khoảng 3,7 triệu lượt khách quốc tế, điểm mới đó là ngoài thị trường truyền thống đã bắt đầu xuất hiện các thị trường tiềm năng, tạo điều kiện cho chúng ta đạt được mục tiêu đề ra.

Tại Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Phát biểu thảo luận, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng cho biết, trong lãnh đạo, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 08 năm 2017 khẳng định quyết tâm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Gần đây nhất, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyết về phát triển 6 Vùng chiến lược của đất nước, trong đó cũng đề cập rất kỹ các hoạt động du lịch và coi du lịch là một trong những thế mạnh phát triển.

Chính nhờ quan điểm lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, chính quyền các cấp, du lịch đã phát triển tương đối tốt và từng bước tiếp cận được tiêu mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ở góc độ là bộ quản lý Nhà nước về du lịch, Bộ VHTTDL đã tổ chức nhiều phiên làm việc, khảo sát, điều tra nắm bắt và đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ tổ chức 2 hội nghị là Hội nghị thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và Hội nghị toàn quốc về du lịch lần thứ 3. Các thảo luận tại hội nghị cho thấy nhiều điểm nghẽn, trong đó có 2 điểm nghẽn quan trọng trong phát triển du lịch, đó là về hành lang pháp lý cho thu hút đầu tư phát triển du lịch khi Việt Nam chưa có khâu đột phá; và thứ hai là về chính sách thị thực cho khách du lịch.

Từ chỗ xác định điểm nghẽn, các đại biểu Quốc hội và trực tiếp là Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội khi làm việc với Bộ VHTTDL đã yêu cầu Bộ phải tham mưu cho Chính phủ để báo cáo Quốc hội trong kỳ họp này xem xét, tháo gỡ, tạo hành lang pháp lý trong vấn đề thị thực. Và nếu Luật sửa đổi được thông qua, sẽ giải quyết căn bản tình trạng khó khăn mà ngành Du lịch đang gặp phải.

Nói thêm về sự cần thiết của việc xây dựng luật, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc sửa đổi sẽ góp phần giải quyết vấn đề điểm nghẽn trong thể chế chính sách để phục hồi, phát triển du lịch, tạo điều kiện cho công dân nước ngoài đến Việt Nam du lịch, đầu tư. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin để cấp thị thực điện tử là tất yếu và cần thiết phải đưa vào luật.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, việc nâng hạn thị thực điện tử, cấp thị thực điện tự, giấy chứng nhận tạm trú… tăng số lượng quốc gia cấp thị thực điện tử là phù hợp và nằm trong lộ trình, bước đi, có tính cân đối. Và hy vọng, việc nâng thời hạn thị thực điện tử (từ không quá 30 ngày lên không quá 3 tháng, có giá trị một lần hoặc nhiều lần, nâng thời hạn tạm trú từ 15 ngày lên 45 ngày đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực và được xem xét giải quyết cấp thị thực, gia hạn tạm trú) sẽ giúp du khách thấy được chính sách phù hợp của Việt Nam, nhằm tạo điều kiện cho du lịch phục hồi và sớm đạt mục tiêu 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng nhấn mạnh, để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn không chỉ nằm ở chính sách thị thực, bởi thị thực chỉ là một yếu tố, quan trọng nhất là phải đồng bộ các giải pháp. Trước hết từ hạ tầng du lịch phải được quan tâm đầu tư một cách tương ứng, sản phẩm du lịch vẫn phải là cái gốc và sản phẩm du lịch phải dựa trên nguồn tài nguyên văn hoá của đất nước, của từng địa phương. Bộ VHTTDL khuyến nghị mỗi địa phương phải có một sản phẩm độc đáo về du lịch, luôn luôn phải làm mới các sản phẩm du lịch của mình. Đồng thời, dịch vụ du lịch cũng phải thực sự chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, cũng phải quan tâm chú ý đến nguồn nhân lực du lịch. Sau đại dịch Covid-19 đã phát sinh rất nhiều vấn đề khó, đặc biệt là thiếu hụt nguồn nhân lực. Nếu không chú trọng nhân lực thì dịch vụ của chúng ta không thể chuyên nghiệp, sức cạnh tranh sẽ khó. Nếu đồng bộ các giải pháp, du lịch sẽ thực hiện vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần cụ thể hoá các Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Trung ương về phát triển ngành kinh tế tổng hợp này.

Diệp Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tết sớm với đoàn viên, công nhân lao động huyện Hoài Đức

Tết sớm với đoàn viên, công nhân lao động huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Ngày 28/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức Tổng kết hoạt động Công đoàn và phong trào cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024, phương hướng hoạt động năm 2025 và chương trình “Tết Sum vầy 2025 - Xuân ơn Đảng”, trao quà Tết cho CNVCLĐ.
Hơn 2.500 cơ hội nghề nghiệp, mức lương hấp dẫn dành cho bộ đội xuất ngũ

Hơn 2.500 cơ hội nghề nghiệp, mức lương hấp dẫn dành cho bộ đội xuất ngũ

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm cho bộ đội xuất ngũ đã trở về địa phương và quân nhân sắp hoàn thành nghĩa vụ quân sự tìm kiếm các cơ hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp, học nghề, xuất khẩu lao động…
“Ngày ký ức lịch sử - 1 tháng 1”: Tôn vinh hai thế hệ tướng lĩnh vì sứ mệnh hòa bình dân tộc

“Ngày ký ức lịch sử - 1 tháng 1”: Tôn vinh hai thế hệ tướng lĩnh vì sứ mệnh hòa bình dân tộc

(LĐTĐ) Ngày 1/1/2025, tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (81 Tân Nhuệ, Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra sự kiện thường niên "Ngày ký ức lịch sử - 1 tháng 1" với hai nội dung chính: Trưng bày chuyên đề "Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam" và toạ đàm giới thiệu ấn phẩm "Hành trình vì hòa bình" của cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về thuế bảo vệ môi trường

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về thuế bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 3 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn; việc phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025 và việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương năm 2024 cho các địa phương.
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

(LĐTĐ) Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, vận tải hành khách, hàng hóa của nhân dân vào dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, huyện Thường Tín đã chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Sôi nổi giải tennis Hội đồng hương Nghệ An tại TP.HCM

Sôi nổi giải tennis Hội đồng hương Nghệ An tại TP.HCM

(LĐTĐ) Ngày 28/12 tại Khu đô thị Celadon City, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Câu lạc bộ Tennis Hội đồng hương Nghệ An thuộc Hội Đồng hương Nghệ An tại TP.HCM tổ chức giải tennis mở rộng lần thứ 2 năm 2024.
Ký kết chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động huyện Thạch Thất năm 2025

Ký kết chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động huyện Thạch Thất năm 2025

(LĐTĐ) Tiếp tục triển khai thực hiện “Chương trình phúc lợi cho đoàn viên công đoàn và người lao động” trên địa bàn huyện, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác với các đối tác: Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất; Công ty TNHH Medlatec Việt Nam.

Tin khác

Ứng Hòa công bố điểm du lịch mới, phát triển thành miền di sản ngoại đô

Ứng Hòa công bố điểm du lịch mới, phát triển thành miền di sản ngoại đô

(LĐTĐ) Tối 27/12, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hoà tổ chức khai mạc chương trình quảng bá du lịch "Ứng Hòa - Miền di sản ngoại đô". Chương trình diễn ra từ 27 - 29/12 tại thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa.
Khánh Hòa đưa vào hoạt động Trung tâm Điều hành thông tin, hỗ trợ khách du lịch

Khánh Hòa đưa vào hoạt động Trung tâm Điều hành thông tin, hỗ trợ khách du lịch

(LĐTĐ) Trung tâm Điều hành thông tin, hỗ trợ khách du lịch tỉnh Khánh Hòa tại địa chỉ https://ttdhsdl.khanhhoa.gov.vn/ cung cấp thông tin, điểm đến du lịch, tiếp nhận, điều hành và xử lý các tình huống khẩn cấp nhằm hỗ trợ du khách.
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô

(LĐTĐ) Giữa bối cảnh thế giới nhiều biến động, du lịch Hà Nội vẫn kiêu hãnh vươn mình, khẳng định vị thế điểm đến hấp dẫn bậc nhất khu vực. Năm 2024 không chỉ đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ mà còn là một năm bứt phá ngoạn mục của ngành Du lịch Thủ đô với những con số ấn tượng và những thành tựu đáng tự hào.
Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội

Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Sở Du lịch Hà Nội vừa phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành tổ chức khảo sát và tọa đàm xây dựng tuyến du lịch “Khám phá Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội” tại huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên.
Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025

Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Theo một số doanh nghiệp lữ hành, thời điểm hiện tại nhiều tour du lịch nước ngoài trong dịp Tết 2025 đã hết chỗ do có mức giá rẻ hút khách.
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội

Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội

(LĐTĐ) Chương trình quảng bá du lịch “Đêm Trúc Bạch 2024” do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức vừa qua có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục khẳng định nỗ lực và vai trò của Thành phố đối với việc tập trung phát triển kinh tế đêm thông qua các sản phẩm du lịch, nhằm khai thác tiềm năng của Thủ đô một cách toàn diện và bền vững.
Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025

Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025

(LĐTĐ) Theo Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 của Sở Du lịch Hà Nội, ngành Du lịch Hà Nội phấn đấu năm 2025 thu hút được trên 30 triệu lượt khách, tăng 11,1% so với ước thực hiện năm 2024.
11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch

11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê Hà Nội, trong 11 tháng năm 2024 khách du lịch đến Hà Nội ước đạt gần 5,8 triệu lượt người, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước.
Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nghệ An là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển mô hình du lịch cộng đồng và thời gian qua, địa phương này đã từng bước triển khai hiệu quả.
"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô

"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô

(LĐTĐ) Sở Du lịch Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức chuỗi hoạt động "Đêm Trúc Bạch 2024" từ ngày 29/11- - 1/12/2024 tại không gian tuyến phố đi bộ Trúc Bạch với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm quảng bá du lịch đêm và khai thác tiềm năng du lịch của địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động