Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã cơ bản hoàn thiện
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV |
Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, trong 1,5 ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là dự án luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến mọi mặt kinh tế - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp cả trước mắt và lâu dài.
Trong thời gian qua, cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo đã chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, đã xin ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học nhiều vòng, nhiều lần; tổ chức lấy ý kiến đông đảo trong Nhân dân, với hơn 12 triệu ý kiến tham gia; Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp nhiều lần cho ý kiến; được Quốc hội cho ý kiến tại 3 kỳ họp; Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội cũng làm việc nhiều lần với các cơ quan chức năng… Đến nay, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã cơ bản hoàn thiện, đã thể chế hóa, bao quát được tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và bám sát tinh thần của Hiến pháp.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Theo chương trình, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu vừa qua. Nhưng, để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, nhất là với một số nội dung lớn, còn ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất với Chính phủ lùi thời gian trình Quốc hội xem xét thông qua dự thảo Luật này.
Đến nay, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) còn một số vấn đề Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần lưu ý cho ý kiến thêm, gồm: Thu hút đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và thương mại, dịch vụ; phương pháp định giá đất, thẩm quyền, trách nhiệm lựa chọn phương pháp định giá đất; dự án tạo quỹ đất, quỹ phát triển đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất… để hoàn thiện hồ sơ dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét.
Đồng thời, tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến với việc tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đây cũng là dự án luật quan trọng, có tính chuyên môn cao, tác động sâu rộng đến nhiều đối tượng, trực tiếp là đến chính sách tài chính tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô, an toàn, an ninh hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.
Dự thảo Luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại 2 kỳ họp; Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Lãnh đạo Quốc hội cũng đã cho ý kiến nhiều lần và có nhiều chỉ đạo cụ thể. Để bảo đảm dự án Luật thông qua với chất lượng tốt nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật, nhất là Bộ luật Dân sự, Luật Thi hành án dân sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Quản lý thuế… và đáp ứng nhu cầu thực tiễn tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, hoàn thiện thêm 2 vấn đề lớn là can thiệp sớm và kiểm soát đặc biệt. Đồng thời, rà soát các quy định về giải quyết tình trạng sở hữu chéo, các quy định chuyển tiếp, xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp bất thường lần thứ năm tới hay chưa…
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Tại Phiên họp thứ 29, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; xem xét việc giải thích quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công; về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ năm và xem xét công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét một số nội dung về tài chính, ngân sách, gồm: việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Trong phiên làm việc buổi chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về: Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn; Việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31