Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Đề nghị mở rộng đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm

(LĐTĐ) Luật sư Nguyễn Hồng Tuyến - Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hà Nội cho rằng, việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) là rất cần thiết nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập của Luật Thủ đô năm 2012 và thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô.
Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Phối hợp xây dựng báo cáo chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng

Mới đây, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức góp ý xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Qua nghiên cứu dự thảo Luật, ông Nguyễn Hồng Tuyến nhận xét, Dự thảo Luật được Ban soạn thảo xây dựng công phu, đã thể chế hóa đầy đủ 9 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua; đã quy phạm hóa chi tiết, cụ thể việc phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương thành phố Hà Nội (Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân) ban hành các quy định, quyết định thực hiện Luật Thủ đô.

Dự thảo Luật đã quy định nhiều chính sách đặc thù vượt trội và vượt trước, chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đồng thời, kế thừa một số quy định còn phù hợp của Luật Thủ đô năm 2012, luật hóa một số quy định trong các Nghị định của Chính phủ được thực tế chứng minh phù hợp với sự phát triển của Thủ đô trong giai đoạn mới. “Các quy định của dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, tuân thủ Hiến pháp năm 2013 và đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam”, ông Tuyến cho biết.

Góp ý cụ thể về chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ công chức, viên chức Thủ đô tại dự thảo Luật, ông Nguyễn Hồng Tuyến đề nghị mức thu nhập tăng thêm được áp dụng như chính sách đang thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh: Bằng 1,8 lần mức lương công chức, viên chức, người lao động đang được hưởng.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Đề nghị mở rộng đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm
Hội Luật gia Hà Nội góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Luật sư Nguyễn Quốc Tuấn - Hội Luật gia quận Ba Đình cũng góp ý về quy định chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô tại Điều 19 dự thảo Luật.

Theo đó Khoản 1 Điều 19 quy định: “Thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm 100% chi thường xuyên do thành phố Hà Nội quản lý theo năng lực, hiệu quả công việc, ngoài việc thực hiện chi thu nhập tăng thêm theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng chung trong cả nước.

Tổng mức chi phù hợp với khả năng ngân sách của thành phố Hà Nội và không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý”.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn cho rằng, ngoài cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị được quy định cụ thể nói trên, để góp phần thu hút nhân lực chất lượng cao vào cống hiến cho sự nghiệp phát triển của Thủ đô, cần bổ sung thêm đối tượng là viên chức làm việc trong tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp cũng được hưởng chế độ chi thu nhập tăng thêm này.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hồng Tuyến góp ý, dự thảo Luật còn sử dụng nhiều thuật ngữ mang tính định tính, mệnh đề (ví dụ: “quy mô lớn”, “ý nghĩa lớn”, “trường hợp đặc biệt”, “nếu”, “có thể”) khó áp dụng và thực hiện, cần được rà soát sửa đổi, bổ sung, thay thể các thuật ngữ mang tính định tính, mệnh đề, quy phạm hóa các khoản, các điều mang tính nghị quyết. Các quy định trong dự thảo Luật cần ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.

Cũng theo ông Tuyến, tại Điều 30 về quản lý sử dụng đất đai, cần bỏ câu “và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” vì quy định này không khả thi, và nên quy định như dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi được hỗ trợ để có nơi ở, có thu nhập, ổn định đời sống, sản xuất.

Hiện, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã Chính phủ xem xét, thông qua hồ sơ dự án Luật trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023). Báo cáo của Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân Thành phố cho biết, Dự thảo Luật được Chính phủ đánh giá cao và đã được thông qua, đồng thời chỉ đạo Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục phối hợp hoàn thiện hồ sơ, chỉnh lý một số nội dung.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

(LĐTĐ) Với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị địa bàn dân cư, phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị tiếp tục triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực nhất để Luật đi vào cuộc sống.
Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng

Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) là một trong những khung chính sách bản lề có ý nghĩa đặc biệt thúc đẩy giao thông Hà Nội đồng bộ. Khi đi vào cuộc sống, Luật Thủ đô sẽ kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho xây dựng hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông của Thành phố.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Công trình xây dựng sai quy hoạch; công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, xây dựng trên đất bị lấn, chiếm... thuộc các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định của Luật Thủ đô 2024.
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội đang vào cuộc đồng bộ, rà soát, xác định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao để Luật sớm đi vào cuộc sống, từ đó góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng “văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 254/KH-UBND về tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Xem thêm
Phiên bản di động