Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội

(LĐTĐ) Theo phương án đề xuất của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý có 7 chương, 54 điều, giảm 5 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội.
Hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bảo đảm chất lượng và tiến độ Doanh nghiệp đề xuất Hà Nội ứng dụng máy bay không người lái trong tương lai gần

Nội dung không tiếp thu sẽ được giải trình đầy đủ, thuyết phục, có cơ sở

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định vừa làm việc với Ủy ban Pháp luật, Bộ Tư pháp và thành phố Hà Nội về tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Ngay sau kỳ họp, thực hiện nhiệm vụ theo phân công, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp - cơ quan chủ trì soạn thảo, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan hữu quan đã có nhiều buổi làm việc để nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật.

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy cho biết, theo phương án đề xuất của UBND thành phố Hà Nội, dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý có 7 chương, 54 điều, giảm 5 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội. Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng nhấn mạnh nguyên tắc nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội và các cơ quan thẩm tra. Những nội dung không tiếp thu sẽ được giải trình đầy đủ, thuyết phục, có cơ sở; bảo đảm mọi ý kiến của các đại biểu đều được nghiên cứu tiếp thu, giải trình đầy đủ.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì buổi làm việc với Ủy ban Pháp luật, Bộ Tư pháp và thành phố Hà Nội. Ảnh: Quốc hội

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, các cơ quan sẽ tiếp thu tối đa ý kiến của đại biểu đối với một số nội dung: tăng cường cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực trên địa bàn phường khi không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND); đổi mới phương thức hoạt động, cách thức làm việc của HĐND Thành phố; doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, khởi nguồn của các trường đại học; phát triển nhà ở; phát triển nông nghiệp...

Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu để bổ sung làm rõ hơn về thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; mô hình khu phát triển thương mại văn hóa; quản lý, khai thác không gian ngầm phù hợp với Luật Đất đai; phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD); liên kết, phát triển vùng Thủ đô.

Tạo sự đồng thuận trong xã hội

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 7 tới là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng của Quốc hội nhiệm kỳ này.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Luật Thủ đô là đạo luật có tính chất đặc biệt, đặc thù, đa ngành, đa lĩnh vực, phân cấp, phân quyền, trao quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, quy định cơ chế chính sách đặc thù để giải phóng và phát huy nguồn lực, huy động nguồn lực để xây dựng và phát triển Thủ đô; vừa tạo thuận lợi hơn về cơ chế, chính sách cho Thủ đô vừa giao trách nhiệm nặng nề hơn, đặt ra yêu cầu cao hơn về phát triển.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu kết luận buổi làm việc. Ảnh: Quốc hội

Do đó, nguyên tắc của việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật phải bảo đảm nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và các cơ quan thẩm tra. Đối với những nội dung không tiếp thu thì giải trình đầy đủ, thuyết phục, có cơ sở, bảo đảm mọi ý kiến của đại biểu Quốc hội đều được nghiên cứu tiếp thu, giải trình đầy đủ.

Việc tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật phải bám sát các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất không chỉ trong nội tại của dự thảo Luật mà trong cả hệ thống pháp luật. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các cơ quan phải rà soát thật kỹ toàn bộ dự thảo Luật, đặc biệt là những điều khoản có liên quan trực tiếp với nhau để có cách thể hiện thống nhất.

Trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, nếu phát hiện những nội dung, vấn đề mới, chưa được đại biểu Quốc hội hoặc cơ quan thẩm tra nêu trong quá trình thẩm tra, cho ý kiến nhưng thấy rằng cần được bổ sung vào dự thảo Luật để bảo đảm tốt hơn về chất lượng, khả thi hơn thì các cơ quan mạnh dạn đề xuất, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, cơ quan đề xuất bổ sung nội dung cần có đánh giá tác động bổ sung, làm rõ cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, rõ số liệu, phân tích chính sách kỹ và đề xuất cụ thể nội dung đưa vào dự thảo Luật.

Trường hợp nội dung tiếp thu, chỉnh lý khác với nội dung Chính phủ đã trình Quốc hội thì đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo chủ động báo cáo, xin ý kiến của Chính phủ để bảo đảm tính đồng thuận, thống nhất khi trình Quốc hội xem xét, thông qua…

Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao tinh thần chủ động, trách nhiệm, cầu thị của cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo và thành phố Hà Nội trong việc tổ chức nghiên cứu, đề xuất nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật.

Đồng thời, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thường trực Ủy ban Pháp luật chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo, UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan có liên quan khẩn trương tiến hành rà soát, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật; làm việc trực tiếp với các Bộ, ngành về phương án tiếp thu, chỉnh lý đối với từng nhóm chính sách; phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức hội thảo, tọa đàm về những nội dung, chính sách mới, đặc thù, đột phá trong dự thảo Luật để tạo sự đồng thuận trong xã hội…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao trải nghiệm di chuyển tuyến metro số 1

Nâng cao trải nghiệm di chuyển tuyến metro số 1

(LĐTĐ) Hợp tác giữa Công ty TNHH MTV Đường sắt số 1 Thành phố Hồ Chí Minh (HURC1) và Công ty TNHH Grab (Grab Việt Nam) nhằm đóng góp vào việc quản lý, phát triển giao thông vận tải và phát triển các dịch vụ, sản phẩm phục vụ giao thông thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM); thúc đẩy việc tiếp cận và sử dụng tuyến metro số 1 nói riêng và hệ thống phương tiện giao thông công cộng nói chung.
Trao học bổng Mottainai cho con công nhân lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Trao học bổng Mottainai cho con công nhân lao động ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 12/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Báo Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp tổ chức trao 20 suất học bổng Mottainai “Trao yêu thương - Nhận hạnh phúc” (mỗi suất gồm 3 triệu đồng tiền mặt và quà bằng hiện vật) cho con của công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tại Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội.
Giảm giá, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có khả năng mua nhà ở xã hội

Giảm giá, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có khả năng mua nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Theo Luật Thủ đô, Hội đồng nhân dân Thành phố quy định cơ chế, chính sách, biện pháp ưu đãi, hỗ trợ đối với dự án phát triển nhà ở, nhà lưu trú bố trí cho người lao động làm việc tại khu công nghệ cao, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Tuyên truyền các chủ đề lớn hướng đến Đại hội lần thứ XIV của Đảng

Tuyên truyền các chủ đề lớn hướng đến Đại hội lần thứ XIV của Đảng

(LĐTĐ) Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 166-KH/BTGTU về tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Sớm đưa các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vào cuộc sống

Sớm đưa các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vào cuộc sống

(LĐTĐ) Sau 3,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 20 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, ngay sau kỳ họp, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, xây dựng kế hoạch, chủ động tổ chức triển khai, đảm bảo các Nghị quyết của HĐND Thành phố được tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ, sớm đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh

(LĐTĐ) Nhằm góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh khi tham gia giao thông, đồng thời xây dựng văn hóa giao thông từ nhà trường; thời gian qua, nhiều đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông.
Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi

Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi

(LĐTĐ) Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Thanh Nhàn đã tiếp nhận và điều trị gần 40 bệnh nhân mắc sởi. Đa số các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, ho và sổ mũi.

Tin khác

Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân trong việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, và bền vững. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, cùng với chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chờ ngày Luật có hiệu lực đang được thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện với quyết tâm lớn.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

(LĐTĐ) Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Những chính sách trong Luật Thủ đô năm 2024 sẽ tạo đột phá cho sự phát triển và nâng tầm đô thị của Thủ đô. Đây cũng là nền tảng quan trọng mở đường đưa Thủ đô Hà Nội tiến lên một vị thế mới, xứng tầm là hạt nhân, trung tâm hội tụ, lan tỏa của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới.
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

(LĐTĐ) Với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị địa bàn dân cư, phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị tiếp tục triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực nhất để Luật đi vào cuộc sống.
Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng

Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) là một trong những khung chính sách bản lề có ý nghĩa đặc biệt thúc đẩy giao thông Hà Nội đồng bộ. Khi đi vào cuộc sống, Luật Thủ đô sẽ kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho xây dựng hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông của Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động