Đưa văn hóa là động lực phát triển bền vững

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong mong muốn UNESCO hỗ trợ, giúp đỡ Hà Nội trong việc phát huy giá trị các di sản văn hóa; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong việc đẩy mạnh chương trình giáo dục di sản cho thế hệ trẻ; đào tạo nhân lực trong lĩnh vực văn hóa...
Xã Trầm Lộng đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba Nhiều doanh nhân trẻ sẽ tham dự “Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp năm 2022” Lãnh đạo thành phố Hà Nội chúc mừng các cơ quan báo chí

Ngày 17/6, làm việc với Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cảm ơn sự hợp tác, hỗ trợ của UNESCO đối với Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong những năm qua. Đặc biệt là hỗ trợ Hà Nội xây dựng hồ sơ, tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO.

Nêu những đặc điểm nổi bật về lịch sử, văn hóa của Thủ đô, ông Nguyễn Văn Phong cho biết, Hà Nội là địa phương có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa, trong đó số di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng và số làng nghề truyền thống của Hà Nội chiếm 1/3 cả nước. Hà Nội cũng là nơi sinh sống, làm việc của 65% đội ngũ trí thức cả nước; nơi tập trung gần 70% các trường đại học, học viện, cao đẳng của cả nước...

Đưa văn hóa là động lực phát triển bền vững
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong làm việc với Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart. (Ảnh: Lương Toàn)

Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Hà Nội đã cụ thể hóa những cam kết khi tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo, với những giải pháp cụ thể cả trước mắt và lâu dài. Trước hết là đưa nội dung tham gia thành phố sáng tạo vào những chủ trương, định hướng phát triển của Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xác định phát triển du lịch văn hóa, công nghiệp văn hóa dựa trên nền tảng thành phố sáng tạo là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng phát triển bền vững Thành phố.

Cùng với đó, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hóa; Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố ban hành kế hoạch thực hiện các cam kết khi tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo; tổ chức các sự kiện, mở rộng các không gian sáng tạo, không chỉ dừng lại ở khu vực nội thành, mà còn ở các khu vực ngoại thành. Ngoài ra, Thành phố cũng đưa vào kế hoạch đầu tư trung tâm thiết kế sáng tạo của Hà Nội; xây dựng chương trình truyền hình tài năng sáng tạo của Thành phố...

Cho rằng hợp tác quốc tế về văn hóa là nhu cầu không chỉ của Hà Nội, mà còn của toàn cầu, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong mong muốn UNESCO giúp đỡ Hà Nội trên một số lĩnh vực, nhất là việc triển khai các cam kết của Hà Nội khi tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo; chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp chuyên gia, tài liệu để Hà Nội đăng cai, tổ chức thành công diễn đàn các thành phố sáng tạo trong năm 2023.

Đồng thời hỗ trợ Hà Nội trong việc phát huy giá trị các làng nghề truyền thống; chia sẻ kinh nghiệm trong việc huy động nguồn lực xã hội tham gia vào các hoạt động bảo tồn văn hóa, xây dựng Thành phố sáng tạo; hỗ trợ xây dựng kế hoạch, phát huy vai trò của truyền thông đối với các hoạt động sáng tạo...

Đưa văn hóa là động lực phát triển bền vững
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tặng quà lưu niệm cho Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart. (Ảnh: Lương Toàn)

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong mong muốn UNESCO hỗ trợ, giúp đỡ Hà Nội trong việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, nhất là Hoàng Thành Thăng Long. Trong đó, hỗ trợ Hà Nội và đồng tổ chức hội thảo khoa học quốc tế nghiên cứu và phát huy giá trị của Hoàng Thành Thăng Long, phấn đấu tổ chức vào tháng 9/2022; đồng hành với Thành phố trong việc nghiên cứu, hoàn thiện dự án bảo tồn, tôn tạo, phục dựng, hoàn trả không gian Điện kính thiên; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong việc đẩy mạnh chương trình giáo dục di sản cho thế hệ trẻ; đào tạo nhân lực trong lĩnh vực văn hóa...

Cảm ơn những chia sẻ của Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, ông Christian Manhart thống nhất cao với những nội dung hợp tác của thành phố Hà Nội và khẳng định đây cũng là mong muốn của UNESCO trong việc đưa văn hóa là động lực phát triển bền vững.

Để triển khai các nội dung đó, ông Christian Manhart mong muốn Hà Nội cử đầu mối để kết nối với UNESCO và các tổ chức quốc tế trong việc triển khai các cam kết khi tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo. Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cũng khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với Hà Nội trong việc bảo vệ, phát huy giá trị toàn cầu của di sản Hoàng Thành Thăng Long.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động