Đừng để thành quả chống dịch bị đổ bể vì "vui" mà ra đường

(LĐTĐ) Chỉ một “đốm nhỏ” có thể bùng cháy cả cánh rừng, đối với đại dịch Covid-19, nếu mỗi người dân không nâng cao ý thức phòng, chống và trách nhiệm công dân trước cộng đồng thì cái giá phải trả sẽ rất đắt.
Nới lỏng nhưng không lơi lỏng Hà Nội không quy định phân vùng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch từ 21/9

Sau 4 lần thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống làn sóng thứ 4 đại dịch Covid-19, Hà Nội đã cơ bản kiểm soát được tình hình. Các “điểm nóng” về dịch bệnh được khống chế, số ca nhiễm trong cộng đồng giảm (từ 49,15% xuống 10,6%), số ca chuyển nặng phải chuyển tầng điều trị giảm, tỷ lệ chữa khỏi tăng...

Dựa trên tình hình thực tế, qua tham vấn ý kiến các chuyên gia, ngày 20/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Chỉ thị số 22 về việc điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới, có hiệu lực từ 6h ngày 21/9.

Đừng để thành quả chống dịch bị đổ bể vì
Sự thiếu ý thức của một bộ phận người dân sẽ khiến công tác phòng, chống dịch của chính quyền Thành phố gặp khó khăn. (Ảnh: Người dân đổ ra đường tại các tuyến phố trung tâm Thủ đô đón Trung thu đêm 21/9 - Nguồn: KTĐT)

Điều cần nhấn mạnh, Chỉ thị số 22 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố bên cạnh việc cho phép nới lỏng các hoạt động xã hội như không áp dụng quy định giấy đi đường, nhưng vẫn nêu rất chi tiết về việc các cơ quan, công sở, doanh nghiệp chỉ bố trí khoảng 50% cán bộ, nhân viên đi làm, còn lại làm online (đến cơ quan làm luân phiên). Đồng thời, các đơn vị nếu họp chỉ được phép tối đa không có quá 20 người, khu vực công cộng không quá 10 người.

Cạnh đó, Thành phố cũng khuyến cáo người dân chỉ ra đường khi thực sự cần thiết, nghiêm túc thực hiện giãn cách theo nguyên tắc 5K. Nói một cách ngắn gọn, từ thực hiện giãn cách theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng đến thời điểm 6h ngày 21/9, Thành phố áp dụng linh hoạt theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng. Xin nhấn mạnh, nới lỏng một số hoạt động chứ không phải đã trở về trạng thái bình thường mới.

Quy định chi tiết và cụ thể là như vậy, nhưng tiếc thay nhiều người dân ý thức phòng, chống dịch vẫn còn rất kém. Điển hình nhất, trong chiều và tối 21/9 (Rằm Trung thu) trên một số tuyến phố quanh khu vực Hồ Gươm, người dân đã “đổ” ra đường quá đông, nhìn những hình ảnh tối Trung thu không ai nghĩ chúng ta đang sống trong thời điểm đại dịch.

Sau khi tiến hành tiêm chủng và xét nghiệm sàng lọc Covid-19 trên quy mô toàn Thành phố, xét trên tình hình thực tế, Thành phố đã quyết định không thực hiện giãn cách xã hội mà cho phép nới lỏng các hoạt động trên nguyên tắc đảm bảo an toàn phòng dịch là ưu tiên số một. Tiếc thay, khi thực hiện nới lỏng xã hội thì một bộ phận người dân đang rất chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng, chống dịch.

Để có được thành quả chống dịch như hiện tại ngoài sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, sự điều hành khoa học, năng động, quyết liệt và linh hoạt của Ủy ban nhân dân Thành phố, còn là công sức của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu gồm đội ngũ y bác sĩ, công an, các cấp chính quyền phường, xã, tổ dân phố… họ đã không quản hiểm nguy, gian khó ngày đêm “miệt mài” chống dịch để bảo vệ an toàn cho Thủ đô và sức khỏe của nhân dân.

“Giành được thành quả đã khó, giữ được thành quả còn khó hơn nhiều”. Muốn giữ được thành quả trong phòng, chống dịch, muốn cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới không còn cách nào khác mỗi người dân cần phải nâng cao ý thức và trách nhiệm công dân trước cộng đồng!

Đừng để kết quả phòng chống dịch của Thành phố bị ảnh hưởng nếu mỗi người dân còn thiếu ý thức đổ ra đường như tối Trung thu!

L.Hà

Nên xem

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thuế, qua quá trình phân tích số liệu thu thập được do các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp, vẫn còn hiện tượng dữ liệu không đầy đủ, thiếu tin cậy, phải rà soát lại mới có thể sử dụng phục vụ cho công tác quản lý thuế.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.

Tin khác

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Đất nước đã đi được chặng đường gần 40 năm đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Những thành tựu đạt được trên bình diện kinh tế - đối ngoại… là chưa từng có. Song để hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường vào thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, cần phải có những bước đột phá chiến lược.
Đoàn kết vì mục tiêu chung

Đoàn kết vì mục tiêu chung

(LĐTĐ) Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chính vì thế, ngày 18/11 hằng năm được lấy làm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,52% tổng số đại biểu Quốc hội).
Xây trường và học phí

Xây trường và học phí

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế với nhiều loại hình nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu ngân sách nhiều nhất để Nhà nước đầu tư tốt nhất cho chính sách an sinh - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh; dân chủ, công bằng, văn minh.
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

(LĐTĐ) Chỉ với 21,7 km thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) có tổng mức đầu tư trên 8.100 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2027, song đến thời điểm này “chưa chắc” về đích đúng tiến độ là điển hình về các điểm nghẽn liên quan đến các luật Đầu tư công, Quy hoạch và một số vấn đề khác.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Xem thêm
Phiên bản di động