Duy trì nguồn thu kinh phí Công đoàn 2%: Bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động

Đại biểu Hoàng Ngọc Định (Đoàn tỉnh Hà Giang) cho rằng, việc kế thừa giữ nguyên mức đóng 2% kinh phí Công đoàn là hoàn toàn hợp lý, nhằm bảo đảm phúc lợi, ổn định cho người lao động.
Đại biểu Quốc hội nhất trí tiếp tục quy định kinh phí công đoàn là 2% Đa số đại biểu đồng tình việc tiếp tục duy trì 2% kinh phí công đoàn

Chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) quy định, kinh phí Công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đây cũng là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm trong phiên thảo luận của Quốc hội ngày 18/6.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn tỉnh Bình Dương) bày tỏ đồng thuận cao với việc duy trì nguồn thu kinh phí Công đoàn 2%. Theo đại biểu, nguồn thu kinh phí Công đoàn được duy trì từ năm 1957 đến nay và kinh phí Công đoàn được sử dụng tại Công đoàn cơ sở là chủ yếu để trực tiếp chăm lo cho đoàn viên, người lao động.

Duy trì nguồn thu kinh phí Công đoàn 2%: Bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động
Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn tỉnh Bình Dương). Ảnh: Quốc hội.

Vẫn theo đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân, theo một số kết quả nghiên cứu thì kinh phí Công đoàn chiếm tỉ trọng nhỏ trong chi phí của doanh nghiệp, và qua khảo sát thực tế tại nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, vấn đề vướng mắc chủ yếu do thủ tục hành chính về điều kiện kinh doanh và cần nâng cao thể chế về hoàn thiện pháp luật, rất ít các kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến vấn đề trích nộp kinh phí Công đoàn 2%. Do đó, có thể nói vấn đề kinh phí 2% Công đoàn không phải là gánh nặng cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) cũng đã bổ sung một số nội dung để phù hợp với thực tiễn, như quy định tạm dừng, miễn, giảm đóng kinh phí hoạt động công đoàn đối với tổ chức, doanh nghiệp gặp khó khăn,.

Đại biểu Hoàng Ngọc Định (Đoàn tỉnh Hà Giang) cho rằng việc kế thừa giữ nguyên mức đóng 2% kinh phí Công đoàn là hoàn toàn hợp lý, nhằm bảo đảm phúc lợi, ổn định cho người lao động, góp phần làm cho tổ chức Công đoàn thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo và bảo vệ đoàn viên, người lao động.

Duy trì nguồn thu kinh phí Công đoàn 2%: Bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động
Đại biểu Hoàng Ngọc Định (Đoàn tỉnh Hà Giang). Ảnh: Quốc hội.

Đại biểu cho biết, kinh phí Công đoàn 2% do doanh nghiệp đóng được pháp luật cho phép hạch toán vào giá thành của sản phẩm. Về bản chất, việc quy định thu gián tiếp 2% theo quy định của Luật Công đoàn là để phục vụ cho việc chăm lo, bù đắp lại hao phí sức lao động của người lao động.

Thực tiễn nghiên cứu cho thấy việc đóng 2% kinh phí Công đoàn chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí của doanh nghiệp mà lại được tính vào giá thành sản xuất kinh doanh, khoảng 0,2% đối với doanh nghiệp gia công và 0,14% đối với doanh nghiệp khác.

Do vậy, đại biểu Hoàng Ngọc Định cho rằng, mặc dù làm tăng chi phí doanh nghiệp, nhưng về tổng thể mức đóng 2% vẫn nằm trong phạm vi chấp nhận được đối với sức chịu đựng của các tổ chức, doanh nghiệp. Trong quá trình đàm phán các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thì các đối tác không phản đối về vấn đề này.

Bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động

Ủng hộ tiếp tục duy trì mức thu kinh phí Công đoàn như hiện nay, đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đoàn thành phố Đà Nẵng) nhìn nhận, nguồn kinh phí Công đoàn được sử dụng vừa mang lại lợi ích cho người lao động và cả người sử dụng lao động, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

Duy trì nguồn thu kinh phí Công đoàn 2%: Bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động
Đại biểu Nguyễn Duy Minh (Đoàn thành phố Đà Nẵng). Ảnh: Quốc hội.

Theo đại biểu, tài chính Công đoàn độc lập, không phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước là nội dung quan trọng trong các tiêu chuẩn lao động quốc tế, đã trở thành thông lệ. Qua khảo sát tại các Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp nhiều năm qua, phần lớn Ban Chấp hành Công đoàn đã công khai cho đoàn viên và người lao động biết về quyền lợi hằng năm mà họ được hưởng, ví dụ như các chế độ thăm hỏi ốm đau, quà Tết, chi ngày 8/3, 20/10, chi 1/6, Tết Trung thu và chi Ngày Quốc tế Lao động...

Đại biểu Đào Chí Nghĩa (Đoàn thành phố Cần Thơ) cũng thống nhất với việc tiếp tục quy định thu 2% kinh phí Công đoàn.

Duy trì nguồn thu kinh phí Công đoàn 2%: Bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động
Đại biểu Đào Chí Nghĩa (Đoàn thành phố Cần Thơ). Ảnh: Quốc hội.

Đồng thời, theo đại biểu, dự thảo Luật quy định trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến không có khả năng đóng kinh phí Công đoàn thì sẽ được xét miễn, giảm hoặc tạm dừng đóng là phù hợp để bảo đảm khi doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ được xem xét miễn, giảm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có điều kiện hoạt động trở lại bình thường, việc này cũng tạo điều kiện cho người lao động không bị mất việc.

Đáng quan tâm, đại biểu thành phố Cần Thơ đề nghị bổ sung biện pháp, chế tài đối với các doanh nghiệp cản trở, trì hoãn việc thành lập Công đoàn hoặc không đảm bảo thời gian cho cán bộ công đoàn không chuyên trách thực hiện nhiệm vụ của Công đoàn tại đơn vị, doanh nghiệp của mình nhằm bảo đảm tính hiệu quả và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tái hiện hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN

Tái hiện hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN

Ngày 25/2, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Triển lãm ảnh với chủ đề “Hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN” (28/7/1995 - 28/7/2025). Triển lãm là một trong những hoạt động kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và góp phần vào thành công của Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.
Kịp thời cứu một phụ nữ trầm cảm có ý định tự tử

Kịp thời cứu một phụ nữ trầm cảm có ý định tự tử

Ngày 25/2, Công an thành phố Hà Nội thông tin về việc đã giải cứu an toàn một người phụ nữ có ý định tự tử từ trên tầng 18 tòa nhà chung cư Nguyễn Đức Cảnh (phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Hà Nội bổ sung danh mục 14 dự án thu hồi đất năm 2025 với tổng diện tích 772,5ha

Hà Nội bổ sung danh mục 14 dự án thu hồi đất năm 2025 với tổng diện tích 772,5ha

Ngày 25/2, tại Kỳ họp thứ 21 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Nộp tiền sử dụng đất đối với loại đất nông nghiệp không có giấy tờ như thế nào?

Nộp tiền sử dụng đất đối với loại đất nông nghiệp không có giấy tờ như thế nào?

Trả lời kiến nghị của cử tri về đất nông nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ đã quy định chi tiết việc tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tại Nghị định số 103/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ (điểm b khoản 1 Điều 10 và Điều 8).
Bạn cần biết những lý do không nên sử dụng chế độ tối trên Smartphone

Bạn cần biết những lý do không nên sử dụng chế độ tối trên Smartphone

Chế độ tối hiện nay đã trở thành một tính năng phổ biến trên hầu hết các thiết bị như smartphone và laptop, với mục tiêu giảm mỏi mắt và tiết kiệm pin. Tuy nhiên, không phải ai cũng thấy chế độ này tối ưu, và dưới đây là một số lý do giải thích tại sao bạn có thể cân nhắc trước khi sử dụng chế độ tối trên thiết bị của mình.
Tiêu chí thực hiện đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án sử dụng đất

Tiêu chí thực hiện đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án sử dụng đất

Sáng 25/2, tại kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.
Thông qua Nghị quyết hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng các cơ sở giáo dục công lập

Thông qua Nghị quyết hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng các cơ sở giáo dục công lập

Thành phố Hà Nội dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ 10% tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP năm học 2024-2025 khoảng 254.741 triệu đồng. Thời gian thực hiện từ năm học 2024-2025 (được tính từ tháng 7/2024 đến hết tháng 8/2025).

Tin khác

Tái hiện hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN

Tái hiện hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN

Ngày 25/2, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Triển lãm ảnh với chủ đề “Hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN” (28/7/1995 - 28/7/2025). Triển lãm là một trong những hoạt động kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và góp phần vào thành công của Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.
Tiêu chí thực hiện đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án sử dụng đất

Tiêu chí thực hiện đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án sử dụng đất

Sáng 25/2, tại kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.
Thông qua Nghị quyết hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng các cơ sở giáo dục công lập

Thông qua Nghị quyết hỗ trợ kinh phí thực hiện chế độ tiền thưởng các cơ sở giáo dục công lập

Thành phố Hà Nội dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ 10% tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP năm học 2024-2025 khoảng 254.741 triệu đồng. Thời gian thực hiện từ năm học 2024-2025 (được tính từ tháng 7/2024 đến hết tháng 8/2025).
Sau sắp xếp, Hà Nội có 15 sở và 1 cơ quan tương đương sở

Sau sắp xếp, Hà Nội có 15 sở và 1 cơ quan tương đương sở

Sáng 25/2, tại Kỳ họp 21 (Kỳ họp chuyên đề), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết thành lập cơ quan chuyên môn và tổ chức hành chính khác thuộc thành phố Hà Nội.
Tổ chức chính quyền địa phương: Đổi mới để thúc đẩy sự phát triển

Tổ chức chính quyền địa phương: Đổi mới để thúc đẩy sự phát triển

Chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy đang được triển khai quyết liệt. Từ ngày 1/3/2025, theo Nghị quyết 176 của Quốc hội, các bộ, cơ quan ngang bộ mới được thành lập sẽ chính thức hoạt động. Với bộ máy chính quyền địa phương các cấp, việc tinh gọn, sắp xếp cũng đang được đặt ra, theo tinh thần của Kết luận số 126-KL/TW là nghiên cứu bỏ cấp trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan

Chiều 24/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa nhân dịp Bộ trưởng đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23 - 25/2.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Chiều 24/2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.
Ngân hàng Nhà nước có 20 đơn vị trực thuộc sau khi tinh gọn

Ngân hàng Nhà nước có 20 đơn vị trực thuộc sau khi tinh gọn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 26/2025/NĐ-CP ngày 24/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025.
Cơ cấu tổ chức mới, Bộ Nội vụ giảm 13 đầu mối

Cơ cấu tổ chức mới, Bộ Nội vụ giảm 13 đầu mối

Nghị định 25/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ có hiệu lực từ 1/3/2025. Theo Nghị định, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Nội vụ gồm 22 đơn vị.
Tăng cường hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Thái Lan

Tăng cường hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Thái Lan

Ngày 24/2, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa.
Xem thêm
Phiên bản di động