Duyệt phim ở ta có khắt khe hơn một số quốc gia khác?

Câu chuyện duyệt phim nóng lên trong đời sống điện ảnh hôm nay khi một số phim Việt bị cấm phổ biến gần đây hoặc bị xử phạt hành chính vì vi phạm Luật Điện ảnh.
Điện ảnh về đề tài nông thôn thời hiện đại: Cần đột phá, sáng tạo hơnNhìn lại điện ảnh Việt nửa đầu 2021
Cảnh phim “Người lắng nghe: Lời thì thầm” của đạo diễn Khoa Nguyễn. Ảnh chụp lại từ màn hình
Cảnh phim “Người lắng nghe: Lời thì thầm” của đạo diễn Khoa Nguyễn. Ảnh chụp lại từ màn hình

Dĩ nhiên, mỗi nước có một nền văn hóa khác nhau, vì thế yếu tố “thuần phong mỹ tục” cũng sẽ khác nhau, tuy nhiên việc so sánh, đối chiếu duyệt phim ở ta so với một số nước là điều cần thiết, nhất là khi dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội thông qua, dự kiến vào tháng 10 năm nay.

Vì sao phải duyệt phim?

Câu trả lời đơn giản vì phim có tính phổ biến sâu rộng tới nhiều lớp đối tượng khán giả khác nhau, trong khi có thể hàm chứa nhiều yếu tố như tình dục, khỏa thân, bạo lực, kinh dị, ma túy - chất gây nghiện… Có phim phù hợp với đối tượng này, nhưng lại không thích hợp cho một bộ phận người xem khác và ngược lại. Có cảnh bắn giết phù hợp trong phim hành động nhưng đưa vào phim tình cảm lại hoàn toàn phản tác dụng...

Nhưng tác động của phim ảnh rất mạnh, chả thế mà nhiều thủ phạm giết người ở tuổi vị thành niên khi bị bắt khai là bị kích động muốn làm theo mẫu “người hùng” của phim.

Đó là chưa kể văn hóa, phong tục tập quán mỗi nước khác nhau, mỗi châu lục khác nhau.

Bởi thế, nhiều quốc gia phải thành lập hội đồng duyệt phim gồm nhiều thành viên từ nhà phê bình, đạo diễn, biên kịch và đại diện một số cơ quan khác có liên quan, trong nhiều trường hợp khó xử còn mời thêm một số chuyên gia từng lĩnh vực chuyên môn hẹp. Ở nhiều nước như: Trung Quốc, Hàn quốc, Australia, Singapore, Ấn Độ… việc kiểm duyệt phim sẽ do cơ quan chuyên trách thuộc chính phủ đảm nhiệm chứ không giao cho các đơn vị tư nhân. Riêng ở Hoa Kỳ thì việc kiểm duyệt, đánh giá được giao cho Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ (MPAA) nhưng vẫn có các cơ quan kiểm duyệt phim ảnh trực thuộc chính phủ ở các tiểu bang để kiểm duyệt phim phát hành trong lãnh thổ tiểu bang đó.

Tương đồng và khác biệt

Hiện ở ta, việc phân loại phim có 4 mức: Phổ biến rộng rãi, C13 (cấm khán giả dưới 13 tuổi), C16 (cấm khán giả dưới 16 tuổi), C18 (cấm khán giả dưới 18 tuổi).

Hoa Kỳ đưa ra 5 mức phân loại phim là G (phổ biến rộng rãi), PG (từ 9 tuổi trở lên), PG-13 (13+), R (16+) và NC-17 (17+). Hệ thống phân loại của Hàn Quốc cũng có 5 mức: Toàn thể khán giả, Khán giả trên 12 tuổi, Khán giả trên 15 tuổi, Chỉ dành cho người lớn (cấm khán giả dưới 18 tuổi) và Chiếu hạn chế - phim chiếu trong phạm vi nhất định để tuyên truyền, quảng cáo vì chúng thể hiện thái quá sự dâm ô, bạo lực, các hành vi xã hội…

Phân loại phim của Ủy ban phân loại điện ảnh Vương quốc Anh nhiều nhất với 7 mức độ: U (Phổ biến) - Dành cho mọi lứa tuổi, PG - Trẻ em nên xem cùng cha mẹ. 12 - Cấm trẻ em dưới 12 tuổi. 15 - Cấm trẻ em dưới 15 tuổi. 18 - Cấm trẻ em dưới 18 tuổi, áp dụng với phim tương đương mức R của Hoa Kỳ. R18 - Phim có nội dung khiêu dâm, cấm trẻ em dưới 18 tuổi, đồng thời chỉ được chiếu trong các cửa hàng bán băng đĩa khiêu dâm. Và mức cao nhất là cấm trình chiếu (Banned).

Theo Wikipedia, từ năm 1985 đến năm 2018, Ủy ban phân loại điện ảnh Vương quốc Anh (BBFC) đã cấm 39 bộ phim có những nội dung được xem là vi phạm pháp luật và đạo đức. Ngoài ra, BBFC đã yêu cầu chỉnh sửa, cắt bỏ với rất nhiều bộ phim khác. Như năm 1999, bộ phim chiến tranh “The Dam Busters” (1955) đã bị kiểm duyệt, tất cả các cảnh phim gọi đến tên của một con chó là “Nigger” đã bị xóa (do “Nigger” là từ miệt thị người da đen).

Ngay với Hoa Kỳ, nhiều nhà sản xuất phim gây áp lực với MPAA để bỏ phân loại NC-17 bởi chúng làm cho phim của họ bị thiệt hại nhiều và nhiều tờ báo uy tín từ chối điểm phim, quảng cáo các phim loại NC-17; trong khi nhiều nước thì cấm trình chiếu những phim mà Hoa Kỳ dán nhãn NC-17…

Một số Luật Điện ảnh khác của Trung Quốc hay Singapore cũng rất nghiêm khắc với những phim vi phạm đường lối chính trị, pháp luật của nước đó, chí ít là bị cắt bỏ những đoạn bị coi là vi phạm trước khi trình chiếu, nếu không chấp hành thì phim sẽ bị cấm chiếu. Và chế tài xử phạt của nhiều nước Châu Á khá nặng như Hàn quốc thì người vi phạm có thể bị phạt tù lao động công ích không quá 2 năm.

Còn cảnh “nóng” thì sao?

Về hình ảnh khỏa thân, để phim phổ biến rộng rãi mọi lứa tuổi, Luật Điện ảnh Việt Nam nêu rõ: Không chấp nhận các hình ảnh khỏa thân, trừ phần trên của nam giới, phần trên phía sau của nữ giới không liên quan đến tình dục, không có các hình xăm phản cảm.

Với C13, Luật Điện ảnh ở ta ghi rõ: Không chấp nhận các hình ảnh khỏa thân, trừ các trường hợp sau: Hình ảnh khỏa thân không trực diện phía trước, phía sau của phụ nữ không liên quan đến tình dục, hình ảnh khỏa thân phần trên phía trước của phụ nữ không liên quan đến tình dục hoặc trong các phim khoa giáo, phim liên quan đến y tế, chăm sóc sức khỏe, cách sống của thổ dân, dân tộc thiểu số...

Trong khi C16, không chấp nhận các hình ảnh khỏa thân được miêu tả chi tiết, diễn ra thường xuyên và thời lượng kéo dài, trừ các trường hợp sau: khỏa thân phía sau của nam và nữ, khỏa thân phần trên phía trước của nữ không liên quan đến hoạt động tình dục, không có các hình xăm phản cảm.

Và C18 không chấp nhận các hình ảnh khỏa thân toàn phần, trừ trường hợp các hình ảnh khỏa thân toàn phần đó phù hợp nội dung phim, không miêu tả chi tiết các bộ phận sinh dục, không có các hình xăm phản cảm, không có thời lượng kéo dài…

Thực ra với cảnh “nóng”, luật của ta không quá khắt khe, bằng cớ là xem nhiều phim Mỹ, nhiều khi dán mác R (16+) nhưng tình dục rất nhẹ nhàng và thời lượng ít hơn phim Việt nhiều. Duy có bạo lực thì phim Mỹ “nặng đô” hơn so với rất nhiều phim các nước Châu Âu.

Việc cắt bỏ hay kiểm duyệt phim không phải là chuyện chỉ có ở Việt Nam như nhiều người xưa nay lầm tưởng. Có chăng là sự khác biệt trong việc cấm hay chiếu hạn chế thôi.

Theo Việt Văn/laodong.vn

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/duyet-phim-o-ta-co-khat-khe-hon-mot-so-quoc-gia-khac-938403.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Trải nghiệm văn hóa Ý qua màn ảnh tại Liên hoan phim Italia 2024

Trải nghiệm văn hóa Ý qua màn ảnh tại Liên hoan phim Italia 2024

(LĐTĐ) Liên hoan phim Italia 2024 diễn ra từ ngày 23 đến 28 tháng 9 tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia, số 87 Láng Hạ, quận Ba Đình, hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả Thủ đô một bữa tiệc điện ảnh đầy màu sắc và cảm xúc.
Cánh diều Vàng 2024: Quyền Linh, Phương Anh Đào đoạt giải diễn viên chính xuất sắc phim điện ảnh

Cánh diều Vàng 2024: Quyền Linh, Phương Anh Đào đoạt giải diễn viên chính xuất sắc phim điện ảnh

(LĐTĐ) Lễ trao giải Cánh diều Vàng 2024 diễn ra tại Nhà hát Đó (thành phố Nha Trang) tối 10/9. Quyền Linh, Phương Anh Đào được trao giải Cánh diều Vàng cho Nam/Nữ diễn viên chính xuất sắc của phim điện ảnh.
Điện ảnh Việt Nam nhiều thành tựu sau 50 năm thống nhất đất nước

Điện ảnh Việt Nam nhiều thành tựu sau 50 năm thống nhất đất nước

(LĐTĐ) Sáng 10/9, tại thành phố Nha Trang, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Hội điện ảnh Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Điện ảnh Việt Nam từ khi đất nước thống nhất: 50 năm - một chặng đường” với sự tham dự của các nhà quản lý, tác giả kịch bản, đạo diễn, quay phim, diễn viên điện ảnh…Hoạt động này nằm trong chuỗi chương trình giải thưởng Cánh diều vàng 2024.
Cánh diều vàng 2024: Tạo bệ phóng đưa Nha Trang trở thành thành phố điện ảnh đầu tiên

Cánh diều vàng 2024: Tạo bệ phóng đưa Nha Trang trở thành thành phố điện ảnh đầu tiên

(LĐTĐ) Cánh diều vàng 2024 đang hướng đến một lễ hội điện ảnh - du lịch tầm cỡ quốc gia và khu vực, qua đó tạo bệ phóng đưa thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) vươn mình trở thành thành phố điện ảnh đầu tiên tại Việt Nam, hướng tới phát triển như: Cannes, Berlin, Venice, Busan,Thượng Hải, Tokyo…
Phim Việt bùng nổ doanh thu dịp nghỉ lễ 2/9

Phim Việt bùng nổ doanh thu dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Trong bối cảnh thị trường điện ảnh toàn cầu đang dần hồi phục sau đại dịch, điện ảnh Việt Nam đang chứng kiến một làn sóng mới đầy hứa hẹn. Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 vừa qua đánh dấu một cột mốc đáng nhớ khi có đến 3 bộ phim Việt dẫn đầu phòng vé - một hiện tượng hiếm gặp ngoài dịp Tết Nguyên đán.
Dàn sao Việt hội tụ trong "Độc đạo", phim hình sự đáng mong đợi nhất năm 2024

Dàn sao Việt hội tụ trong "Độc đạo", phim hình sự đáng mong đợi nhất năm 2024

(LĐTĐ) Bộ phim truyền hình "Độc đạo" - tác phẩm mới nhất trong series Cảnh sát hình sự của VTV, hứa hẹn mang đến cho khán giả những phút giây hồi hộp, căng thẳng xen lẫn cảm xúc trong câu chuyện đấu tranh chống tội phạm ở vùng biên giới phía Bắc Việt Nam.
"Hoa sữa về trong gió" - Bức tranh đa sắc về tình mẫu tử và gia đình Việt

"Hoa sữa về trong gió" - Bức tranh đa sắc về tình mẫu tử và gia đình Việt

(LĐTĐ) Trong làn gió se lạnh của mùa thu Hà Nội, hương thơm dịu ngọt của hoa sữa báo hiệu mùa thu đang về. Cũng như vậy, bộ phim truyền hình "Hoa sữa về trong gió" hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả truyền hình Việt Nam một làn gió mới mẻ, đầy cảm xúc khi lên sóng vào ngày 28/8/2024 trên kênh VTV1.
"Vui lên nào anh em ơi", làn gió mới đậm sắc hài hước của phim Việt

"Vui lên nào anh em ơi", làn gió mới đậm sắc hài hước của phim Việt

(LĐTĐ) Bộ phim “Vui lên nào anh em ơi” là dự án phim mới nhất của đạo diễn Vũ Minh Trí. Phim quy tụ nhiều diễn viên nổi tiếng như: Thái Sơn, Huyền Thạch, Anh Đức, Tô Dũng, Hương Giang... hứa hẹn mang tới cho khán giả truyền hình những phút giây hài hước, thú vị.
Phim truyền hình "Sao Kim bắn tim sao Hoả": Góc nhìn đa chiều về hôn nhân gia đình

Phim truyền hình "Sao Kim bắn tim sao Hoả": Góc nhìn đa chiều về hôn nhân gia đình

(LĐTĐ) Nỗi khổ phái yếu, nỗi niềm phái mạnh, những khác biệt về hoàn cảnh, những xung đột trong quan điểm sống sẽ lộ ra tất thảy khi hai người vốn độc lập, xa lạ quyết định "thổi cơm chung", chung sống bên nhau trọn đời. Tất cả được kể dưới góc nhìn đầy thú vị và hài hước trong bộ phim "Sao Kim bắn tim sao Hoả". Bộ phim sẽ lên sóng vào thứ 5, 6 hàng tuần trên VTV3 bắt đầu từ 27/6.
"Gia tài của Ngoại" gây sốt tại các phòng vé Việt

"Gia tài của Ngoại" gây sốt tại các phòng vé Việt

(LĐTĐ) Chính thức ra rạp từ ngày 7/6, phim điện ảnh của Thái Lan "Gia tài của Ngoại" đã gây cơn sốt lớn tại rạp Việt, đồng thời nhận được rất nhiều sự quan tâm trên các nền tảng mạng xã hội Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động