E-logistics: Cơ hội và thách thức của Việt Nam trên thị trường Đông Nam Á

(LĐTĐ) Đặt hàng online và nhận các đơn hàng từ shipper có lẽ hiện đang trở thành một thói quen vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của mọi người bất kể ở thành thị hay nông thôn, đặc biệt là sau hơn hai năm đại dịch Covid-19. Xu thế phát triển của kinh tế số ở Việt Nam cùng Covid-19 vô tình trở thành “cú hích” khiến cho nhu cầu về logistics, đặc biệt là e-logistics (logistics điện tử) bùng nổ.
Giảm chi phí logistics để nâng cao sức cạnh tranh Nâng cao chất lượng, hiệu quả cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Cần cải thiện logistics chặng cuối tại nội đô Hà Nội

E-logistics tăng trưởng vũ bão

Báo cáo từ Công ty nghiên cứu thị trường Statista chỉ ra rằng, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu trong năm 2022, tăng 13,5% so với năm trước. Bên cạnh đó, báo cáo "Nghiên cứu về hình thức kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới" do Công ty bưu chính thương mại điện tử (e-logistics) Ninja Van Group hợp tác Mạng lưới bưu chính DPD Group công bố mới đây cho thấy, người Việt Nam yêu thích việc mua sắm online và đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á ở nhiều chỉ số.

E-logistics: Cơ hội và thách thức của Việt Nam trên thị trường Đông Nam Á
Bên cạnh các dịch vụ logistics trong nội địa, dịch vụ e-logistics xuyên biên giới được cho là sẽ góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tạo cơ hội cho Việt Nam trở thành một trong quốc gia top đầu về e-logistics trong khu vực Đông Nam Á (Ảnh minh họa: BT)

Cụ thể, 73% người trả lời tại Việt Nam cho biết thường xuyên mua hàng trên các nền tảng mua sắm thương mại điện tử (e-commerce) và 59% đã từng nhiều lần đặt hàng hoặc mua sắm trên các website quốc tế. Theo báo cáo, Việt Nam hiện đang chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau Thái Lan với tỉ lệ 16% và ngang bằng với Philippines.

Bên cạnh các cơ hội phát triển bùng nổ do những thay đổi từ hành vi mua sắm của người tiêu dùng, logistics nói chung và e-logistics nói riêng của Việt Nam vẫn phải đối mặt với các thách thức đặc thù, trong đó nổi bật là bài toán về chi phí.

So với các mô hình logistic truyền thống, e-logistics hiện đang phát triển mạnh mẽ. Và theo những người trong cuộc, sẽ có những yếu tố chính đóng vai trò quyết định trong việc giảm thiểu chi phí logistics trong thương mại điện tử.

Ngoài ra, một thách thức khác phải kể đến là sự khác biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn buộc các nhà cung cấp dịch vụ e-logistics phải có những tính toán cũng như chiến lược đầu tư dài hơi để có thể phát triển.

Bên cạnh các dịch vụ logistics trong nội địa, dịch vụ e-logistics xuyên biên giới được cho là sẽ góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tạo cơ hội cho Việt Nam trở thành một trong quốc gia top đầu về e-logistics trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, việc kết nối giữa người mua và người bán xuyên biên giới cũng cần được hỗ trợ đặc biệt.

E-logistics: Cơ hội và thách thức của Việt Nam trên thị trường Đông Nam Á
Các chuyên gia tại tọa đàm “Cơ hội và thách thức nào cho Việt Nam trở thành điểm đến về đầu tư e-logistics tại Đông Nam Á?”

Tại tọa đàm “Cơ hội và thách thức nào cho Việt Nam trở thành điểm đến về đầu tư e-logistics tại Đông Nam Á?”, ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, một chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và logistics cho biết, Covid-19 tác động lớn đến hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên đối với ngành thương mại điện tử thì lại là một chất xúc tác đặc biệt và đã tạo ra một cú hích rất lớn về logistics. Cùng với đà tăng trưởng của thương mại điện tử, logistics cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ.

“Cho đến nay chúng ta thấy rằng, Việt Nam với số người dùng trẻ và tốc độ tiếp cận rất lớn cũng như khả năng dùng công nghệ nhanh và cao, số người dùng phương tiện điện tử thường xuyên đã lên đến khoảng 50-55 triệu người. Như vậy thị trường hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam rất lớn, kéo theo các hoạt động logistics điện tử cũng rất lớn”, ông Trần Thanh Hải nhận định.

Theo ông Trần Thanh Hải, cùng với số lượng giao dịch đơn hàng thương mại điện tử lớn, thì logistics trong thương mại điện tử cũng phải có tăng trưởng để bắt kịp tốc độ phát triển của các đơn hàng. Vì vậy rất cần các doanh nghiệp có đủ năng lực, có tính chuyên nghiệp cao và có mạng lưới phủ rộng để đáp ứng được sự tăng trưởng của mạng lưới thương mại điện tử.

Cơ hội và thách thức

Ông Phan Xuân Dũng - Giám đốc Kinh doanh Công ty Ninja Van Việt Nam, một "kỳ lân" trong lĩnh vực vận chuyển và đã có mặt tại 6 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cho biết, theo báo cáo của Google gần đây nhất đã đánh giá tăng trưởng của thương mại điện tử ở Việt Nam tăng gấp 3 lần, khoảng 52 tỷ đô vào năm 2025. Ninja Van Việt Nam cho rằng, có 3 cơ hội chính đối với logistics Việt Nam để trở thành điểm đến về đầu tư e-logistics tại Đông Nam Á.

E-logistics: Cơ hội và thách thức của Việt Nam trên thị trường Đông Nam Á
Vì logistics phục vụ cho chặng cuối của thương mại điện tử, Ninja Van cũng như các doanh nghiệp logistics có cơ hội mở rộng thêm các loại dịch vụ khác.

Thứ nhất, đó là số lượng đơn hàng. Theo đánh giá của Ninja Van, số lượng đơn hàng thương mại điện tử trong 5 năm vừa qua đã tăng gấp 3 lần. Thứ hai là đối tượng khách hàng mà Ninja Van phục vụ kể cả về người bán và người mua có độ phủ sóng rộng.

“Một trong những trải nghiệm của chúng tôi thấy ở Việt Nam có một đặc thù tương đối khác so với các nước Đông Nam Á, đó là ngoài việc tăng trưởng số lượng khách hàng còn tăng trưởng về độ phủ rộng của khách hàng. Hiện nay khách hàng sử dụng giao dịch thương mại điện tử đã phủ rộng ở 63 tỉnh thành, trong khi Thái Lan thì 90% khách hàng chúng tôi phục vụ là ở Bangkok”, ông Phan Xuân Dũng cho biết.

Cơ hội thứ 3 là về chất lượng dịch vụ. Vì logistics phục vụ cho chặng cuối của thương mại điện tử, Ninja Van cũng như các doanh nghiệp logistics có cơ hội mở rộng thêm các loại dịch vụ khác như hậu cần, kho bãi, đóng gói hàng hóa. Trong thời gian tới Ninja Van sẽ tập trung vào xuất nhập khẩu hàng hóa, liên kết giữa Việt Nam và các nước khác ở khu vực Đông Nam Á, Châu Á…

Ông Phan Xuân Dũng cũng cho rằng các cơ hội này cũng đi cùng 3 thách thức khác. Thứ nhất là liên quan đến số lượng đơn hàng. Khi đơn hàng tăng lên gấp 3, về mặt vận hành nếu làm không khéo sẽ không thể làm giảm chi phí trên đơn hàng. Vì vậy để vận hành tốt, doanh nghiệp phải nghĩ đến nhiều phương án khác nhau, bao gồm cả về công nghệ, đào tạo con người, để làm giảm chi phí trên một đơn hàng xuống vì hiện tại chi phí hậu cần logistics ở Việt Nam tương đối cao hơn các nước khác.

E-logistics: Cơ hội và thách thức của Việt Nam trên thị trường Đông Nam Á
Hiện tại chi phí hậu cần logistics ở Việt Nam tương đối cao hơn các nước khác (Ảnh minh họa: BT)

Về mặt khách hàng, hiện nay dịch vụ đã mở rộng ở 63 tỉnh thành, kéo theo đối tượng khách hàng sẽ nằm ở cả khu vực thành phố và nông thôn. Thói quen nhận hàng cũng có sự khác biệt nhất định. Vì vậy doanh nghiệp cũng phải áp dụng các yếu tố về mặt công nghệ, con người để đưa chất lượng phục vụ tốt nhất đến mọi đối tượng khách hàng.

Về dịch vụ, cơ hội mở ra nhưng cũng đi cùng nhiều thách thức khác nữa. Là làm thế nào có thể tích hợp thêm nhiều dịch vụ khác nhau trên chặng cuối mà vẫn đạt được chất lượng, hiệu quả và đưa đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.

E-logistics sẽ giải bài toán chi phí

Một báo cáo về Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility công bố hồi cuối năm ngoái cho thấy, chi phí logistics của Việt Nam còn cao, chiếm khoảng hơn 20% GDP. Trong khi đó, mức chi phí logistics trung bình trên thế giới, chỉ khoảng 11% GDP.

Đại diện Ninja Van Việt Nam cho biết: “70% chi phí của doanh nghiệp rơi vào khâu từ người nhận hàng đến người giao hàng. “Tính trung bình ở Việt Nam, chúng tôi đưa ra dịch vụ có thể giao hàng 3 lần cho mỗi đơn hàng. Ví dụ nếu khách hàng không nhận được đơn hàng lần thứ nhất (lý do cá nhân), chúng tôi cung cấp dịch vụ miễn phí cho lần giao hàng thứ 2 hoặc thứ 3 nữa. Hiện nay lần giao hàng đầu tiên chỉ rơi vào khoảng 70-80%, còn 20-30% là ở lần giao hàng miễn phí. Chúng tôi phải tìm cách giảm chi phí này xuống bằng cách đảm bảo thành công cao nhất trong lần giao hàng đầu tiên”.

Về bài toán chi phí logistics, Phó cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Trần Thanh Hải cho rằng, chi phí logistic là tổng hợp của nhiều thành phần, trong đó có liên quan đến vấn đề về hạ tầng. Với hạ tầng của Việt Nam hiện nay đang mới có những thay đổi lớn, đó là hạ tầng về cao tốc phát triển nhanh, xây dựng thêm nhiều cảng lớn và có những sân bay mới. Tuy nhiên tính kết nối của hệ thống này vẫn còn là vấn đề phải bàn thêm. Sự lệ thuộc quá lớn vào vận tải đường bộ là một thách thức cho vấn đề về giảm chi phí.

Yếu tố thứ hai là vấn đề liên quan đến năng lực của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ; tính chuyên nghiệp và khả năng đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian, hiệu suất của các doanh nghiệp.

Thứ ba là các vấn đề về thủ tục. Trong hoạt động logistic có liên quan đến thủ tục của các cơ quan quản lý nhà nước như Hải quan. Tốc độ thông quan, tốc độ kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu,… cũng là vấn đề gây tác động lên chi phí.

“Với việc chúng ta ứng dụng được công nghệ vào trong hoạt động logistic sẽ đem lại khả năng giảm bớt chi phí do tự động hóa, giảm bớt sự can thiệp của con người trong các khâu vận hành cung ứng logistic. Việc xử lý hoạt động đó, đặc biệt là với hoạt động thương mại điện tử khi số lượng đơn hàng lớn, đi đến nhiều địa điểm khác nhau thì việc xử lý tự động sẽ giúp giảm thời gian, tăng hiệu suất xử lý đơn hàng, giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp”, ông Hải phân tích.

Chia sẻ trên phương diện cá nhân, Phó cục trưởng Cục xuất nhập khẩu cho biết: “Bản thân tôi cũng là người trải nghiệm mua sắm ở trên mạng, tôi mong muốn người giao hàng phải có thông báo trước thời điểm giao để bố trí thời gian nhận. Nếu gọi điện đôi khi chúng tôi khó nhận cuộc gọi do bận họp hay làm việc, nhân viên giao hàng có thể nhắn tin. Nếu người giao hàng gọi hẹn trước, tần suất giao hàng thành công sẽ cao hơn. Hơn nữa, rất nhiều người từ chối các cuộc gọi từ số máy lạ, ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công khi giao hàng”.

Bảo Thoa

Nên xem

Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khành thành

Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khành thành

(LĐTĐ) Cung thiếu nhi Hà Nội có tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội là 1.376,4 tỷ đồng. Sau 54 tháng thi công, dự kiến chi phí quyết toán dự án là 1.150 tỷ đồng (tiết kiệm trên 10% chi phí đầu tư). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba.
Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

(LĐTĐ) Cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh Trường Tiểu học Khương Mai đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, kết quả, toàn trường đã quyên góp được hơn 281 triệu đồng và nhiều hiện vật.
Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

(LĐTĐ) Microsoft đã đầu tư rất nhiều vào việc tăng cường bảo mật cho Windows. Tường lửa, chương trình diệt vi-rút được kích hoạt tự động, nhiều chức năng bảo mật khác nhau để bảo vệ chống lại vi-rút khởi động và nhiều chức năng khác giúp đảm bảo tin tặc và phần mềm độc hại không thể dễ dàng chiếm đoạt PC chạy Windows.
Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng đêm nay 21/9 và sáng sớm 22/9, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.
Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

(LĐTĐ) Cây Bàng cổ thụ được công nhận là cây di sản, niềm vui mừng, phấn khởi của người dân xứ đảo Bích Đầm là đương nhiên. Vậy còn với những người làm du lịch của tỉnh nhà thì sao? Phải chăng đã đến lúc, ngành Du lịch Khánh Hòa cần tìm hiểu, xây dựng tuyến đườn

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 21/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.148 VND - giảm 19 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,74 - tăng 0,12 điểm.
Vàng nhẫn khan hiếm, nhiều cửa hàng không còn để bán

Vàng nhẫn khan hiếm, nhiều cửa hàng không còn để bán

(LĐTĐ) Ngày 20/9, trong khi giá vàng nhẫn lập đỉnh lịch sử thì nhiều cửa hàng tại Hà Nội tiếp tục thông báo hết vàng nhẫn nên không thể bán, chỉ thu mua của người dân.
Sau bão Yagi, rau xanh khan hiếm, giá cả đắt đỏ

Sau bão Yagi, rau xanh khan hiếm, giá cả đắt đỏ

(LĐTĐ) 2 tuần sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, các mặt hàng thực phẩm vẫn được cả người mua, người bán quan tâm, đặc biệt là rau xanh. Tại một số chợ truyền thống ở Hà Nội, giá rau xanh chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt” do nguồn cung vẫn còn khan hiếm.
Các ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động

Các ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động

(LĐTĐ) Các ngân hàng vẫn tiếp tục tăng lãi suất huy động. Tuy nhiên, nhiều đánh giá cho rằng dư địa tăng lãi suất huy động từ nay đến cuối năm không còn nhiều.
Giá vàng hôm nay (21/9): Vàng nhẫn tiếp tục xác lập đỉnh mới, cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay (21/9): Vàng nhẫn tiếp tục xác lập đỉnh mới, cao nhất lịch sử

(LĐTĐ) Sáng nay (21/9), giá vàng nhẫn tăng mạnh, lên mức kỷ lục 80,40 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất trong lịch sử đối với vàng nhẫn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (20/9), giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh, trong khi đó, vàng miếng trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ.
Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng E5 RON 92 tăng 50 đồng/lít, còn xăng RON 95 tăng 130 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 18 lần, giảm 20 lần.
“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

(LĐTĐ) Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) gắn kết với trải nghiệm du lịch tại vườn đã mang lại hiệu quả kép cho người nông dân thành phố Hà Nội mà còn giúp “nâng tầm” giá trị các sản phẩm nông sản Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động