FUNiX cùng 40 doanh nghiệp triển khai chương trình học nghề lập trình cho công nhân

(LĐTĐ) Ngày 19/11, FUNiX cùng 40 doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) chính thức ra mắt dự án Chuyển đổi số Công nhân - Chương trình học nghề lập trình miễn phí dành cho công nhân. Đây là hoạt động thiết thực nhằm mang tới cơ hội học tập để chuyển đổi nghề bền vững cho người lao động có mong muốn thay đổi, đặc biệt là người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Chuyển đổi số - nền tảng hữu hiệu đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội cho người dân Nhu cầu nhân lực trong ngành công nghệ thông tin tiếp tục tăng Hà Nội tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nặng nề về nhiều mặt, mà người lao động yếu thế, trong đó có nhóm công nhân tại các nhà máy phải hứng chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, riêng quý II/2021, khoảng 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên đã bị ảnh hưởng tiêu cực, bao gồm mất việc làm, tạm nghỉ, làm việc luân phiên, giảm giờ làm hoặc giảm thu nhập. Trong khi đó, ngành công nghiệp CNTT tại Việt Nam với đà tăng trưởng và đóng góp lớn cho GDP đang khát khao nhân lực số lượng lớn.

Dự án Chuyển đổi số Công nhân là dự án mà 40 doanh nghiệp CNTT cùng FUNiX chung tay trực tiếp đào tạo công nhân trở thành nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của chính mình. Các doanh nghiệp tài trợ ủy quyền cho FUNiX tiếp nhận và đào tạo lực lượng công nhân có mong muốn nhận tài trợ từ chương trình để học nghề và gia nhập ngành CNTT.

FUNiX cùng 40 doanh nghiệp triển khai chương trình học nghề lập trình cho công nhân
40 doanh nghiệp CNTT đồng hành cùng FUNiX khởi động dự án Chuyển đổi số Công nhân nhằm mang cơ hội học lập trình cho người lao động muốn chuyển nghề sang lĩnh vực CNTT.

Với vai trò là tổ chức đào tạo CNTT trực tuyến nhiều kinh nghiệm, có mạng lưới hơn 100 đối tác là doanh nghiệp CNTT hợp tác chặt chẽ về đào tạo, tuyển dụng, FUNiX là đơn vị thực hiện dự án, tiếp nhận tài trợ và tổ chức đào tạo. Phương pháp học tập linh hoạt, sự kết nối chặt chẽ của FUNiX với doanh nghiệp và cách thức vận hành mà doanh nghiệp có thể trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo từ xây dựng chương trình học, mentor chuyên môn, định hướng nghề nghiệp... là giải pháp tốt để FUNiX có thể góp phần cung cấp nguồn nhân lực mới dồi dào, có chất lượng cho thị trường.

Trong dự án Chuyển đổi số Công nhân này, có 40 doanh nghiệp cùng nhận trách nhiệm với FUNiX tiên phong đào tạo và tuyển dụng trên quy mô cả nước. Dự án triển khai các chương trình học nghề dành cho công nhân, đặt mục tiêu mang đến cơ hội nghề nghiệp mới trong ngành CNTT cho người lao động bị ảnh hưởng, mất việc hoặc có mong muốn chuyển nghề trong đại dịch. Đây đồng thời là một giải pháp tốt cung cấp nguồn nhân lực cho ngành CNTT vốn đang thiếu hụt trầm trọng.

Theo đó, người lao động là công nhân, nhân viên các ngành nghề chịu ảnh hưởng vì Covid-19, có mong muốn chuyển nghề sang CNTT… không phân biệt tuổi tác, giới tính đều có thể tham gia và được doanh nghiệp tài trợ toàn bộ học phí để hoàn thành chương trình đào tạo trở thành lập trình viên.

Khóa học chuyển nghề CNTT có lộ trình 6 tháng. Học viên cần cam kết học tập trực tuyến ít nhất 3 giờ/ngày, 6 ngày/tuần, mỗi ngày đều chủ động trao đổi học tập với giảng viên và cam kết làm việc cho doanh nghiệp ít nhất một năm sau khi học xong. Để đảm bảo cam kết này, học viên đặt cọc 50% chi phí khóa học (tương đương 15 triệu đồng) và sẽ nhận lại số tiền này sau khi hoàn thành khóa học và nhận việc tại doanh nghiệp.

"Dự án tạo cơ hội để công nhân có mong muốn và quyết tâm có thể học và gia nhập vào ngành CNTT, đón đầu những cơ hội hấp dẫn trong nghề. Với sự đồng hành của doanh nghiệp và phương thức học tập hiệu quả của FUNiX, người lao động hoàn toàn có thể hoàn thành kế hoạch học tập chuyển nghề", bà Lê Minh Đức, Giám đốc FUNiX khẳng định.

Công nhân tham gia chương trình có 4 lựa chọn: Học nghề Tester, học nghề Lập trình viên Java, học nghề Lập trình viên Full Stack và học nghề Lập trình viên Mobile. Khóa học được thiết kế online, giúp học viên có thể học tập linh hoạt theo thời gian biểu của mình. Cùng với đó là sự hỗ trợ của các Hannah - đội ngũ chăm sóc học viên giàu kinh nghiệm và hàng nghìn mentor trong ngành CNTT - đội ngũ chuyên gia hướng dẫn kiến thức cho người học 24/7.

Hiện nay, tại FUNiX đã có nhiều học viên là công nhân, người lao động như tài xế xe tải, đầu bếp, các bạn trẻ kinh doanh tự do… theo học lập trình để chuyển hướng sang ngành CNTT. Có những xuất phát điểm khác nhau, nhưng rất nhiều người trong số đó đã tìm được hướng đi và hiện thực hóa mục tiêu của mình sau một quá trình học tập tại FUNiX.

FUNiX cùng 40 doanh nghiệp triển khai chương trình học nghề lập trình cho công nhân
Anh Lê Đình Văn - một công nhân may tại Quảng Nam với quyết tâm xây dựng cho mình một tương lai rõ ràng, có cơ hội phát triển đã chọn học CNTT trực tuyến ở FUNiX và chuyển nghề thành công.

Anh Lê Đình Văn - một công nhân may tại Quảng Nam với quyết tâm xây dựng cho mình một tương lai rõ ràng, có cơ hội phát triển đã chọn học CNTT trực tuyến ở FUNiX và chuyển nghề thành công, hiện đang là lập trình viên tại FPT Software. Vượt qua những bỡ ngỡ, sự phản đối và nghi ngờ của gia đình, người thân, anh Lê Đình Văn đã nỗ lực thực hiện mơ ước. "Mọi con đường đều rất gian nan nhưng chỉ cần cố gắng hết sức, nhất định một ngày nào đó bạn sẽ thu lại được kết quả" - anh Văn chia sẻ.

Khi dịch Covid-19 nổ ra, anh Nguyễn Xuân An (Hưng Yên) với hơn 10 năm làm nghề tài xế xe tải cũng học online CNTT với mục tiêu chuyển nghề lập trình. Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch do công việc đình trệ, thu nhập giảm sút, con nhỏ, anh An nỗ lực học tập để đổi nghề. Dành thời gian mỗi ngày để học code, hiện anh đã hoàn thành một nửa số môn trong chương trình. Nam tài xế quyết định sẽ theo hướng trở thành lập trình viên Java, hoàn thành chương trình tại FUNiX để có thể tìm được một công việc ưng ý.

Với sự đồng hành của 40 doanh nghiệp CNTT, hành trình chuyển nghề của những công nhân và người lao động chịu ảnh hưởng từ đại dịch chắc chắn sẽ bớt phần gian nan. Ông Nguyễn Trần Nhàn - CEO NCC đánh giá cao ý nghĩa từ dự án Chuyển đổi số Công nhân. Theo ông Nguyễn Trần Nhàn, thiếu hụt nhân lực đang là một trong những thách thức đối với ngành CNTT Việt. Phía doanh nghiệp đã có những nỗ lực nhất định như tự đào tạo, kết hợp đào tạo truyền thống - phi truyền thống tại các trường đại học, cao đẳng, các đơn vị đào tạo online… Những đơn vị như NCC thậm chí đã tìm kiếm đến nguồn nhân lực chuyển ngành, chuyển nghề từ các lĩnh vực khác nhưng chưa thể đáp ứng nhu cầu thực tế.

"Lực lượng công nhân là một trong những lực lượng nhân sự giàu tiềm năng và hoàn toàn có thể đào tạo để chuyển đổi số, khỏa lấp cơn "khát" nhân lực CNTT hiện nay. NCC sẵn sàng đón nhận các bạn vào thực tập, làm việc và tin tưởng đây sẽ là một nguồn lực giúp Công ty phát triển về đường dài" - CEO NCC Nguyễn Trần Nhàn nói.

Bà Nghiêm Thị Lan Phương - COO AI Solution, đại diện một trong 40 doanh nghiệp đồng hành cũng tin tưởng rằng, học và làm CNTT không khó, trái lại đây còn là một lĩnh vực rất cởi mở, nhiều tiềm năng. Không chỉ học trực tuyến, các bạn trẻ còn có thể làm việc trực tuyến, tham gia các dự án CNTT của doanh nghiệp dù ở bất kỳ đâu.

"Đây sẽ là cơ hội lý tưởng, đặc biệt dành cho những lao động trẻ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa… Các bạn không cần phải di cư, không phải đối mặt với những thách thức khi chuyển nơi ở như chi phí sinh hoạt đắt đỏ mà vẫn có được công việc ổn định, môi trường làm việc hiện đại và thu nhập hấp dẫn tại doanh nghiệp. Song song, doanh nghiệp CNTT cũng có thể giải quyết được bài toán khát nhân sự - vấn đề nan giải hiện nay" - bà Nghiêm Thị Lan Phương nhận định.

Đại diện các đơn vị tổ chức khẳng định đây là một cơ hội tốt cho các bạn trẻ và công nhân muốn chuyển đổi công việc và kỳ vọng các bạn sẽ tận dụng tốt cơ hội này để không chỉ có cơ hội nghề nghiệp tốt cho bản thân mà còn góp phần vào sự phát triển của ngành CNTT.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (20/9), các sân cỏ châu Âu tiếp tục sôi động với những trận đấu của Cúp C1 châu Âu 2024/2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.

Tin khác

Khó khăn bủa vây lao động trung niên tìm việc

Khó khăn bủa vây lao động trung niên tìm việc

(LĐTĐ) Dù có lợi thế hơn so với lao động trẻ về mặt kinh nghiệm, song lao động trung niên lại bị “vướng” định kiến là có năng suất làm việc kém hơn, hoặc khó thích nghi với những thay đổi và công nghệ mới. Điều này dẫn đến việc họ ít có cơ hội được phỏng vấn và tuyển dụng, nên gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm.
Cảnh báo lừa đảo lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

Cảnh báo lừa đảo lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

(LĐTĐ) Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) mới đây đã đưa ra khuyến cáo người lao động cảnh giác với thông tin giả mạo về việc phái cử lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS).
Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), mặc dù quy mô đào tạo giáo dục nghề nghiệp tăng, đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam, tuy nhiên, trình độ học vấn của lực lượng lao động qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp, chủ yếu là trung học cơ sở; trình độ đào tạo sơ cấp, dưới 3 tháng còn chiếm tỷ lệ cao (80%).
Thị trường lao động tiếp tục phục hồi và tăng trưởng

Thị trường lao động tiếp tục phục hồi và tăng trưởng

(LĐTĐ) Việc thành phố Hà Nội đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường thu hút FDI cùng với sự tăng trưởng mạnh của hoạt động công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch lữ hành, hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ... sẽ tạo điều kiện cho tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố tăng trưởng ổn định trong thời gian tới. Đây cũng là điều kiện để thị trường lao động Hà Nội tiếp tục đà phục hồi, tăng trưởng.
Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia

Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia

(LĐTĐ) Trong năm 2024, tối đa 1.000 lao động Việt Nam sẽ được sang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia. Họ có thể làm công việc ngắn hạn từ 6 đến 9 tháng, hoặc dài hạn từ 1 đến 4 năm... Ngoài những quyền lợi về thu nhập, đây cũng là cơ hội để người lao động Việt Nam tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc.
8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 164 ngàn người

8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 164 ngàn người

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, thời gian qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động luôn được thành phố Hà Nội coi trọng, đạt kết quả tích cực.
Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

(LĐTĐ) Đa số lao động trẻ mới ra trường thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế trong ngành hoặc vị trí mà họ quan tâm, trong khi các nhà tuyển dụng thường ưa chuộng ứng viên có kinh nghiệm làm việc. Cùng với đó, việc các doanh nghiệp yêu cầu ngày càng cao về bằng cấp, chứng chỉ cũng như một số ngành, nghề đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt mà lao động trẻ chưa có… đó là những rào cản đối với lao động trẻ trong quá trình tìm việc hiện nay.
Người lao động có thể được hưởng đến 490% lương nếu đi làm dịp lễ Quốc khánh 2/9

Người lao động có thể được hưởng đến 490% lương nếu đi làm dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, người lao động đi làm có thể được hưởng tổng cộng 490% lương.
Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thợ chụp ảnh, người giao hàng, tài xế công nghệ, giúp việc nhà, nhân viên bán hàng,... có thể thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng mỗi ngày dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay.
Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

(LĐTĐ) Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động do có các vi phạm về ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chậm đóng tiền vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước…
Xem thêm
Phiên bản di động