Gấp rút hoàn thiện để khai thác thương mại
![]() | Tàu Cát Linh - Hà Đông chạy thử toàn tuyến |
![]() | Đường sắt Cát Linh - Hà Đông có gì đặc biệt? |
Lần đầu chạy thử toàn tuyến
![]() |
Các tàu rời ga Yên Nghĩa chạy về ga Cát Linh, quãng đường hơn 13 km, đi qua tất cả 12 điểm nhà ga |
Sáng 20/9, đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông lần đầu tiên chạy thử toàn tuyến. Từ sáng sớm, 5 đoàn tàu nối đuôi nhau rời ga Yên Nghĩa chay về ga Cát Linh, quãng đường hơn 13 km, đi qua tất cả 12 điểm nhà ga (dừng - đỗ) trong hành trình. Các đoàn tàu chạy theo biểu đồ, đúng với quy trình dự án. Vận tốc tối đa của tàu đạt 65km/h, tốc độ trung bình là 30-35km/h và thời gian dự kiến giữa 2 chuyến tàu là khoảng 10 phút.
Ở mỗi ga, tàu sẽ dừng lại 1 phút, đoàn tàu chạy từ ga Yên Nghĩa đến ga Cát Linh hết khoảng hơn 20 phút. Trước khi vào ga, tàu giảm tốc độ và chạy chậm cho đến khi dừng hẳn. Mỗi khi tàu dừng mở cửa đều có hệ thống loa thông báo điểm dừng và đèn báo tín hiệu mở cửa và đóng. Khi tàu đến điểm cuối sẽ tiến hành đảo chiều thông qua ghi lồng để quay đầu, trở lại ga Yên Nghĩa.
![]() |
Ở mỗi ga, tàu sẽ dừng lại 1 phút, đoàn tàu chạy từ ga Yên Nghĩa đến ga Cát Linh hết khoảng hơn 20 phút |
Đại diện đơn vị vận hành cho biết, sau ngày thử nghiệm chạy toàn tuyến (20/9), quá trình thử nghiệm sẽ tiếp tục khéo dài từ 3-6 tháng. Qua đó sẽ rút ngắn dần thời gian giãn cách theo thiết kế và đạt 5 phút/chuyến khi khai thác thương mại. Lần chạy thử toàn tuyến này có ý nghĩa rất lớn so với những lần trước, là lần quan trọng để nhận ra những điểm bất cập trước khi tuyến đường này đi vào sử dụng thương mại.
“Trong thời gian đầu vận hành thử chỉ những người được phân công nhiệm vụ mới được tham gia. Hoạt động chạy tàu thử nghiệm toàn tuyến nhằm mục đích xác định toàn bộ công trình đã đạt được các thông số kỹ thuật theo thiết kế trước đây, đảm bảo để đoàn tàu hoạt động ổn định, tin cậy khi đưa vào vận hành chính thức”, ông Vũ Hồng Phương, Phó giám đốc phụ trách Ban quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT) cho biết.
Hy vọng của người dân
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông được dự kiến triển khai từ tháng 11/2008 đến tháng 11/2013 hoàn thành, tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD (trong đó gồm nguồn vốn chính phủ kết hợp với vốn vay ODA của Trung Quốc). Nhưng do chậm tiến độ, đến tháng 10/2011, dự án mới chính thức triển khai và điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên hơn 868 triệu USD (hơn 18.000 tỷ đồng). Sau lần chạy thử toàn tuyến này, mục tiêu của dự án là sẽ thực hiện khai thác thương mại trước tết Âm lịch 2019. |
Theo đơn vị vận hành tuyến đường sắt trên cao, trong quá trình thử nghiệm, các đợt vận hành tiếp theo được tăng dần lên theo các mức tiêu chuẩn thiết kế như cho tàu hoạt động vào ban đêm, chạy có tải trọng. Ngoài việc cho tàu chạy thử, dự án còn đi vào vận hành thử toàn bộ hệ thống khu vực nhà ga, hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất, công tác lập biểu đồ chạy tàu và các tiện ích phục vụ hành khách khác.
Hiện tại, đơn vị thi công đang triển khai lắp đặt máy bán vé, kiểm soát vé tự động; điều khiển vận hành thử hệ thống điều hòa, thông gió, chỉnh sửa hệ thống chiếu sáng, thanh cuốn, thang máy.
Với lợi thế hạ tầng vận hành riêng biệt, không gặp nhiều cản trở như các loại hình giao thông vận tải khác, tuyến đường sắt trên cao hi vọng sẽ đảm bảo vận chuyển hành khách thuận tiện, nhanh chóng hơn gấp nhiều lần các phương tiện truyền thống khác như xe buýt, taxi, ô tô…
Chị Nguyễn Thu Hoài, sống tại khu vực bến xe Yên Nghĩa chia sẻ: “Tôi làm việc ở trên đường Láng, hằng ngày đều đi qua các điểm đen tắc đường vô cùng vất vả. Nếu tuyến đường sắt trên cao sớm đi vào hoạt động sẽ rất thuận tiên không chỉ cho riêng tôi và rất nhiều người khác. Dự án cũng đã kéo dài rất nhiều năm nên chúng tôi hi vọng sớm được trải nghiệm phương tiện công cộng mới mẻ này”.
Còn anh Trần Ngọc Thái, sống tại khu vực Văn Quán, quận Hà Đông cho biết, anh đã theo dõi dự án này từ khi mới bắt đầu, nhiều lần đọc được thông tin chậm tiến độ, xin lùi thời hạn vận hành,… anh rất buồn. Tuy nhiên, hôm nay, được tận mắt chứng kiến đoàn tàu nối đuôi nhau chạy thử toàn tuyến để chuẩn bị những khâu cuối cùng đưa vào khai thác, anh rất mừng. “Nhìn chung khi di chuyển tàu chạy êm, ít tiếng ổn không ảnh hưởng đến các phương tiện phía dưới. Nếu phương tiện đi vào sử dụng chắc chắn tôi sẽ thử. Còn một vấn đề quan tâm nữa là giá vé của loại hình vận tải này như thế nào? Nếu phù hợp, tôi sẽ lựa chọn đây là phương tiện di chuyển chính của mình trong tương lai”, anh Thái bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động
Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:43

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 09:48

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 17:31

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:40

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:39

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:27