Ghé thăm “cao nguyên trắng” Bắc Hà

(LĐTĐ) Ai đó đã từng nói, nếu Sapa được ví như “nàng công chúa” trong câu chuyện cổ tích với sự kỳ vĩ đầy mê hoặc; thì Bắc Hà lại được ví như một nàng công chúa vẫn thiếp ngủ trong rừng cấm của “cao nguyên trắng”. Ở đó, thiên nhiên, con người vẫn giữ trọn nét mộc mạc, nguyên sơ trong cách sinh hoạt của nhiều dân tộc khác nhau, của sự nồng nàn, ngất ngây trong hơi men say rượu ngô thơm nồng và hòa quyện cùng hương vị đất trời Tây Bắc.
ghe tham cao nguyen trang bac ha Mang “Áo ấm vùng cao” đến cao nguyên Bắc Hà
ghe tham cao nguyen trang bac ha Độc đáo dinh thự vua Mèo trên cao nguyên trắng Bắc Hà
ghe tham cao nguyen trang bac ha Chợ phiên Bắc Hà, nét chấm phá Tây Bắc

Nồng nàn rượu ngô Bản Phố

Nằm ở độ cao khoảng 1.000m so với mặt nước biển, Bắc Hà theo tiếng địa phương (tiếng Tày, Nùng) gọi là Pạc Ha (có nghĩa là trăm bó gianh). Nhắc đến Bắc Hà, người ta không chỉ nhớ về một thời “cao nguyên trắng”, nhớ tới dinh vương Hoàng A Tưởng được xây dựng theo lối kiến trúc Á – Âu độc đáo… Mà khi nhắc đến Bắc Hà, nhiều người sẽ nhớ ngay đến chợ phiên – phiên chợ vùng cao hiếm hoi còn lưu giữ được những nét bản sắc trong văn hóa mua bán, trao đổi của người dân vùng cao phía Bắc.

Ông Phạm Xuân Bình – Trưởng Ban quản lý chợ Bắc Hà chia sẻ, chợ phiên họp vào chủ nhật hàng tuần, những ngày này, bất kể trời mưa hay nắng, gió bão hay giá lạnh…người đồng bào dân tộc ở Bắc Hà đều háo hức xuống chợ. Nhiều người nhà cách xa chợ cả mấy ngọn núi, mấy quả đồi nhưng họ vẫn tất bật dậy từ sáng sớm, chuẩn bị những bộ váy áo đẹp nhất, sặc sỡ nhất để xuống chợ. Theo quan niệm của người dân ở đây, họ đến chợ không chỉ đơn thuần là mua, bán hay trao đổi hàng hóa, mà còn là để gặp gỡ, giao lưu, tâm tình… Hay nói một cách khác đơn giản hơn, đó là xuống chợ “đi chơi”.

ghe tham cao nguyen trang bac ha

Bà Châu Thị Lan – Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Bản Phố đang giới thiệu về chiếc váy truyền thống của dân tộc H'Mông (ảnh: Đ.Đ).

Đến chợ phiên Bắc Hà, điều khiến chúng ta dễ dàng nhận thấy, đó là sự khác biệt của phiên chợ bởi những gian hàng được chia thành các khu vực khác nhau như: Khu chợ trâu, chợ khuyển, khu vực bán sản vật…Thế nhưng, khu gian hàng đông đúc nhất vẫn là khu ẩm thực với những chảo thắng cố nghi ngút khói – thứ đặc sản được nấu bằng thịt và “lục phủ ngũ tạng” của ngựa đã được tẩm ướp hương vị truyền thống như thảo quả, địa điền, muối hạt…

Trong cái lạnh tê tái của núi rừng, bên cạnh nồi thắng cố nghi ngút khói, hẳn sẽ mất ngon nếu không kèm theo thứ rượu ngô Bản Phố cay nồng – thứ rượu đặc sản của người dân tộc H'Mông, dân tộc Dao ở Bản Phố (Bắc Hà), loại rượu uống êm mà nặng, thơm lừng mùi riêng biệt của núi rừng Tây Bắc. Để rồi, khi phiên chợ tan, người ta vẫn còn vấn vương hương vị thơm ngon của rượu, của tình người ấm áp.

Bởi thế, không khó hiểu vì sao ở chợ có hẳn một khu riêng biệt để người dân bán rượu. Rượu được bày bán nhiều trong những đại lý, hàng quán và tập trung thành một khu vực nhỏ, nhưng rất nhộn nhịp. Thậm chí, để giới thiệu, quảng bá và bán thứ rượu đặc sản này, tại một góc chợ vợ chồng ông Giàng Seo Sẩu (60 tuổi) đều đặn suốt hơn 40 năm qua vẫn miệt mài xuống chợ nấu rượu.

Ông Sẩu bảo, ông đã xuống chợ nấu rượu ngô từ lúc tuổi còn mười tám, đôi mươi. Hơn 40 năm qua, tuần nào cũng vậy, vợ chồng ông Sẩu đều như “vắt chanh” cõng 60kg ngô xuống chợ nấu rượu. Mỗi mẻ rượu ngô phải nấu trong vòng 20 ngày, với 60kg ngô, sau khi nấu chỉ cho từ 20 – 24 lít rượu. Mà muốn rượu ngô ngon không chỉ là việc lựa chọn ngô đúng thời điểm, mà theo ông Sẩu men dùng để ủ rượu cũng phải được sử dụng bằng cây hồng mi – loại cây thuộc họ cỏ. Sau đó được tách vỏ, nghiền thành bột, trộn với rượu và nước để tạo thành men. Sau khi nấu, rượu ngô có màu trong suốt, mùi thơm nồng… khó nơi nào có được.

Hoa xòe trên cao nguyên trắng

Cùng với thắng cố, rượu ngô Bản Phố, chợ trâu…theo ông Phạm Xuân Bình, để làm nên vẻ đẹp tại chợ phiên Bắc Hà không thể không nói đến những người phụ nữ các dân tộc trong huyện, họ đến chợ với những sắc phục đủ màu rực rỡ. Thế nhưng, đẹp nhất vẫn là váy áo của phụ nữ H'Mông, Hoa. Váy xòe rộng như đuôi công nổi bật hai màu vàng, đỏ. Mỗi cô gái như một bông hoa di động. Từng tốp, từng tốp, cười nói rôm rả, đi đến đâu là bừng sáng, cuốn theo những ánh nhìn mê đắm… khiến cả phiên chợ rực rỡ như một chợ hoa.

ghe tham cao nguyen trang bac ha
Một góc nhỏ tại chợ phiên Bắc Hà chuyên bán rượu ngô (ảnh: Đ.Đ).

Bà Châu Thị Lan – Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Bản Phố cho biết, để có được bộ váy lộng lẫy, trước đây phụ nữ dân tộc H'Mông phải tự tay làm tất cả các công đoạn từ trồng lanh, chuốt sợi, se sợi, dệt vải, thêu… Vì thế, khi chiếc váy hoàn thành nó được coi là “công trình” vĩ đại. Bởi, nhiều người phải mất cả năm trời mới có được bộ váy đủ sắc màu theo đúng văn hóa truyền thống. Tùy vào chất liệu vải, sự kỳ công, mỗi bộ váy áo của phụ nữ H'Mông sẽ có giá trị khác nhau, tuy nhiên, trung bình mỗi bộ có giá từ 6 – 10 triệu đồng.

Đến Bắc Hà, quả là thiếu sót nếu như chúng ta không được chiêm ngưỡng hết những nét văn hóa đặc sắc làm mê đắm lòng người. Trong đó, nghệ thuật xòe của người Tày ở Tà Chải – nét văn hóa quan trọng bậc nhất của cộng đồng người Tày ở Bắc Hà, thực sự là loại hình nghệ thuật đặc sắc, mê đắm lòng người.

Xòe Tà Chải có từ rất lâu đời, từ khoảng thế kỷ XVIII, được phát triển lên từ phần hội của các nghi lễ cầu mùa, làm then... Theo tài liệu nghiên cứu, sưu tầm của các nghệ nhân và ngành chức năng, xòe Tà Chải có 12 điệu, gồm 6 điệu xòe có nhạc đệm trống, chiêng và 6 điệu xòe nhạc đệm kèn, trống.

Theo thời gian, người Tày nơi đây lại tiếp tục cho ra đời những điệu xòe mới, như xòe trồng đậu, xòe đan sao, xòe hái chè, xòe mời rượu... Đặc biệt, sự ra đời của các điệu xòe mới giao thoa giữa văn hóa Á - Âu đã khiến những vòng xòe thêm mềm mại, sinh động, vừa có nét phóng khoáng, dân dã của đồng bào vùng cao, vừa có chút nhẹ nhàng, lãng mạn…

Bởi chính những giá trị văn hóa đặc sắc đó, năm 2015 điệu múa xòe Bắc Hà đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Xòe Bắc Hà không chỉ dừng lại đơn thuần là món ăn tinh thần, mà còn mang nhiều giá trị truyền thống, là niềm tự hào, vinh dự của một dân tộc nơi đây.

Bởi thế, người dân Bắc Hà có câu, muốn uống rượu ngon thì về Bản Phố, muốn ăn thắng cố về chợ Bắc Hà, muốn xem xòe đẹp thì về Tà Chải… Ngày nay, điệu xòe Tà Chải đã theo người dân xuống chợ phiên phục vụ du khách thập phương, theo tiếng khèn, nam nữ cùng nắm tay nhau xòe quanh đống lửa và cùng nhau hát vang lời hát mộc mạc, chân tình: Không xòe cây lúa không trổ bông/ không xòe cây ngô không ra bắp/ không xòe trai gái không thành đôi… những câu hát mộc mạc ấy như hòa quyện vào ngọn lửa, điệu xòe, hòa quyện vào hơi men rượu say nồng, để rồi tạo nên nét văn hóa đậm đà bản sắc, mê đắm lòng người nơi vùng cao Tây Bắc tổ quốc.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Du lịch Hà Nội dần khẳng định vị thế

Du lịch Hà Nội dần khẳng định vị thế

(LĐTĐ) Trong bối cảnh ngành Du lịch toàn cầu đang dần hồi phục sau đại dịch, Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến của Việt Nam - đã và đang khẳng định vị thế của mình như một điểm đến hàng đầu châu Á. Điều này được minh chứng rõ nét qua việc Hà Nội đã xuất sắc giành được ba giải thưởng danh giá tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới 2024.
Festival Thu Hà Nội 2024 lùi thời gian tổ chức do mưa lũ

Festival Thu Hà Nội 2024 lùi thời gian tổ chức do mưa lũ

(LĐTĐ) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội (HPA) vừa thông báo về việc tạm hoãn tổ chức Festival Thu Hà Nội 2024 do tình hình mưa lũ phức tạp ở miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Theo đó, sự kiện dự kiến diễn ra từ ngày 12 đến 15/9 sẽ được dời sang ngày 19 - 22/9 tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.
Hà Nội vươn tầm châu lục với ba giải thưởng du lịch danh giá

Hà Nội vươn tầm châu lục với ba giải thưởng du lịch danh giá

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Thủ đô Manila, Philippines, Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) khu vực châu Á và châu Đại Dương lần thứ 31 đã diễn ra trong sự chú ý của cộng đồng du lịch quốc tế. Tại sự kiện này, Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam - một lần nữa khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch khu vực với ba giải thưởng danh giá.
Nghệ An: Doanh thu du lịch ước đạt 635 tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

Nghệ An: Doanh thu du lịch ước đạt 635 tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Sở Du lịch Nghệ An, trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tỉnh Nghệ An đón và phục vụ khoảng 320.000 nghìn lượt khách du lịch, tổng doanh thu ước đạt trên 635 tỷ đồng.
Cả nước đón 3 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 2/9

Cả nước đón 3 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 vừa khép lại với những kết quả đáng khích lệ cho ngành Du lịch Việt Nam. Trong 4 ngày nghỉ (31/8 đến 3/9), cả nước đã đón tiếp khoảng 3 triệu lượt khách du lịch, đánh dấu mức tăng trưởng ấn tượng 20% so với cùng kỳ năm 2023. Đây được coi là cao điểm cuối cùng trong mùa du lịch hè 2024, mở ra triển vọng tươi sáng cho ngành Du lịch trong những tháng cuối năm.
Việt Nam lần thứ 6 được bình chọn là "Điểm đến hàng đầu châu Á"

Việt Nam lần thứ 6 được bình chọn là "Điểm đến hàng đầu châu Á"

(LĐTĐ) Tối ngày 3/9, tại thủ đô Manila, Philippines đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) khu vực châu Á và châu Đại Dương lần thứ 31. Tại sự kiện được mệnh danh là "Oscar của Du lịch thế giới" năm nay, Việt Nam một lần nữa khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch quốc tế.
Hà Nội: Đón 673.000 du khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Hà Nội: Đón 673.000 du khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Hà Nội đã đón 672,9 nghìn lượt khách du lịch, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đạt 58,9 nghìn lượt, tăng 35,8% so với năm trước. Tổng thu từ du lịch ước đạt hơn 2 nghìn tỷ đồng. Để đạt được kết quả này, ngành du lịch Thủ đô đã có nhiều hoạt động nhằm thu hút khách cũng như xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến an toàn, chất lượng, hấp dẫn.
Hà Nội đón gần 673.000 lượt khách, thu hơn 2,18 nghìn tỷ đồng trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

Hà Nội đón gần 673.000 lượt khách, thu hơn 2,18 nghìn tỷ đồng trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ 31/8 đến 3/9/2024), Thủ đô Hà Nội đã chào đón 672,9 nghìn lượt khách du lịch, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đạt 58,9 nghìn lượt, tăng 35,8% so với năm trước, với các thị trường chính đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, và các nước phương Tây.
Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đạt gần 65 tỷ đồng trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đạt gần 65 tỷ đồng trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 được nghỉ 4 ngày liên tục, từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9, nên lượng hành khách đổ về điểm du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu tăng cao. Trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9, doanh thu du lịch của địa phương này đạt gần 65 tỷ đồng.
Du khách nước ngoài hào hứng check-in Cầu Vàng rực đỏ Quốc kỳ Việt Nam dịp 2/9

Du khách nước ngoài hào hứng check-in Cầu Vàng rực đỏ Quốc kỳ Việt Nam dịp 2/9

(LĐTĐ) Nhân dịp Quốc khánh 2/9, khu du lịch Sun World Ba Na Hills không chỉ phủ kín Cầu Vàng bằng những lá cờ Tổ quốc đỏ thắm, mà còn tạo hình nhiều món ăn.
Xem thêm
Phiên bản di động