Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào "vùng đỏ"

(LĐTĐ) Ngày 4/9, Công an thành phố Hà Nội đã triển khai 21 chốt kiểm soát ra vào tại phân vùng 1 (vùng đỏ) nhằm kiểm soát chặt chẽ tất cả người và phương tiện được vào, ra phân vùng 1; bảo đảm an ninh, trật tự; hướng dẫn, phân luồng giao thông; dừng phương tiện, đo thân nhiệt, yêu cầu khai báo y tế; kiểm tra giấy đi đường do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định...
Lập chốt cứng rào chắn tại 30 điểm cầu, người dân không di chuyển qua đây Công an thành phố Hà Nội lập 21 chốt kiểm soát việc ra vào "vùng đỏ"

Tại 2 chốt trên tuyến đường Cầu Diễn (thuộc địa bàn giáp ranh giữa hai quận Nam Từ Liêm và quận Bắc Từ Liêm), lực lượng chức năng kiểm soát người từ các huyện Hoài Đức, Phúc Thọ, Ba Vì vào trung tâm Hà Nội và ở chiều ngược lại kiểm soát chặt người và phương tiện hướng từ quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm lưu thông ra ngoài nội đô.

Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào
Lực lượng chức năng kiểm soát phương tiện trên đường Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm vào trung tâm Hà Nội. (Ảnh: Văn Huế)

Theo ghi nhận của phóng viên, 100% phương tiện đi qua hai chốt đều được yêu cầu dừng xe, kiểm tra nhanh giấy tờ tuỳ thân, giấy đi đường. Quá trình kiểm tra, những người ra đường không có giấy đi đường, giấy đi đường không đúng quy định (không đủ chữ ký hoặc con dấu, ghi thiếu ngày tháng, thiếu tên người được cấp...), sẽ bị lập biên bản xử phạt, yêu cầu quay đầu. Những người đi đường không đúng lộ trình (từ nhà đến cơ quan và ngược lại) theo giấy đi đường đã cấp cũng bị lập biên bản xử lý.

Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào
Chốt kiểm soát phương tiện từ quận Nam Từ Liêm ra đi huyện Hoài Đức, Hà Nội (Ảnh: Văn Huế)

Thiếu tá Phạm Văn Chiến, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 6 thông tin, sắp hết đợt giãn cách xã hội thứ 3 tại Hà Nội (ngày 6/9), theo chỉ đạo của UBND Thành phố, Ban Giám đốc Công an Thành phố, cũng như Phòng Cảnh sát giao thông, các lực lượng Cảnh sát giao thông tham gia phối hợp thực hiện việc kiểm soát phân tuyến, phân vùng, các khu vực để phòng chống dịch bệnh Covid-19.

"Quá trình kiểm tra, trong những ngày đầu lực lượng chức năng tiến hành tuyên truyền, xử lý đối với những người ra đường không đúng mục đích, giấy đi đường không có tuyến được cấp, vi phạm quy định giãn cách của UBND thành phố Hà Nội", Thiếu tá Phạm Văn Chiến cho biết thêm.

Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào
Mặc dù vào sáng cuối tuần nhưng trên những tuyến đường chính khá đông người

Còn tại các tuyến đường nội đô, mặc dù vào sáng cuối tuần nhưng trên những tuyến đường chính Nguyễn Văn Cừ từ quận Long Biên sang quận Hoàn Kiếm, hai đầu tuyến đường Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm) lên cầu Chương Dương, đường Minh Khai, Đại Cồ Việt (quận Hai Bà Trưng) hướng về cầu Vĩnh Tuy, đường Phú Diễn từ Quốc lộ 32 vào nội thành… vẫn còn nhiều người ra đường. Các chốt trực với hàng rào kéo dài cả trăm mét để kiểm soát phương tiện tránh gây ùn ứ tại chốt.

Thiếu tá Tạ Xuân Hậu, Chốt trưởng chốt trực trên đường Trần Nhật Duật hướng lên cầu Chương Dương thông tin, đa số người ra đường kiểm tra đều có giấy đi đường hợp lệ nhưng đều được tuyên truyền về chủ trương mới và khuyến cáo không ra đường trong thời gian tới chung tay cùng lực lượng chức năng phòng chống dịch.

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận:

Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào
Từ sáng sớm 4/9, phóng viên báo Lao động Thủ đô có mặt có mặt tại chốt kiểm soát Cầu Thăng Long đường Võ Văn Kiệt (lối rẽ vào Khu công nghiệp Bắc Thăng Long), Thiếu tá Nguyễn Duy Linh và các đồng đội đang chuẩn bị những công đoạn cuối cùng để lập chốt.
Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào
Các thành viên trong Tổ công tác kê bàn ghế, vận chuyển thanh chắn, căng dây...
Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào
Tại chốt này sẽ kiểm soát người và phương tiện di chuyển từ ngoại thành vào khu vực nội đô
Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào
Tương tự, phía bên kia trên đường Võ Văn Kiệt - đường 23A (lối rẽ vào xã Hải Bối, huyện Đông Anh), chốt kiểm soát người và phương tiện di chuyển từ trong nội thành ra ngoại thành
Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào
Thiếu tá Trần Văn Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác và các đồng đội đang chuẩn bị công đoạn lập chốt
Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào
Đúng 7h sáng 4/9, 2 chốt kiểm soát được bố trí, kiểm tra 100% người ra vào nội đô.
Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào
Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào
Người và phương tiện đi qua hai chốt đều được yêu cầu dừng xe, kiểm tra nhanh giấy tờ tuỳ thân, giấy đi đường.
Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào
Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào
Quá trình kiểm tra, những người ra đường không có giấy đi đường, giấy đi đường không đúng quy định (không đủ chữ ký hoặc con dấu, ghi thiếu ngày tháng, thiếu tên người được cấp...), sẽ bị lập biên bản xử phạt, yêu cầu quay đầu.
Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào
Tại các chốt, lực lượng chức năng sẽ dừng phương tiện, đo thân nhiệt, yêu cầu khai báo y tế, kiểm tra giấy đi đường do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định
Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào
Trường hợp này có xét nghiệm nhanh Covid-19, tuy nhiên không đủ điều kiện lưu thông qua chốt, lực lượng chức năng kiên quyết yêu cầu quay đầu.
Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng các Tổ công tác phải đảm bảo yêu cầu về phòng chống dịch, đeo khẩu trang, kính che giọt bắn, các thiết bị, công cụ hỗ trợ, loa pin để sử dụng khi cần thiết
Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào
Ghi nhận tại chốt kiểm soát Trần Nhật Duật - Chợ Gạo, mặc dù đang là ngày nghỉ, tuy nhiên sáng nay lượng người và phương tiện tham gia giao thông khá đông.
Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào
Kiểm tra, đối chiếu kết quả xét nghiệm, chủ động sàng lọc toàn bộ người được phép đi vào phân vùng 1
Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào
Đặc biệt, khi dừng xe kiểm soát giấy đi đường, Tổ công tác đều nhắc nhở, từ nay đến hết 6h ngày mùng 6/9 tới, người đi đường còn sử dụng giấy đi đường theo mẫu cũ. Còn từ 6h ngày 6/9 tới, sẽ phải có giấy đi đường mẫu mới có mã QR do Công an thành phố Hà Nội cấp.
Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào
Thiếu tá Tạ Xuân Hậu, Chốt trưởng chốt trực trên đường Trần Nhật Duật hướng lên cầu Chương Dương khuyến cáo trường hợp này không ra đường trong thời gian tới, cùng các cơ quan chức năng phòng, chống dịch.

Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 01/9/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố; chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố về kiểm soát, phong tỏa triệt để phương tiện, người dân từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài giữa các vùng, đúng nguyên tắc cách ly, ngăn ngừa lây nhiễm chéo.

Theo đó, giao Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND quận, huyện tổ chức 21 chốt loại 1 tại phân vùng 1. 21 chốt trực loại 1 của Thành phố đặt tại vị trí có mật độ giao thông cao do Công an TP Hà Nội chủ trì thực hiện, cùng phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Bộ Tư lệnh Thủ đô và Sở Y tế. Tổng số ca trực 24/24h, chia làm 4 ca trực, mỗi ca 6 tiếng, gồm 16 cán bộ, chiến sĩ.

Ngoài ra, có 9 chốt loại 2 và 9 chốt loại 3 do lực lượng công an các quận, huyện chủ trì, nằm ở các vùng còn lại.

9 chốt trực do UBND quận, huyện quản lý đặt tại vị trí có mật độ giao thông trung bình gồm công an quận, huyện, tổng số ca trực 24/24h, chia làm 4 ca, mỗi ca 6 tiếng. Thành phần 5 cán bộ chiến sĩ công an quận, huyện, 1 cán bộ Thanh tra giao thông, 1 cán bộ Ban Chỉ huy quân sự huyện, 1 cán bộ y tế và 1 cán bộ chính quyền địa phương.

9 chốt loại 3 do UBND xã, phường, thị trấn quản lý và công an xã, phường, thị trấn chủ trì thực hiện. Tổng số ca trực 24/24h, chia làm 4 ca, mỗi ca 6 tiếng. Thành phần tham gia 1 cán bộ công an xã, phường, thị trấn hoặc cán bộ công an quận, huyện tăng cường, 1 cán bộ tự quản, 1 cán bộ y tế; 1 cán bộ chính quyền địa phương.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thuế, qua quá trình phân tích số liệu thu thập được do các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp, vẫn còn hiện tượng dữ liệu không đầy đủ, thiếu tin cậy, phải rà soát lại mới có thể sử dụng phục vụ cho công tác quản lý thuế.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.

Tin khác

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động