Giá cả tăng cao, người dân lo sợ nguy cơ lạm phát

Trước ý kiến của người dân, doanh nghiệp cho rằng “nhiều mặt hàng thiết yếu từ lương thực, thực phẩm, tới xăng dầu liên tục tăng giá trong khi “hầu bao” của nhiều người dân có thu nhập thấp vẫn phải thắt chặt vì dịch bệnh đã khiến nguy cơ lạm phát bắt đầu len lỏi trong đời sống của người dân cũng như nền kinh tế”, Bộ Tài chính cho biết sẽ thực hiện quyết liệt các biện pháp về quản lý, điều hành giá, bình ổn giá và không điều chỉnh tăng giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá trong thời gian tới.
Nhiều mặt hàng tiêu dùng “leo thang” theo giá xăng Giá xăng tăng mạnh, sử dụng xe buýt thay cho phương tiện giao thông cá nhân: Tại sao không? Siêu thị gồng mình giữ giá hàng hóa trước tác động tăng giá xăng dầu

Nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá

Mặt bằng giá cả thị trường trong 2 tháng đầu năm 2022 biến động tăng, trong đó ngoài những tác động theo quy luật hàng năm do trùng với thời điểm diễn ra Tết Nguyên đán, thị trường còn chịu áp lực bởi biến động tăng giá các mặt hàng năng lượng trên thị trường thế giới trong đó có mặt hàng xăng dầu và gas.

Nhóm mặt hàng năng lượng, nhiên liệu có mức tác động lớn nhất đến CPI 2 tháng đầu năm trong đó giá gas trong nước tăng từ ngày 1/2/2022 sau khi giảm trong tháng trước; mức giá bán lẻ xăng dầu trong nước tăng trong 4 kỳ điều hành 2 tháng đầu năm.

Một số mặt hàng phòng chống dịch như kit test xét nghiệm Covid-19 tăng giá cục bộ do nhu cầu mua tích trữ và sử dụng tăng sau Tết khi người dân quay trở lại làm việc, đi du lịch, đi lễ hội, học sinh, sinh viên quay trở lại trường học, số ca nhiễm bệnh tăng cao…

Giá cả tăng cao, người dân lo sợ nguy cơ lạm phát
Nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, lương thực, thực phẩm trong nước vẫn dồi dào.

Ở chiều ngược lại, giá bán nhiều hàng hóa, dịch vụ được điều chỉnh giảm do tác động giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% từ ngày 1/2/2022 theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ, từ đó góp phần giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá.

Nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, lương thực, thực phẩm trong nước vẫn dồi dào, đáp ứng nhu cầu của người dân nên giá cả chỉ nhích tăng nhẹ trước và trong Tết sau đó dần trở lại bình thường.

Bộ Tài chính dự báo, một số yếu tố sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá trong tháng 3 và các tháng còn lại năm 2022 như: Giá nhiều mặt hàng nguyên liệu, vật tư chiến lược vẫn chịu áp lực lớn từ xu hướng tăng giá trên thế giới và nhu cầu đầu tư, tiêu dùng trong nước khi kinh tế phục hồi như xăng dầu, gas vật liệu xây dựng, phân bón, thức ăn chăn nuôi, dịch vụ du lịch…; giá thịt lợn có thể tăng nếu nguồn cung tái đàn không đảm bảo tương ứng với nhu cầu và dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp;

"Rủi ro về thiên tai, dịch bệnh và thời tiết bất lợi trong năm có thể gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế hiện nay cũng góp phần làm giảm áp lực lên mặt bằng giá trong đó với các chính sách về miễn, giảm thuế, lệ phí sẽ góp phần quan trọng trong việc bình ổn giá, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.

Đồng thời, nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trên thị trường hiện vẫn dồi dào. Giá các dịch vụ viễn thông, bưu chính cơ bản giữ giá ổn định, hoặc triển khai chương trình giảm giá cho một số khách hàng", Bộ Tài chính thông tin.

Theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu

Căn cứ diễn biến giá cả thị trường 2 tháng đầu năm và các dự báo cho năm 2022 cho thấy vẫn có nhiều rủi ro cho việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm 2022.

Do vậy, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chủ động, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành địa phương triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp về quản lý, điều hành giá, bình ổn giá cả thị trường, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu; thực hiện theo đúng ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá tại Công văn số 882/VPCP-KTTH ngày 10/2/2022 về công tác điều hành giá.

Theo đó, chú trọng chủ động theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu phục vụ đời sống người dân, nhất là những mặt hàng có xu hướng tăng giá như xăng dầu, gas, vật liệu xây dựng...

Trên cơ sở đó, chủ động tăng cường công tác phối hợp trong triển khai các giải pháp quản lý, điều hành giá để góp phần giữ ổn định giá cả thị trường, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu hàng hóa, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chính sách, lợi dụng các thời điểm lễ, Tết để tăng giá bất hợp lý.

Giá cả tăng cao, người dân lo sợ nguy cơ lạm phát
Theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu

Theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu và giá các mặt hàng nguyên vật liệu chính cho sản xuất trong nước đang hoặc dự báo có biến động tăng cao trên thị trường thế giới để có biện pháp quản lý, điều hành kịp thời để bình ổn thị trường nhất là đối với mặt hàng xăng dầu.

Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ các giải pháp về thuế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 160/CĐ-TTg.

Không điều chỉnh tăng giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, việc điều chỉnh các mặt hàng theo lộ trình phải được đánh giá kỹ những tác động đến CPI của quý II để bảo đảm dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm.

Cùng với đó, Bộ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra giá và kịp thời xử lý các sai phạm.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, biện pháp bình ổn giá, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần tạo ra sự đồng thuận trong xã hội để hạn chế tối đa các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý, kỳ vọng lạm phát.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
LĐLĐ huyện Đan Phượng: Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong CNVCLĐ

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong CNVCLĐ

Những tháng đầu năm, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng đã triển khai, tổ chức các hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đạt được những kết quả tích cực.
Công đoàn Trường Mầm non Hữu Bằng chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động

Công đoàn Trường Mầm non Hữu Bằng chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động

Thời gian qua, Công đoàn Trường Mầm non Hữu Bằng (huyện Thạch Thất) đã triển khai nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong cán bộ, giáo viên, người lao động nhằm tạo ra các sân chơi lành mạnh, bổ ích. Đây cũng là “liều thuốc” tinh thần để mọi người gắn bó, đoàn kết, tạo hiệu quả hơn trong công việc.
Tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động

Tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động

Từ đầu năm, các Công đoàn cơ sở thuộc Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân đã tổ chức phát động thi đua, đăng ký giao ước thi đua và động viên 100% cán bộ, công nhân viên chức lao động đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu thi đua theo Luật Thi đua, khen thưởng, quy chế khen thưởng của tổ chức Công đoàn...
LĐLĐ huyện Ứng Hòa: Nâng cao kỷ luật, tác phong công nghiệp trong CNVCLĐ

LĐLĐ huyện Ứng Hòa: Nâng cao kỷ luật, tác phong công nghiệp trong CNVCLĐ

Thời gian qua, bên cạnh việc triển khai hiệu quả công tác chăm lo cho công nhân, viên chức, lao động, các cấp Công đoàn huyện Ứng Hòa cũng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, học tập nâng cao trình độ và ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Hà Nội: Trao giải cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp tiểu học năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Trao giải cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp tiểu học năm học 2024 - 2025

Sáng 12/4, tại Hội trường A2 Đại học Kinh tế Quốc dân, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Language Link Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp tiểu học thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.

Tin khác

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nếu Mỹ áp thuế đối ứng

Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nếu Mỹ áp thuế đối ứng

Nếu Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sẽ tác động mạnh đến nhiều nhóm hàng xuất khẩu. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần chủ động hơn trong việc ứng phó với tác động của chính sách thuế quan thay vì chỉ phản ứng thụ động.
Giá xăng dầu hôm nay (12/4): Thế giới tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay (12/4): Thế giới tiếp tục giảm

Hôm nay (12/4), giá dầu thế giới đang hướng tới tuần giảm thứ hai liên tiếp trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về suy thoái do tình hình căng thẳng địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 60,08 USD/thùng, giảm 0,02%, giá dầu Brent ở mốc 63,32 USD/thùng, giảm 0,02%.
Tỷ giá USD hôm nay (12/4): Đồng USD trên thế giới và trong nước đồng loạt giảm

Tỷ giá USD hôm nay (12/4): Đồng USD trên thế giới và trong nước đồng loạt giảm

Tỷ giá USD hôm nay (12/4), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 41 đồng, hiện ở mức 24.923 đồng.
Hôm nay (12/4): Giá vàng trong nước tăng mạnh

Hôm nay (12/4): Giá vàng trong nước tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (12/4): Giá vàng thế giới tiếp đà tăng và “xô đổ” kỷ lục đạt được trước đó không lâu. Trong nước, giá vàng nhẫn và vàng miếng cũng tăng mạnh.
Giá vàng thế giới lên mức cao nhất mọi thời đại

Giá vàng thế giới lên mức cao nhất mọi thời đại

Giá vàng thế giới hôm nay tăng gần 2% và vượt ngưỡng quan trọng 3.200 USD/ounce. Chuyên gia dự báo vàng còn dư địa tăng thêm.
Giá vàng chiều 11/4: Tăng thêm gần 3 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều 11/4: Tăng thêm gần 3 triệu đồng/lượng

Chiều 11/4, giá vàng thế giới tiếp tục tăng thêm 42,83 USD/oune. Trong nước, giá vàng đồng loạt tăng theo, với mức tăng cao nhất lên tới 3 triệu đồng/lượng cả hai chiều mua và bán.
Tỷ giá USD hôm nay (11/4): Giá USD tại ngân hàng giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (11/4): Giá USD tại ngân hàng giảm mạnh

Hôm nay (11/4), giá USD tại các ngân hàng thương mại lao dốc, lùi sâu khỏi mốc 26.000 đồng.
Giá xăng dầu hôm nay (11/4): Thế giới và trong nước cùng giảm

Giá xăng dầu hôm nay (11/4): Thế giới và trong nước cùng giảm

Hôm nay (11/4), giá dầu thế giới giảm hơn 2 USD/thùng, xóa sạch đà tăng của phiên trước đó. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư xem xét kỹ hơn chi tiết về việc tạm dừng kế hoạch áp thuế rộng rãi của Mỹ. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 59,49 USD/thùng, giảm 4,70%, giá dầu Brent ở mốc 62,91 USD/thùng, giảm 4,03%
Giá vàng hôm nay (11/4): Vàng nhẫn, vàng miếng bứt phá mạnh mẽ

Giá vàng hôm nay (11/4): Vàng nhẫn, vàng miếng bứt phá mạnh mẽ

Hôm nay (11/4), giá vàng trong nước và thế giới giữ đà tăng giữa bối cảnh giới đầu tư đang tìm đến kim loại quý này như một kênh trú ẩn an toàn. Trước rủi ro suy thoái và tác động của thuế quan, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào vàng.
Xem thêm
Phiên bản di động