Gia tài làng cổ

(LĐTĐ) Đi biết bao ngôi làng, trong đó có những ngôi làng còn giữ được vẻ đẹp bình dị, hay ngôi làng đã bị đô thị hóa, tôi nhận thấy có nhiều điều chúng ta phải ra sức gìn giữ. Yên Trường thuộc xã Trường Yên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là một địa chỉ như vậy. Yên Trường hiện còn lưu giữ nhiều ngôi nhà làm bằng đá ong hàng trăm năm tuổi, nhiều giếng cổ thiên tạo mát lành và nơi đây còn có những người lặng thầm cống hiến, làm đẹp cho cảnh quan làng xóm.
Vẻ đẹp làng cổ ven sông Dấu xưa nơi làng cổ Đông Ngạc

Nhiều nét độc đáo

Nghe tiếng đã lâu, nhưng phải mãi đến dịp vừa rồi tôi mới có thể ghé thăm Yên Trường, phần vì dịch dã khiến chuyện đi lại không thuận lợi, phần khác vì công việc cứ cuốn mãi, tôi không thể dành hẳn một ngày để “phượt”, để khám phá các nét lạ.

Gia tài làng cổ
Một góc bình yên ở Yên Trường. (Ảnh: Giang Nam)

Đường vào Yên Trường giờ êm ru, không gian thoáng đãng được tô điểm bởi hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình và những con người hồn hậu, chất phác. Cũ và mới đan xen. Một điểm rất sáng ở Yên Trường mà không phải nơi nào cũng có đó là không gian xanh, không gian công cộng dành cho người dân rất thoáng đãng, rộng rãi. Các tuyến đường làng, ngõ xóm đều được dọn dẹp sạch sẽ; nhiều ao, hồ được xây kè kiên cố, xung quanh có rặng cây, ghế đá khiến Yên Trường tựa như một công viên thu nhỏ...

Đi sâu vào làng, tôi bắt gặp những con ngõ nhỏ với những ngôi nhà cổ, cũ và có kiến trúc lạ lùng. Nhà ở Yên Trường rất độc đáo với vật liệu làm từ đá ong. Tường nhà, tường rào, cổng nhà... không màu mè, không cầu kỳ hoa mĩ, những bức tường đá ong sậm như sáp mật hiện hữu khắp ngõ xóm. Bên cạnh tường đá ong là những cánh cổng cổ, thiết kế mái vòm đặc trưng văn hóa Việt. Trên mái vòm thường là biểu tượng bức cuốn thư ghi vài câu chữ Hán Nôm nhằm thể hiện mong cầu ấm no, hạnh phúc cho gia đình hoặc đơn giản chỉ là hình bông hoa, cây lúa.

Bà Nguyễn Thị Hòa, sinh năm 1948, một người dân trong làng khi thấy tôi đang ngẩn ngơ tìm những nét xưa cũ, bà vội bảo nơi đây hiện còn giữ được nhiều giếng cổ bằng đá ong có hình thù kỳ lạ. Không giống như những giếng đào hay giếng khoan ở các vùng khác, ở Yên Trường giếng hoàn toàn được hình thành tự nhiên nên gọi là thiên tạo. Miệng giếng vẫn hình tròn nhưng lòng giếng thì khúc khuỷu, hình dáng như bàn chân con người.

Bà Hòa chia sẻ, điểm tiếc nuối duy nhất là qua thời gian, nhiều giếng đã bị vùi lấp, giờ còn 6 - 7 giếng, nằm rải rác ở các xóm. Bên mỗi giếng nước đều có cổ thụ soi bóng mát và am nhỏ để thờ. Để tránh lá cây rụng xuống làm ô nhiễm nguồn nước, người dân xây tường bao quanh miệng giếng và căng bạt để làm mái che. Nước giếng được lọc qua đá ong trong vắt, không bao giờ cạn. Vậy nhưng cũng có điểm lạ là hễ giếng nào không có người sử dụng là mạch nước tự dưng trở nên không còn ngon ngọt. “Nơi đây có giếng do không có người ăn nên nước giếng trở nên không ngon và cạn dần…” - bà Hòa quả quyết.

Thời gian tựa như một dòng chảy mạnh mẽ, khiến mọi thứ biến thiên, thế nhưng giếng cổ ở Yên Trường lại khác. Hàng trăm năm trước nơi đây là không gian sinh hoạt của người dân. Người ta vẫn ra giếng lấy nước, giặt giũ, trò chuyện, hóng mát. Bên giếng có những nụ cười, có những cuộc tình duyên đôi lứa khởi phát. Đến nay vẫn vậy. Bên giếng những ngày hè oi ả người làng lại gặp gỡ, chia sẻ về công việc, cách giáo dục con cháu, làm cuộc sống tốt đẹp hơn.

Người làm đẹp không gian làng

Ở làng Yên Trường có một trong những tấm gương làm “xanh” làng là ông Trịnh Nhân Kỳ, với công trình cổng và hàng rào được đan bện bằng cây ô-rô. Suốt 30 năm qua, ông Kỳ đã kỳ công và tỉ mẩn tạo dáng cho cổng nhà và tường rào thành một tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên kỳ thú hiện hữu giữa làng quê thanh bình. Theo lời ông Kỳ, từ năm 1992 ông đã bắt tay vào công việc này. Thời điểm đó, trước nhà ông là ao làng lớn, ông nghĩ bản thân nếu làm một chiếc cổng hình cổng chùa hướng ra sẽ rất ấn tượng. Nghĩ là làm, trong mấy năm đó ông Kỳ đi khắp nơi để sưu tầm, tìm và nhân giống cây ô-rô.

Gia tài làng cổ
Ông Trịnh Nhân Kỳ với công trình cổng và hàng rào được đan bện bằng cây ô-rô. (Ảnh: Giang Nam)

Ông Kỳ chia sẻ, ô-rô là loại cây khó sống nên để được hàng rào dầy dặn, ông phải trồng đi trồng lại nhiều lần rồi tỉ mỉ chăm sóc thì cây mới sống và đẻ nhiều nhánh. Chính bản thân ông cũng không biết mình đã bỏ ra bao nhiêu công, cắt mòn biết bao nhiêu cái kéo để thực hiện tác phẩm. Và kết quả là ông Kỳ đã tạo nên một công trình nghệ thuật cây xanh kỳ vĩ và hơn thế nữa công trình đó lại được kết hợp với nếp nhà cổ, phía trước là hồ nước đã trở thành một giá trị mà bất kỳ ai đi qua cũng phải ngỡ ngàng, trầm trồ thán phục. “Đây là loài khó sống nên phải chăm sóc rất khéo thì mới sống và lên đều nhánh. Trải qua nhiều năm trồng tỉa, cuối cùng tôi cũng có một hệ thống hàng rào tạm ưng ý. Và để thực hiện ý tưởng làm chiếc cổng mô phỏng cổng chùa, tôi tích cực nuôi, uốn cây và tác động tích cực bằng chất hữu cơ để chúng có thể mọc dài theo đúng ý”- ông Kỳ chia sẻ.

Cứ thế, chiếc cổng và tường cây của gia đình ông Trịnh Nhân Kỳ đã hiện diện và cống hiến cho cảnh quan của Yên Trường một công trình nghệ thuật giá trị, được du khách nhiều nơi về tham quan, chụp hình lưu niệm. Một điểm rất đáng trân quý khác là hiện gia đình ông Kỳ vẫn giữ được nếp nhà cổ. Trong khuôn viên sân gạch ông Kỳ cho kê nhiều chậu cây cảnh. Tôi đã ghé thăm ngôi nhà gỗ của ông Kỳ, phía bên trong là một khung cảnh đẹp. Cách bài trí ban thờ, đến sập gụ tủ chè, câu đối, đại tự… đều theo mẫu mực xưa. Ông Kỳ coi đó như một bảo vật cha ông, bảo vật của làng và ông sẵn sàng tiếp đón khách lạ vào bên trong để hướng dẫn như một chuyên gia du lịch.

Đi sâu vào làng, tôi bắt gặp những con ngõ nhỏ với những ngôi nhà cổ, cũ và có kiến trúc lạ lùng. Nhà ở Yên Trường rất độc đáo với vật liệu làm từ đá ong. Tường nhà, tường rào, cổng nhà... không màu mè, không cầu kỳ hoa mĩ, những bức tường đá ong sậm như sáp mật hiện hữu khắp ngõ xóm. Bên cạnh tường đá ong là những cánh cổng cổ, thiết kế mái vòm đặc trưng văn hóa Việt. Trên mái vòm thường là biểu tượng bức cuốn thư ghi vài câu chữ Hán Nôm nhằm thể hiện mong cầu ấm no, hạnh phúc cho gia đình hoặc đơn giản chỉ là hình bông hoa, cây lúa.

Nhiều điểm trân quý song hiện Yên Trường cũng đang phải đối mặt với tình trạng nét cổ kính dần bị phôi pha. Yên Trường chưa thu hút được khách du lịch mà hầu hết đều tự phát, manh mún do các nhóm phượt hoặc nhiếp ảnh gia thỉnh thoảng ghé thăm. Nhiều người dân cho biết do thiếu quy hoạch và chiến lược phát triển nên số lượng nhà cổ bằng đá ong hiện nay không còn nhiều. Nhiều nhà bị biến dạng, xâm thực và đan xen giữa cũ và mới.

Kỳ thực, câu chuyện Yên Trường đang phải đối mặt không phải đến bây giờ mới có. Nhìn rộng ra có thể thấy, không ít những khu vực làng xóm cũ ven đô, đã và đang từng bước trở thành cư dân đô thị, nhưng lại hoàn toàn trở thành “khoảng trống” trong chuyện quản lý xây dựng hay trong việc cải tạo, bảo tồn.

Ngay trung tâm Thủ đô cũng có thể chứng kiến những xóm làng với những địa danh: Ngọc Hà, Đại Yên, Vĩnh Phúc, Kim Mã, Bưởi… vẫn còn nguyên đó trong 4 quận nội thành cũ. Thế nhưng, thứ đọng lại là hoài niệm và cái tên chỉ địa danh. Tại những nơi này, hồ, ao các khoảng đất canh tác xen cài trong làng xóm dần bị xóa bỏ, thay thế bằng những công trình khác. Người dân tự tách nhỏ các khu đất nhà ở của cha ông trong làng xóm để bán thu lời hay sinh nhai, để chia thừa kế cho con cái. Để tìm những nét xưa, hiện người ta chỉ tìm thấy những cổng làng quý báu, những cây đa, giếng nước đầu làng… Đó là tất cả những không gian “linh hồn” của làng quê còn sót lại ở cái gọi là “làng trong đô thị” ấy.

Nhìn từ Yên Trường, từ chuyện một ngôi làng để ngẫm nghĩ về những ngôi làng khác, tôi chợt nảy ra sự băn khoăn. Vì sao có những làng cổ còn giữ được vẻ đẹp bình dị mà những ngôi làng khác lại không? Phải chăng, từ những lý do đã kể trên, thì những ngôi làng từng “đẹp trong mắt ai” nay đã không còn hồn cốt xưa cũ đã bị xâm thực quá nặng, và những ngôi làng ấy không còn những người tâm huyết đưa thương hiệu làng vang xa?./.

Giang Nam

Nên xem

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động