Gia tăng bệnh nhân bị rắn độc cắn vào mùa hè
![]() | Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Mặt trận cần phải làm tốt nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội |
![]() | Hoại tử bàn tay trái vì đắp thuốc lá chữa rắn cắn |
![]() | Gia tăng bệnh nhi nhập viện do bị rắn độc cắn |
Đơn cử như trường hợp bệnh nhân Lê Việt H (32 tuổi, Phú Thọ) vào viện tối 14/5 vì bị rắn lục cắn. Theo lời kể của người nhà, khoảng 16h ngày 14/5, khi đi ra ngoài vườn, bệnh nhân bị một con rắn màu xanh to bằng đầu ngón tay trỏ cắn vào mặt trong bàn chân trái.
Sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân có garo vết thương nhưng vẫn đau nhiều nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương rồi chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.
![]() |
Hình ảnh vết rắn cắn ở ngón tay cái của bệnh nhân bị sưng đỏ, có dấu hiệu hoại tử (Ảnh: Mai Thanh). |
Tương tự, trường hợp thứ hai bị rắn hổ mang cắn là anh Nguyễn Văn Đ (41 tuổi, ở Khoái Châu, Hưng Yên). Trong khi dọn đống gạch cũ lâu ngày, anh đã bị một con rắn hổ mang cắn vào ngón tay cái. Sau đó, bệnh nhân có garo và nặn máu vết cắn. Vị trí bị cắn sưng đau nhiều, tấy đỏ.
Sau khi được chuyển đến Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hưng Yên, bệnh nhân được truyền dịch... và được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Hay trường hợp bệnh nhân Lê Văn Niên (47 tuổi, ở Bắc Giang) bị rắn cắn khi đang đi làm đồng. Theo lời kể của bệnh nhân, khoảng 17h ngày 14/5 bệnh nhân đi làm ngoài ruộng bị rắn to bằng ngón chân cái, màu đen cắn vào ngón trỏ bàn tay phải.
Sau cắn, bệnh nhân bị buốt nhiều, sưng đau, tấy đỏ. Bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai sau 10h bị rắn cắn.
Theo bác sĩ Nguyên, ở Việt Nam rắn độc cắn là một trong những tai nạn thương tích phổ biến. Tại Trung tâm Chống độc, rắn cắn là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc hàng đầu, đặc biệt xảy ra nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 11 - là mùa sinh sôi, phát triển của rắn độc.
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo, hiện Việt Nam có rất nhiều loại rắn độc và mỗi loại lại có cơ chế gây độc khác nhau, nên tùy theo loại rắn độc mà chúng ta có biện pháp sơ cứu cũng như hướng điều trị khác nhau.
Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cũng nhấn mạnh, sai lầm lớn nhất của những bệnh nhân khi bị rắn cắn là cứ loay hoay ở nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu, chỉ đến khi có các biểu hiện của suy hô hấp nư: Tím tái, co cơ, khó thở… thì mới đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế.
Trong khi, người dân cần chú ý, nếu bị rắn độc cắn cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách với mục đích làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu) để được xử lý kịp thời.
Theo bác sĩ Nguyên, khi không may bị rắn cắn, người nhà bệnh nhân cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như: Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng; không để bệnh nhân tự đi lại; bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn); áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường); vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động; nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...). |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng
Tin khác

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus
Y tế 17/04/2025 17:08

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn
Y tế 17/04/2025 15:47

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng
Y tế 16/04/2025 17:52

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước 15/04/2025 09:42