Giá xăng tăng mạnh, doanh nghiệp vận tải kêu trời

Sau thời gian dài chịu tác động của dịch Covid-19, đến nay, vừa mới bắt đầu phục hồi trở lại thì ngành doanh nghiệp vận tải lại phải đối mặt với khó khăn khi giá xăng dầu liên tục tăng cao. Nhiều doanh nghiệp cho biết, chưa lúc nào họ cảm thấy bế tắc như hiện nay. Bởi, nếu tăng giá vé để bù vào giá xăng dầu sẽ dễ khiến hành khách quay lưng, nhưng không tăng giá vé, thì doanh nghiệp khó lòng trụ vững.
Bộ Tài chính lý giải việc giá xăng tăng kỷ lục Thanh tra các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu Giá xăng, dầu đồng loạt tăng cao

Chật vật xoay sở

Chịu tác động từ xu hướng chung của thế giới, tại nước ta giá xăng dầu cũng tăng liên tục. Từ 15h ngày 21/2, giá xăng RON 95 đã lập kỷ lục khi chạm mức 26.280 đồng một lít, xăng E5 tăng thêm 960 đồng lên 25.530 đồng một lít. Tương tự, giá các loại dầu cũng tăng đồng loạt, dầu hỏa là 19.500 đồng một lít, tăng 750 đồng. Dầu diesel là 20.800 đồng một lít, tăng 940 đồng...

Việc giá xăng dầu tăng cao trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp đã tạo áp lực lớn tới sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mà đặc biệt là ngành vận tải hành khách.

Ông Đỗ Văn Bằng - Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát (chủ sở hữu nhà xe Sao Việt) cho biết, chi phí nhiên liệu chiếm tới 40-50% là nỗi lo rất lớn của các doanh nghiệp vận tải, việc giá xăng dầu liên tục tăng mạnh trong thời gian qua đã khiến cho nhiều doanh nghiệp thật sự lao đao.

Giá xăng tăng mạnh, doanh nghiệp vận tải kêu trời
Sau Tết nguyên đán tới nay các nhà xe chỉ chạy với 30% công suất. (Ảnh: Lê Thắm)

Trong khi đó, từ sau Tết đến nay, người dân vẫn có tâm lý e ngại vì dịch bệnh Covid-19 nên lượng hành khách đi xe chỉ đạt khoảng 30%. Để thích ứng phù hợp với tình hình vắng khách như hiện nay, doanh nghiệp của ông tập trung đưa các xe cỡ nhỏ, ít giường vào hoạt động. Bởi vì với xe lớn, nhiều giường, hành khách thường sợ đông người quá dễ lây bệnh, còn chạy không kín giường thì nhà xe sẽ phải chịu lỗ.

“Điều khiến tôi và nhiều chủ doanh vận tải lo lắng nhất lúc này là nếu giá xăng dầu tiếp tục neo cao thì chỉ trong một thời gian ngắn nữa sẽ không thể cầm cự được. Tuy nhiên, trong thời dịch bệnh như hiện nay, nếu tăng giá vé thì khả năng cao khách hàng sẽ quay lưng, không sử dụng dịch vụ nữa, như vậy, chẳng khác nào tự sát”, ông Bằng cho hay.

Tương tự, đại diện nhà xe Phiệt Học (tham gia vận tải hành khách trên tuyến Hà Nội - Thái Bình) cũng đứng ngồi không yên, khi chi phí nhiên liệu chiếm đang chiếm phần lớn lợi nhuận.

“Hiện nay, nhà xe của tôi chủ yếu đang hoạt động cầm chừng trong tình trạng không đủ chi phí, phải bù lỗ. Nếu như giá xăng, dầu vẫn giữ mức cao như hiện nay tôi nghĩ thời gian tới tôi sẽ không cầm cự được nữa mà phải cắt giảm chuyến, tuyến hoặc phải tạm dừng hoạt động”, nhà xe Phiệt Học than thở.

Dù khó khăn là vậy nhưng nhà xe vẫn quyết định giữ nguyên giá vé, cước vận chuyển cho hành khách. Để duy trì hoạt động trong thời gian bị ảnh hưởng bởi giá xăng dầu tăng, các nhà xe cho biết đều thực hiện giải pháp là cắt giảm tối đa chi phí, dừng hoặc giảm chuyến, tuyến không cần thiết. Đồng thời, mong muốn nhà nước có những chính sách ổn định giá xăng dầu trong thời gian dài.

Giá xăng tăng mạnh, doanh nghiệp vận tải kêu trời
Các hãng xe taxi cũng tính tới bài toán tăng giá cước dịch vụ. (Ảnh: Lê Thắm)

Không chỉ các xe khách liên tỉnh, việc xăng tăng giá cũng khiến cho các hãng xe taxi rối ren, đắn đo cân đối giá cước dịch vụ. Ông Nguyễn Công Hùng - Giám đốc Taxi Mai Linh miền Bắc, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho biết, dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp taxi cạn kiệt nguồn lực. Giá xăng dầu tăng càng khiến lái xe mất thêm thu nhập, ngại việc và bỏ việc.

Trong khi đó, xăng dầu chiếm phân nửa giá thành vận tải. Khi xăng dầu tăng ảnh hưởng trực tiếp đến giá cước vận tải. Theo ông Hùng, chắc chắn các hãng taxi sẽ phải tăng giá cước nhưng tăng vào thời điểm nào, mức tăng như thế nào thì cần thời gian để nghiên cứu và đánh giá tình hình.

Giảm thuế, phí, chủ động nguồn cung xăng dầu

Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam phân tích, chi phí nhiên liệu hiện chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu giá thành vận tải. Nhà nước hiện không quản lý giá cước vận tải mà để doanh nghiệp tự quyết định, không loại trừ khi tăng giá nhiên liệu, doanh nghiệp sẽ tăng giá cước để cân đối thu chi.

“Khi mặt bằng giá cước mới sẽ tác động tiêu cực, làm chậm thêm quá trình phục hồi thị trường vận tải và nhu cầu đi lại của hành khách sau đại dịch và người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu hậu quả của việc tăng giá này”, ông Quyền nhận định.

Dẫn chứng về mức thu loại thuế bảo vệ môi trường thu qua xăng dầu đang khá lớn từ 3.800-4.000 đồng/lít, ông Quyền kiến nghị Nhà nước cần xem xét điều chỉnh giảm loại thuế này, qua đó sẽ giảm được giá loại nhiên liệu. Đây là giải pháp cấp thiết hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Công Hùng cho rằng, trên thị trường hiện nay đang có 2 loại xăng cụ thể: Xăng E5 RON 92 là xăng sinh học và xăng RON A95 (xăng khoáng). Nhà nước đang khuyến khích người dân sử dụng xăng E5 thì phải có biên độ giá chênh lệch cao để người dân lựa chọn.

“Bản thân xăng E5 là xăng sinh học, bảo vệ môi trường, vậy tại sao lại thu thuế bảo vệ môi trường loại xăng này. Chính vì thế cần phải miễn hoặc tạm dừng việc thu phí bảo vệ môi trường đối với xăng E5, như vậy mới có thể ổn định được giá cước vận tải”, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội đề xuất.

Giá xăng tăng mạnh, doanh nghiệp vận tải kêu trời
Giá xăng tăng cao, đạt ngưỡng kỷ lục trong 8 năm qua. (Ảnh: Lê Thắm)

Còn theo chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, việc giá xăng dầu liên tục tăng cao trong thời gian qua, thậm chí đạt ngưỡng kỷ lục trong 8 năm qua đã và đang gây ra những tác động tiêu cực lớn cho hoạt động vận tải trong nước.

“Đáng lo ngại nhất là các doanh nghiệp vận tải hành khách vì họ vẫn chưa phục hồi được, hành khách đi xe vẫn còn rất vắng. Giờ chi phí cho mỗi chuyến xe lại bị giá xăng dầu đội lên cao, nhiều doanh nghiệp sẽ không thể trụ nổi”, ông Bùi Danh Liên cho biết.

Chuyên gia giao thông này đề xuất, để có thể ổn định và hạn chế tác động của giá xăng dầu tăng trong hoạt động vận tải, Nhà nước có thể trích một khoản kinh phí để có thể hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Liên cũng thừa nhận, trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn như hiện nay, việc trợ giá xăng dầu cũng là giải pháp không dễ thực hiện.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội cũng nhận định: “Về lâu dài, ngoài việc hỗ trợ kinh phí cho người dân, thì cần tiến tới xây dựng thị trường xăng dầu cạnh tranh, cho nhiều doanh nghiệp vào tham gia, để thị trường tự điều tiết giá xăng dầu. Hiện nay, Việt Nam chỉ có 6 nhà phân phối xăng dầu khiến cho giá xăng cao, khó tìm được nguồn hàng rẻ. Vì vậy muốn tiến tới sự cạnh tranh trên thị trường một cách minh bạch, công khai để có lợi cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, Nhà nước cần phải mở rộng thị phần xăng dầu cho các chủ thể khác cùng kinh doanh trên thị trường mà đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài”.

Bên cạnh đó, theo ông Liên, Nhà nước cũng cần xem xét đến việc đẩy mạnh sản xuất xăng E5. Loại xăng này có thể sử dụng các nguyên liệu ở trong nước để sản xuất, với nguồn nguyên liệu nội nhập thì giá thành cũng rẻ hơn đồng thời còn giúp bảo vệ môi trường. Việc Nhà nước kích thích tự sản xuất xăng dầu trong nước sẽ là một giải pháp hiệu quá mang tính lâu dài trong việc kiềm chế và giảm giá thành xăng dầu.

Mộc Thanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động quận Bắc Từ Liêm

Chú trọng các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động quận Bắc Từ Liêm

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, thời gian qua, các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiếp tục được các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm quan tâm và triển khai có hiệu quả.
3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm.
Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội.
Dấu ấn Công đoàn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục

Dấu ấn Công đoàn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Mầm non Mỹ Đình 1 là một trong những đơn vị tiêu biểu của quận Nam Từ Liêm trong việc triển khai hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" gắn với nâng cao chất lượng dạy và học. Với mô hình "Giờ học hạnh phúc - Lớp học yêu thương", nhà trường đã tạo dựng môi trường giáo dục lý tưởng, nơi mỗi trẻ đều được phát triển toàn diện và hạnh phúc.
Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây thông tin, thời gian qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng đã huy động mọi nguồn lực của nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.
Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong trường học góp phần hình thành những suy nghĩ, tình cảm và niềm tin tốt đẹp trong tâm thức của học sinh.
Toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sau 3 ngày làm việc, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp phiên bế mạc chiều nay (12/4). Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Tin khác

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng từ 8%

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nếu Mỹ áp thuế đối ứng

Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nếu Mỹ áp thuế đối ứng

Nếu Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sẽ tác động mạnh đến nhiều nhóm hàng xuất khẩu. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần chủ động hơn trong việc ứng phó với tác động của chính sách thuế quan thay vì chỉ phản ứng thụ động.
Giá xăng dầu hôm nay (12/4): Thế giới tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay (12/4): Thế giới tiếp tục giảm

Hôm nay (12/4), giá dầu thế giới đang hướng tới tuần giảm thứ hai liên tiếp trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về suy thoái do tình hình căng thẳng địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 60,08 USD/thùng, giảm 0,02%, giá dầu Brent ở mốc 63,32 USD/thùng, giảm 0,02%.
Tỷ giá USD hôm nay (12/4): Đồng USD trên thế giới và trong nước đồng loạt giảm

Tỷ giá USD hôm nay (12/4): Đồng USD trên thế giới và trong nước đồng loạt giảm

Tỷ giá USD hôm nay (12/4), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 41 đồng, hiện ở mức 24.923 đồng.
Hôm nay (12/4): Giá vàng trong nước tăng mạnh

Hôm nay (12/4): Giá vàng trong nước tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (12/4): Giá vàng thế giới tiếp đà tăng và “xô đổ” kỷ lục đạt được trước đó không lâu. Trong nước, giá vàng nhẫn và vàng miếng cũng tăng mạnh.
Giá vàng thế giới lên mức cao nhất mọi thời đại

Giá vàng thế giới lên mức cao nhất mọi thời đại

Giá vàng thế giới hôm nay tăng gần 2% và vượt ngưỡng quan trọng 3.200 USD/ounce. Chuyên gia dự báo vàng còn dư địa tăng thêm.
Giá vàng chiều 11/4: Tăng thêm gần 3 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều 11/4: Tăng thêm gần 3 triệu đồng/lượng

Chiều 11/4, giá vàng thế giới tiếp tục tăng thêm 42,83 USD/oune. Trong nước, giá vàng đồng loạt tăng theo, với mức tăng cao nhất lên tới 3 triệu đồng/lượng cả hai chiều mua và bán.
Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước

Sáng nay (11/4), tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị thảo luận và đưa ra những ý kiến đóng góp cho Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN). Thứ trưởng Bộ Tài chính Hồ Sỹ Hùng chủ trì Hội nghị.
Tỷ giá USD hôm nay (11/4): Giá USD tại ngân hàng giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (11/4): Giá USD tại ngân hàng giảm mạnh

Hôm nay (11/4), giá USD tại các ngân hàng thương mại lao dốc, lùi sâu khỏi mốc 26.000 đồng.
Giá xăng dầu hôm nay (11/4): Thế giới và trong nước cùng giảm

Giá xăng dầu hôm nay (11/4): Thế giới và trong nước cùng giảm

Hôm nay (11/4), giá dầu thế giới giảm hơn 2 USD/thùng, xóa sạch đà tăng của phiên trước đó. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư xem xét kỹ hơn chi tiết về việc tạm dừng kế hoạch áp thuế rộng rãi của Mỹ. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 59,49 USD/thùng, giảm 4,70%, giá dầu Brent ở mốc 62,91 USD/thùng, giảm 4,03%
Xem thêm
Phiên bản di động