Giải bài toán giảm tỷ lệ thiếu việc làm do Covid-19

Dịch Covid-19 đã khiến tỷ lệ thiếu việc làm của người dân trong độ tuổi lao động ở Việt Nam tăng cao. Để giải bài toán thiếu việc làm, Nhà nước và DN rất cần thực hiện những chính sách để người lao động có công việc và thu nhập ổn định cuộc sống.
Nhiều giải pháp kích cầu, khôi phục thị trường lao động Trợ lực phát triển thị trường lao động Hà Nội đặt mục tiêu giới thiệu việc làm cho 156.000 lao động trong năm 2020

Thiếu việc làm phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế

Cũng như vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm vừa là vấn đề kinh tế, vừa là vấn đề xã hội được các nhà kinh tế và các nhà lập chính sách hết sức quan tâm. Bởi vì, chỉ tiêu thiếu việc làm phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế; mà thông qua việc đo lường các chỉ tiêu này theo từng thời kỳ có thể tính được qui mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, là cơ sở quan trọng để xây dựng các chiến lược và chính sách kinh tế vĩ mô cũng như các chính sách về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược việc làm. Cùng với đó là xây dựng các chính sách liên quan đến phát triển thị trường lao động; chính sách tiền lương và tiền công, chính sách xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ thu nhập, bảo hiểm…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm của người lao động (NLĐ). Năng lực kém là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng NLĐ thiếu việc làm. Năng lực kém dẫn đến không đủ tiêu chuẩn, không thể đảm bảo năng suất, không đảm bảo thời gian hoàn thành công việc để kịp tiến độ nên họ có mong muốn làm thêm giờ.

Công việc không phù hợp cũng là một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng thiếu việc làm. Do tính chất công việc không đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của NLĐ hoặc không đáp ứng được trình độ của NLĐ do công việc quá cao hoặc quá thấp so với năng lực của họ dẫn đến tình trạng lao động có xu hướng tìm kiếm công việc phù hợp hơn và dành ít thời gian cho công việc hiện tại.

Minh họa biểu đồ Hình 1:
Minh họa biểu đồ Hình 1

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ lệ thiếu việc làm của Việt Nam rất thấp. Trong 10 năm qua, tỷ lệ thiếu việc làm của dân số trong độ tuổi lao động đều ở mức dưới 3% và liên tục giảm cho đến năm 2019, năm trước khi xuất hiện dịch Covid-19.

“Bước ngoặt” phục hồi thị trường lao động

Đại dịch Covid-19 đã kéo dài ở Việt Nam hơn hai năm qua, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế, việc làm trong đó có thất nghiệp và thiếu việc làm của NLĐ. Thị trường lao động đối mặt với hàng loạt tiêu cực: Hàng triệu lao động bị mất việc làm, cơ hội tìm kiếm việc làm của NLĐ trở nên hết sức khó khăn.

Việt Nam đã trải qua 4 đợt bùng phát đại dịch Covid-19, trong đó đợt bùng phát thứ nhất và thứ tư có ảnh hưởng nặng nề nhất đến thị trường lao động. Các đợt cách ly, giãn cách xã hội kéo dài trên diện rộng cùng với sự tắc nghẽn trong chuỗi giá trị toàn cầu do đại dịch Covid-19 làm tăng giá nguyên vật liệu, khiến nhiều DN, cơ sở sản xuất kinh doanh không còn khả năng chống đỡ nên buộc phải cắt giảm lao động hoặc thực hiện chính sách nghỉ, giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm dẫn đến số người thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng.

Có thể nhận thấy rõ tác động nặng nề của dịch Covid-19 đến thị trường lao động, đặc biệt là tình trạng thiếu việc làm theo diễn biến của dịch bệnh. Năm 2019, khi chưa có dịch Covid-19, số người thiếu việc làm trong 4 quý luôn luôn giảm và chỉ còn ở mức 1,19%. Tuy nhiên, sau khi bùng phát đợt dịch Covid-19 thứ nhất vào đầu quý I/2020, đặc biệt là sau khi Việt Nam thực hiện đợt giãn cách toàn xã hội 15 ngày bắt đầu từ 0 giờ 1/4/2020, tỷ lệ thiếu việc làm bắt đầu tăng mạnh và đạt mức 3,98%, cao gấp hơn 3 lần so với quý IV năm 2019. Sau khi đạt mức khá cao vào quý II/2020, tỷ lệ thiếu việc làm bắt đầu giảm dần và chỉ còn 1,82% vào quý IV/2020.

Khi đợt dịch Covid-19 thứ 3 và thứ 4 bùng phát vào cuối tháng 1 và cuối tháng 4 năm 2021, tỷ lệ thiếu việc làm đã liên tục tăng lên, đạt mức cao nhất là 4,46% vào quý III/2021.

Minh họa biểu đồ Hình 2.
Minh họa biểu đồ Hình 2.

Cũng như tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị thường cao hơn so với khu vực nông thôn. Trong khi tỷ lệ thiếu việc làm năm 2021 ở khu vực nông thôn là 2,96%, ở khu vực thành thị, tỷ lệ này là 3,33%, cao hơn 0,37 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn. Trong 4 quý năm 2021, chỉ có quý I, tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị là thấp hơn so với khu vực nông thôn.

Minh họa biểu đồ hình 3.
Minh họa biểu đồ hình 3.

Tuy nhiên, ngày 11/10/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” và đã được thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Các cấp, ngành, địa phương đã có những phương án để thích nghi an toàn, khoanh vùng dập dịch bên cạnh việc duy trì, đẩy nhanh tiến độ sản xuất, kinh doanh. Qua đó, tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, đồng thời kinh tế dần được khôi phục và có sự khởi sắc. Số người có việc làm đã tăng mạnh, làm cho số người thiếu việc giảm đi, chỉ còn 3,37% vào quý IV/2021.

Trả lương xứng đáng cho người lao động

Tình trạng thiếu việc làm có tác động tiêu cực cho cả DN, cơ sở sản xuất kinh doanh lẫn NLĐ. Tuy nhiên, NLĐ thiếu việc làm là đối tượng chịu ảnh hưởng và thiệt thòi nặng nề nhất. Thứ nhất, đó là mức lương thấp. Việc làm thiếu giờ, thiếu việc làm chắc hẳn NLĐ không thể được hưởng mức lương như cũ được nên ảnh hưởng đến chi tiêu. Thứ hai, mất cơ hội và lãng phí thời gian của NLĐ. Thay vì theo đuổi tiếp một công việc nhưng lại có kết quả làm việc không tốt, trong khi NLĐ có thể tìm kiếm công việc khác hấp dẫn hơn, tốt đẹp hơn hoặc phù hợp hơn.

Để khắc phục tình trạng thiếu việc làm, Nhà nước cần quan tâm đến những lao động năng lực thấp nhưng có triển vọng phát triển thông qua các chương trình đào tạo, dạy nghề, nâng cao kỹ năng và trình độ, nâng cao trí thức cho NLĐ. Đối với các DN và cơ sở sản xuất kinh doanh, cần giải quyết tốt bài toán NLĐ và mức lương dành cho họ để NLĐ an tâm hoàn thành công việc, không có suy nghĩ nhảy việc vì lương. Trường hợp thừa nhân lực, DN có thể cắt giảm nhân sự, giữ lại người có chuyên môn phù hợp với công việc và họ có nhu cầu làm việc tiếp, đóng góp cho công ty. Khi DN tuyển dụng cần người có tiềm năng, năng lực phù hợp với công việc. Một trong những giải pháp giải quyết thiếu việc làm tốt nhất hiện nay mà DN nên tận dụng, đó chính là các trung tâm giới thiệu việc làm và các công cụ hỗ trợ hữu hiệu để tuyển dụng được lao động theo nhu cầu./.

Có hai loại thiếu việc làm: Thiếu việc làm hữu hình và thiếu việc làm vô hình. Thiếu việc làm hữu hình là người có việc làm có số giờ làm việc ít hơn qui định, có nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm và sẵn sàng làm việc dù bất cứ hoàn cảnh nào.

Thiếu việc làm vô hình là tình trạng NLĐ đạt đủ số giờ làm việc, thậm chí nhiều hơn số giờ qui định, đủ việc làm nhưng lại hưởng mức lương thấp hơn, không xứng đáng.

Khái niệm thiếu việc làm của Việt Nam cũng tương tự như qui định của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Theo ILO, thiếu việc làm là NLĐ trong tuần lễ tham chiếu có số giờ làm việc dưới mức qui định chuẩn. Và, thiếu việc làm được hiểu là tình huống mà có sự không phù hợp giữa cơ hội việc làm và trình độ học vấn của NLĐ.

Theo Hoàng Văn Phái/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/giai-bai-toan-giam-ty-le-thihttps://kinhtedothi.vn/giai-bai-toan-giam-ty-le-thieu-viec-lam-do-covid-19.htmleu-viec-lam-do-covid-19.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp tại Hà Nội có xu hướng tăng cường tuyển dụng lao động, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh dịp cao điểm lễ Tết. Dự báo, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản…
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) 10 tháng qua, cả nước đã đưa được hơn 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt so với mục tiêu đặt ra cho năm 2024 là đưa từ 125.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài.
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động từ mọi miền Tổ quốc đổ về. Do tác động của đại dịch Covid-19, đến nay cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa lấy lại phong độ, song nguồn nhân lực xem ra ngày một “hụt hơi”. Đặc biệt, do nhu cầu dịch chuyển lao động từ TP.HCM về quê, nên đến cuối năm thị trường rộng lớn này đang thiếu hụt lượng lao động tương đối lớn.
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

(LĐTĐ) Căn cứ trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, các chuyên gia đã lựa chọn 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ sức sáng tạo, tinh thần cống hiến của người lao động chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến, kịp thời động viên, khen thưởng người lao động có đề xuất, ý tưởng cải tiến. Từ đó, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người lao động trong Công ty.
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã nỗ lực phát huy vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn

Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn

(LĐTĐ) Với gần 1.400 chỉ tiêu tuyển dụng, đa dạng lĩnh vực ngành nghề của các doanh nghiệp đăng ký tham gia, Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước đã tạo cơ hội việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc và thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản về nước nói riêng.
Xem thêm
Phiên bản di động