Giải bài toán vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp

Tìm vốn ở đâu cho doanh nghiệp phát triển và tiếp tục các kế hoạch đầu tư năm 2022? Lẫn trung, dài hạn? Đó là vấn đề mà các chuyên gia, các nhà đầu tư bàn luận tại điễn đàn trực tuyến "Chiến lược huy động vốn của doanh nghiệp trong hoàn cảnh mới" chiều ngày 24/8.
“Siết” tín dụng, thị trường bất động sản được thanh lọc? “Vita - Cho con” - sản phẩm bảo hiểm đầu tư giáo dục với nhiều quyền lợi vượt trội Nhiều doanh nghiệp muốn nghiên cứu, đầu tư bất động sản ở Quảng Nam

Tình hình lạm phát đang được kiểm soát tốt

Trong 7 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 431,94 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 16,1%. Số doanh nghiệp tham gia thị trường 7 tháng đầu năm 2022 đạt 133,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư FDI đạt 11,6 tỷ USD, là mức cao nhất trong 7 tháng đầu năm tính từ năm 2018 đến nay.

Trong bối cảnh hầu hết các nước trên thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực bởi lạm phát thì tình hình lạm phát tại Việt Nam đang được kiểm soát tốt, chỉ số CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước, các chỉ số kinh tế vĩ mô khác đều được giữ ổn định.

Quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam cũng được các định chế, tổ chức quốc tế hàng đầu thế giới ghi nhận có sự tăng tốc. World Bank mới đây tiếp tục khẳng định tăng trưởng GDP được dự báo tăng mạnh từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm 2022, còn lạm phát được dự báo tăng trung bình 3,8%.

Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành cho biết, hơn nửa năm 2022 đã đi qua với những dấu ấn đặc biệt của kinh tế Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn còn những biến động. Theo đó, khi Việt Nam kiểm soát được đại dịch thì lại xảy ra xung đột Nga - Ukraine, bất ổn toàn cầu, nguy cơ lạm phát và suy thoái ở các nền kinh tế lớn. Với mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì phục hồi và phát triển kinh tế, Chính phủ đã điều hành nền kinh tế hiệu quả.

Giải bài toán vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp
Toàn cảnh Diễn đàn

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch VCCI nhận định, cùng với đà tăng tốc của kinh tế, sự phục hồi của doanh nghiệp sản xuất, chế biến chế tạo, xuất khẩu, kinh doanh, thương mại, dịch vụ… những tháng cuối năm cũng được đánh giá có thể tiềm ẩn những rủi ro, đe dọa đến viễn cảnh phục hồi của nền kinh tế và của các khối doanh nghiệp.

Rủi ro bao gồm tăng trưởng chậm lại hoặc lạm phát đình đốn diễn ra ở những thị trường xuất khẩu chủ lực, cú sốc giá cả hàng hóa thế giới tiếp tục diễn ra, các chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục bị gián đoạn hoặc các biến chủng Covid-19 mới tiếp tục xuất hiện. Ví dụ như Nhật Bản hiện ghi nhận 200.000-300.000 ca nhiễm/ngày mặc dù là quốc gia phòng chống dịch tốt.

Bên cạnh đó còn có những thách thức trong nước, bao gồm thiếu hụt lao động, rủi ro lạm phát gia tăng, và rủi ro cao hơn trong khu vực tài chính. Khi quá trình phục hồi trong nước mới chỉ bắt đầu trong khi triển vọng về nhu cầu trên toàn cầu đang yếu đi, rủi ro lạm phát gia tăng. Đặc biệt, khó khăn về nguồn vốn, rủi ro trong khu vực tài chính càng hiện hữu cao và là thách thức với doanh nghiệp.

Cụ thể, 7 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng nhưng 6 tháng cuối năm dự báo lạm phát cao ở các nước nên khả năng xuất khẩu 6 tháng sẽ giảm, các đơn hàng của doanh nghiệp đã giảm như doanh nghiệp đồ gỗ, nhiều doanh nghiệp hiện mới chỉ có đơn hàng đến hết quý III.

Đặc biệt, tăng trưởng tín dụng đã tăng mạnh gấp đôi so với cùng kỳ năm trước và nhiều ngân hàng thương mại đã hết hạn mức tín dụng, khó cho vay thêm. Việc tiếp cận gói cấp bù lãi suất 2% vẫn còn nhiều khó khăn vì ngân hàng vừa thiếu hạn mức và siết chặt các thủ tục, việc kiểm soát vốn chặt vào các phân khúc rủi ro của thị trường bất động sản khiến doanh nghiệp trên thị trường và các ngành liên quan cũng gặp khó khăn.

“Trong 6 tháng qua, gói hỗ trợ lãi suất 2% dù đặt mục tiêu 800.000 tỷ đồng nhưng rất buồn vừa qua giải ngân chưa tới 1%. Số tiền lãi được cấp bù mới chỉ hơn 1 tỷ đồng”, ông Võ Tân Thành cho biết.

Xuất hiện lỗ hổng trên thị trường chứng khoán

Theo phân tích của đại diện VCCI, trên thị trường chứng khoán, sau 2 năm bùng nổ trong đại dịch, đã xuất hiện lỗ hổng, các vấn đề chưa được hoàn thiện và thị trường đang trải qua một giai đoạn phục hồi thiếu ổn định với triển vọng dòng tiền thiếu tính dài hạn.

Giải bài toán vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp
Các diễn giả thảo luận tại Diễn đàn

Trong khi đó, do những chính sách “nắn chỉnh” thị trường theo định hướng đi vào ổn định, để phát triển bền vững và bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư sau một giai đoạn tăng trưởng quá nóng từ năm 2019-2021, thị trường trái phiếu đang trong giai đoạn chờ đợi những chính sách mới khiến nhiều doanh nghiệp khó có thể lên định hướng huy động vốn nợ cho hoạt động đầu tư, phát triển năm 2022 và xa hơn.

Phó Chủ tịch VCCI khẳng định với sự vào cuộc khẩn trương của Chính phủ, bằng những hành động và thông điệp cụ thể, đã nhận được những tín hiệu phản hồi tích cực của thị trường, nhà đầu tư, doanh nghiệp và đang bước đầu có hiệu quả.

VN-Index hiện tại đã có những bước khởi sắc trở lại và cùng với đó, thị trường trái phiếu theo ghi nhận dữ liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam, tiếp tục đạt giá trị huy động cao, sau những biến động, chỉ suy giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm nhẹ này là so một nền tăng trưởng vốn rất bùng nổ ở 2021 vừa qua.

Doanh nghiệp đã và đang tiếp tục có cơ hội, tìm kiếm nguồn lực mới qua vốn cổ phần và thị trường nợ sau một giai đoạn trầm lắng. Tuy vậy, trong trước mắt và trong bối cảnh vĩ mô còn nhiều biến động, khó khăn hiện tại của doanh nghiệp vẫn là câu chuyện nguồn vốn hẹp, chưa thể đáp ứng nhu cầu phục hồi, tăng tốc đặc biệt từ nay đến cuối năm 2022.

Theo đó, room của các ngân hàng vừa qua là 14%, nay chỉ còn 4% trong khi nhu cầu vốn của các doanh nghiệp rất lớn. Nếu nới room thì nguy cơ dẫn đến tăng lạm phát, gây bất ổn nền kinh tế. Các ngân hàng hiện đang được ngân hàng nhà nước xem xét tăng room tín dụng nhưng cũng phải đến cuối quý III/2022.

Tại Hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp vừa qua, Chủ tịch VCCI đã thay mặt cộng đồng doanh nghiệp đã nêu 4 kiến nghị nhằm tháo gỡ các nút thắt cho cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian tới.

Kiến nghị đầu tiên của VCCI là về nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, sức ép tài chính cho các doanh nghiệp rất lớn để tái cấu trúc và phục hồi sau dịch. Vì vậy VCCI đề nghị Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh chương trình hỗ trợ phục hồi đã được Quốc hội thông qua và Chính phủ ban hành.

Đặc biệt cần khai thông việc hỗ trợ lãi suất tín dụng 2% theo Nghị định 32/2022. Cần đối nới room tín dụng là bài toán khó mà Ngân hàng Nhà nước đang phải giải, đặc biệt là về mặt thủ tục, điều kiện phức tạp quá, khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn tín dụng, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó là các kiến nghị về nhân lực, môi trường kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ các FTA.

Có thể thấy, ưu tiên về vấn đề nguồn vốn của doanh nghiệp đang được chú trọng. Trong những nỗ lực của Chính phủ với việc thực thi các mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, ưu tiên nguồn lực để doanh nghiệp tiếp tục phục hồi cũng đang được đặt lên hàng đầu.

"Hơn lúc nào hết, sau giai đoạn ảnh hưởng của dịch Covid-19 và đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế, nguồn lực vốn vẫn là đòn bẩy quan trọng để doanh nghiệp tiếp đà tăng tốc. Đây cũng là cơ hội để nhà đầu tư tối ưu hóa nguồn vốn tài chính của mình, cũng là kỳ vọng thiết thực của đại đa số doanh nghiệp, nhà đầu tư", Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Bảo Thoa

Nên xem

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện Hướng dẫn số 617/HD-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường trên địa bàn quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã thành lập 113 tổ lấy ý kiến nhân dân, kết quả 99,2% hộ gia đình nhất trí với phương án sắp xếp của thành phố Hà Nội.
Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ngày 23/4, tại số 71 Hàng Trống (Hà Nội), Báo Nhân Dân long trọng tổ chức lễ giới thiệu đợt thông tin đặc biệt và Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Phó Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân dự buổi lễ.
Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường

Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường

Đây là một trong những nội dung tại Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì xây dựng đề xuất tăng mạnh mức hình phạt tù và tiền đối với các tội về môi trường và tội lây lan dịch bệnh.
Kẻ cướp ngân hàng ở Chương Mỹ sử dụng tiền làm những gì?

Kẻ cướp ngân hàng ở Chương Mỹ sử dụng tiền làm những gì?

Liên quan đến vụ án cướp tài sản ngân hàng ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội), tại cơ quan Công an, đối tượng khai nhận do chơi "tài xỉu" trên mạng bị thua và đang nợ tiền của nhiều người nên nảy sinh ý định đi cướp ngân hàng để lấy tiền trả nợ.
Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Hơn 15 năm nay, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại 2 xã: Thụy Lâm và Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải “sống chung” với trình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do việc đốt rác thải công nghiệp của người dân thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) gây ra. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn không có biến chuyển, gây bức xúc trong nhân dân.
Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Sáng 23/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ được nghi phạm cướp ngân hàng ở huyện Chương Mỹ. Nghi phạm Vũ Văn Lịch bị cảnh sát bắt giữ lúc 4h cùng ngày khi đang lẩn trốn ở phố Lĩnh Nam.
“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

Tập 30 của bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” sẽ chính thức lên sóng lúc 20h00 ngày 23/4/2025 trên kênh VTV3, hứa hẹn mang đến những diễn biến đầy kịch tính khi mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật dần được bóc tách, kéo theo hàng loạt bí mật tưởng chừng đã bị chôn giấu.

Tin khác

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Mới đây, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Khu vực 2 đã ban hành Thông báo kết luận thanh tra 3 Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) gồm Chi nhánh TP.HCM (PVcomBank HCM), Chi nhánh Sài Gòn (PVcomBank Sài Gòn) và Chi nhánh Phú Nhuận (PVcom Bank Phú Nhuận).
Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế cá thể và nền kinh tế số đang mang đến những cơ hội lớn cho cộng đồng kinh doanh. Tuy nhiên, việc chưa nắm rõ các quy định về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế khiến nhiều hộ, cá nhân rơi vào tình huống vi phạm pháp luật mà không hay biết.
Quản chặt ngân sách khi bàn giao

Quản chặt ngân sách khi bàn giao

Bộ Tài chính yêu cầu hoàn tất quyết toán ngân sách năm 2024 đúng thời hạn, tổ chức bàn giao đầy đủ, nguyên trạng các nguồn lực tài chính.
Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch

Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính khẩn trương, nỗ lực hoàn thiện để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 tới đây. Đây là dự án luật quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với việc phát triển kinh tế.
NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, bảo đảm minh bạch, giảm tối đa giấy tờ.
Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước

Sáng nay (11/4), tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị thảo luận và đưa ra những ý kiến đóng góp cho Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN). Thứ trưởng Bộ Tài chính Hồ Sỹ Hùng chủ trì Hội nghị.
Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã

Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã

Sáng 9/4, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) tổ chức Hội thảo khoa học hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn tham dự và chủ trì hội thảo.
Bộ Tài chính lên tiếng về mức thuế đối ứng Mỹ công bố áp đối với Việt Nam

Bộ Tài chính lên tiếng về mức thuế đối ứng Mỹ công bố áp đối với Việt Nam

Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục có những định hướng chính sách để cân bằng trong thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Cổ phiếu khoáng sản "dậy sóng" sau tin phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc

Cổ phiếu khoáng sản "dậy sóng" sau tin phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc

Cổ phiếu các công ty khoáng sản tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 2/4 sau thông tin Việt Nam phát hiện ra 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn.
Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?

Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?

Trong phiên giao dịch sáng nay (2/4), giá vàng miếng SJC đang được các thương hiệu niêm yết ở ngưỡng 99,4 - 102,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch ở ngưỡng 2,7 triệu đồng/lượng. Nhiều dự báo cho thấy, sau nhịp tăng mạnh, giá vàng trong nước sẽ quay đầu giảm trong tháng 4 và tháng 5, có khả năng về quanh mốc 90 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động