Giải ngân đầu tư công của TP.HCM thấp hơn mặt bằng chung cả nước

Trong 6 tháng đầu năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chỉ đạt 11.511 tỷ đồng (đạt 14,5%), chưa đạt yêu cầu kế hoạch đề ra và thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước (29,4%).
Kiến nghị Chính phủ tháo gỡ hàng loạt vướng mắc cho tuyến metro số 1 Thành phố Hồ Chí Minh: Rút ngắn 30% thời gian giải quyết thủ tục về đầu tư công TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

Đây là thông tin đáng chú ý mà Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Theo UBND Thành phố, mức vốn kế hoạch đầu tư công năm 2024 của Thành phố được Thủ tướng Chính phủ giao là 79.263 tỷ đồng, Thành phố đặt mục tiêu giải ngân đạt từ 95% trở lên trên tổng số vốn này. Tuy nhiên, tốc độ giải ngân đầu tư công đạt thấp, chưa đạt yêu cầu do việc áp dụng quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Giải ngân đầu tư công của TP.HCM thấp hơn mặt bằng chung cả nước
Trong 6 tháng đầu năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công của TP.HCM chỉ đạt 11.511 tỷ đồng (đạt 14,5%), thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước (29,4%).

Cụ thể, liên quan công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các dự án, trong năm 2024 Thành phố phải giải ngân hơn 22.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc điều chỉnh thời gian có hiệu lực của Luật Đất đai 2023 có điều chỉnh cách tính giá, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hướng có lợi hơn cho người dân.

Do đó, để đảm bảo quyền lợi của người dân, hạn chế việc khiếu kiện, khiếu nại phát sinh, UBND Thành phố đã triển khai xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Luật Đất đai 2023 mới, ban hành các thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng và giải ngân kế hoạch vốn nên việc giải ngân chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn chậm so với kế hoạch ban đầu.

Cùng với đó là liên quan công tác lựa chọn nhà thầu trong các tháng đầu năm 2024. Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực 1/1/2024, sau đó đến cuối tháng 4/2024 các văn bản hướng dẫn mới được ban hành đầy đủ, dẫn tới việc kéo dài thời gian lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án và thời gian thực hiện các bước sau đó.

Trong khi đó, một số dự án có vốn đầu tư phải giải ngân lớn của Thành phố đang gặp phải khó khăn, vướng mắc về thủ tục và đang trong quá trình phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để tháo gỡ nên chưa thể giải ngân ngay được số vốn đã bố trí như dự án chống ngập quy mô 10.000 tỷ đồng, tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên)…

Đối với giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan, trong đó có các đối tác phát triển dự án còn chậm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và hoàn thành dự án. Ngoài ra, trên thực tế, Thành phố có một số dự án cấp bách, cần triển khai đầu tư ngay đang trong quá trình thực hiện có gặp vướng mắc do phát sinh thủ tục điều chỉnh quy hoạch cục bộ. Việc thực hiện thủ tục này phải đảm bảo các thời gian theo quy định, chưa đáp ứng được tiến độ và yêu cầu về đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

Mặt khác, tình trạng thiếu đất, cát đắp nền ảnh hướng tới tiến độ thực hiện và giải ngân nhiều dự án. Nguyên nhân là do quy trình, thủ tục cấp phép khai thác đất, cát làm vật liệu san lấp có thời gian dài và quá trình khai thác phát sinh các khó khăn, vướng mắc nên khối lượng không ổn định, không đảm bảo tính liên tục theo tiến độ dự án.

Để hoàn thành kế hoạch đề ra (giải ngân đạt từ 95% trở lên), trong các tháng còn lại của năm 2024 UBND TP.HCM đã chỉ đạo, quán triệt và đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ như tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các dự án có vướng mắc pháp lý vượt ngoài thẩm quyền của Thành phố để giải ngân số vốn đã cân đối cho các dự án này.

Thành phố chủ động có phương án điều chuyển tạm số vốn cân đối cho các dự án này để bố trí cho các dự án khác có thể giải ngân ngay trong thời gian chờ các Bộ, ngành và cơ quan có liên quan xử lý vướng mắc cho dự án; khẩn trương giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc ngay đối với các dự án đang chậm thủ tục đầu tư với tinh thần quyết liệt, chủ động, thực sự vào cuộc thực chất hơn, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn một cách kịp thời, hiệu quả.

Thành phố thực hiện nghiêm việc rút ngắn 30% thời gian giải quyết thủ tục đối với các dự án đầu tư công; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp chậm trễ.

Ngoài ra UBND Thành phố cũng giao Thủ trưởng các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Thành phố tập trung chỉ đạo các nhà thầu, đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thực hiện; trực tiếp kiểm tra, giám sát, bám sát tiến độ thực hiện dự án và tiến độ giải quyết các thủ tục liên quan; tăng cường, kiểm tra, giám sát việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án quan trọng, có số vốn giải ngân lớn và dự kiến sẽ tổ chức các đoàn giám sát về giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án này theo các cấp độ quản lý.

Hàng loạt dự án gặp vướng

UBND TP.HCM đã ban hành danh mục 42 công trình, dự án trọng điểm, 5 đề án và 3 đồ án quy hoạch. Trong đó có 17 dự án chậm tiến độ, 12 dự án đúng tiến độ, các dự án còn lại đang trong quá trình rà soát; có 3 đề án đúng tiến độ, 1 đề án chậm tiến độ, 1 đề án chưa tới giai đoạn xác định tiến độ cụ thể để đánh giá; có 2 đồ án đúng tiến độ, 1 đồ án chậm tiến độ.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lịch trình cung rước và chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Lịch trình cung rước và chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Theo Ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Xá lợi Đức Phật sẽ được cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) vào chiều 13/5, và người dân có thể tới chiêm bái đến hết ngày 16/5.
Giao thông trên đường Đại lộ Thăng Long và Hoàng Tùng sắp có sự điều chỉnh

Giao thông trên đường Đại lộ Thăng Long và Hoàng Tùng sắp có sự điều chỉnh

Sở Xây dựng Hà Nội vừa cho biết, ít ngày tới sẽ tiến hành điều chỉnh tổ chức giao thông phục vụ thi công công trình nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long. Giao thông trên đường Đại lộ Thăng Long, đường Hoàng Tùng sẽ được điều chỉnh, các phương tiện cần chú ý để có lộ trình giao thông phù hợp.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm trong Tháng Công nhân 2025

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm trong Tháng Công nhân 2025

Đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; với mục tiêu “Năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật… đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội kêu gọi các Công đoàn cơ sở, đoàn viên, người lao động toàn ngành quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ trong “Tháng Công nhân”, Tháng hành động “An toàn, vệ sinh lao động năm 2025”.
Hiệu quả từ phong trào thi đua đạt danh hiệu "Sáng kiến sáng tạo"

Hiệu quả từ phong trào thi đua đạt danh hiệu "Sáng kiến sáng tạo"

Nhận thức rõ thi đua là động lực của sự phát triển, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm thường xuyên quan tâm đẩy mạnh các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), trong đó có phong trào thi đua đạt danh hiệu “Sáng kiến sáng tạo”.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại.
Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Động lực mới cho phát triển kinh tế".
LĐLĐ huyện Nam Đàn biểu dương 135 công nhân lao động xuất sắc tiêu biểu

LĐLĐ huyện Nam Đàn biểu dương 135 công nhân lao động xuất sắc tiêu biểu

Sáng 11/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Hội nghị biểu dương công nhân lao động xuất sắc tiêu biểu trên quê hương Bác năm 2025.

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại.
Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.
Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, làm việc tại doanh nghiệp

Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, làm việc tại doanh nghiệp

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kiến nghị, cần rà soát mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp.
Cần có quy định về ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch

Cần có quy định về ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị bổ sung, thiết kế điều riêng quy định về ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch, đặc biệt là ứng dụng các công nghệ thông tin, big data, trí tuệ nhân tạo; có các quy định mang tính nguyên tắc để tạo kết nối liên thông về cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực quy hoạch.
Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đóng góp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 10/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo bổ sung quy định đối với “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo” nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn nhiều đối tượng lợi dụng người có ảnh hưởng để chuyển tải quảng cáo sai sự thật trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội, gây thiệt hại cho người tiêu dùng,
Đại biểu đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng

Đại biểu đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng

Đề nghị không tiếp tục quy định mặt hàng xăng là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là đề xuất của nhiều đại biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngày 9/5.
Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá

Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá

Ngày 9/5, thảo luận về dự án Luật Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu đồng tình với việc tăng thuế với mặt hàng thuốc lá. Từ thực tiễn tại Việt Nam và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Quốc hội xem xét để tăng ngay, tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế thuốc lá.
Những dấu mốc, con số đáng nhớ của Ngày Chiến thắng tại Liên bang Nga

Những dấu mốc, con số đáng nhớ của Ngày Chiến thắng tại Liên bang Nga

Hàng năm đến ngày 9/5, cả nước Nga lại hân hoan chào mừng lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít Đức. Sự kiện này đánh dầu thời điểm vào lúc 0 giờ 43 sáng theo giờ Moskva ngày 9/5/1945, văn kiện đầu hàng vô điều kiện của Đức Quốc xã đã được ký kết, là dấu mốc quan trọng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của đất nước Liên Xô.
Xem thêm
Phiên bản di động