Giải pháp chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
Đây là những thông tin được lãnh đạo Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết tại buổi gặp mặt báo chí thông tin về "Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS" và "Ngày thế giới phòng chống AIDS" (1/12), do đơn vị này tổ chức vào chiều 17/11.
Lãnh đạo Cục Phòng chống HIV/AIDS và lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam trả lời các câu hỏi của phóng viên. |
Theo báo cáo của Thạc sĩ Võ Hải Sơn, Trưởng phòng Phòng Giám sát và Xét nghiệm, Cục Phòng chống HIV/AIDS, trên thế giới đến nay có 30,8 triệu người nhiễm HIV. Năm 2021 có khoảng 1,5 triệu người nhiễm mới và 650.000 người tử vong.
Xu hướng nhiễm HIV mới và số tử vong trên toàn cầu tiếp tục giảm qua hàng năm, nhưng tốc độ chậm hơn rất nhiều so với những năm trước đây, tốc độ tử vong cũng giảm chậm hơn.
Tại Việt Nam, uớc tính có khoảng 242.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng, số xét nghiệm đang báo cáo hiện mắc là 220.580 người. Tích luỹ từ năm 1990 đến nay, đã có 112.368 người tử vong do HIV/AIDS.
Theo ông Sơn, 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam phát hiện 9.025 người nhiễm HIV mới, 1.378 người tử vong. Dự báo từ nay đến cuối năm, phát hiện khoảng 3.000 người nhiễm HIV.
Trong 3 năm gần đây, xu hướng phát hiện người nhiễm HIV mới tăng lên 13.000 - 14.000 người/năm. Số phát hiện mắc nhiều là các tỉnh phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh (28%) và Đồng Bằng sông Cửu Long (26%).
Tỷ lệ HIV mới phát hiện trong nhóm nam cao hơn rất nhiều so với nữ (chiếm từ 84 - 86%). Đường lây HIV chủ yếu hiện nay là qua quan hệ tình dục không an toàn và tỷ lệ này tiếp tục tăng mạnh qua các năm và trở thành đường lây chính.
"Dịch HIV đã thay đổi hình thái, nếu như trước đây lây chủ yếu qua đường tiêm chích ma tuý, thì nay 50% người nhiễm mới rơi vào nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM); bạn tình của người nhiễm HIV trong nhóm này là những người có nguy cơ rất cao.
Tỷ lệ lây nhiễm trong nhóm MSM rất lớn, từ năm 2015 đến nay đã tăng gấp đôi, đây là quan ngại lớn trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Dự báo HIV trong nhóm này tiếp tục gia tăng trong thời gian, bởi nhóm này lớn, các nguy cơ khác vẫn tồn tại và độ bao phủ điều trị dự phòng phơi nhiễm (PrEP) mới có 30.000 người”, ông Võ Hải Sơn bày tỏ lo lắng.
Thạc sĩ Võ Hải Sơn, Trưởng phòng Phòng Giám sát và Xét nghiệm, Cục Phòng chống HIV/AIDS chia sẻ thông tin tại buổi gặp mặt báo chí. |
Theo lãnh đạo Cục HIV/AIDS, mục tiêu chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030 khó thực hiện nếu không khống chế và giảm lây nhiễm được ở nhóm MSM và nhóm thanh thiếu niên trẻ có quan hệ tình dục không an toàn.
Để đạt được mục tiêu, theo Cục HIV/AIDS cần phát hiện sớm người nhiễm mới để khống chế, khoanh vùng và kịp thời điều trị thuốc ARV để giảm tải lượng virus. “Người nhiễm HIV mới khả năng lây nhiễm cao hơn 28 lần so với người nhiễm lâu vì giai đoạn này nồng độ vi rút cao. Khi phát hiện ca nhiễm mới, phải nhanh nhất để đưa những người này có nồng độ vi rút xuống thấp nhất để giảm lây nhiễm ra cộng đồng” - Trưởng phòng Phòng Giám sát và Xét nghiệm, Cục Phòng chống HIV/AIDS nhấn mạnh.
Theo lãnh đạo Cục HIV/AIDS, để đạt mục tiêu chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030, có 11 giải pháp được đề ra, trong đó trước hết cần thực hiện mục tiêu 95-95-95. "Cần tăng cường truyền thông mạnh mẽ tới người dân, đặc biệt ở nhóm MSM và nhóm thanh niên có quan hệ tình dục không an toàn. Từ việc phát hiện hình thái lây nhiễm mới ở nhóm MSM, thời gian tới, công tác phòng, chống dịch đưa vào những lộ trình, chiến lược mới để triển khai dự phòng và điều trị được cho nhóm MSM và nhóm chuyển giới nữ", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết.
Theo Tiến sĩ Eric Dziuban - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam, đến nay kỳ thì vẫn là rào cản lớn để ngăn chặn mục tiêu quốc gia và mục tiêu toàn cầu kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi được bằng cách tuyên truyền, giáo dục và tăng cường truyền thông cho cộng đồng những triển vọng của khoa học điều trị HIV, để người dân không kỳ thị người bị HIV, giúp họ tự tin xét nghiệm phát hiện sớm và điều trị thuốc ARV, làm giảm lây nhiễm trong cộng đồng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00