Giải pháp nào cho vấn nạn bạo lực học đường?

(LĐTĐ) Thời gian vừa qua, tình trạng bạo lực học đường đang trở nên nóng và nghiêm trọng hơn khi liên tục xảy ra nhiều vụ học sinh đánh nhau ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Những vụ bạo lực học đường đang khiến trường học từ nơi an toàn, thân thiện trở thành nỗi ám ảnh đối với một số học sinh.
TP.HCM: Nữ sinh Trường THCS Võ Thành Trang bị "đàn chị" đánh đập trên đường Nỗi ám ảnh mang tên “bạo lực học đường” Tăng cường bảo đảm an toàn trường học

Liên tục xảy ra bạo lực học đường

Bạo lực học đường không phải vấn đề mới, nhưng thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn và mang tính nghiêm trọng hơn. Các vụ bạo lực học đường hầu hết đều diễn ra trong lớp, trong trường do những xích mích nhỏ mà các em đã có hành động xung đột với nhau, trái lại với chuẩn mực học đường và xã hội.

Mới đây nhất, ngày 13/4, tại tỉnh Quảng Bình, mạng xã hội lan truyền đoạn clip khoảng 15 giây ghi lại hình ảnh một nữ sinh mặc áo trắng đeo khăn quàng, tát liên tục vào mặt một bạn nữ khác mặc áo khoác đồng phục đang quỳ dưới nền gạch. Theo tìm hiểu, sự việc xảy ra tại Trường THCS số 1 Bắc Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Giải pháp nào cho vấn nạn bạo lực học đường?
Nữ sinh ở Trường THCS số 1 Bắc Lý (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) quỳ gối chịu tát liên tục. Ảnh cắt từ clip.

Trước đó, ngày 10/4, phụ huynh Trường Tiểu học Kim Đồng (thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) chia sẻ với nhau về một video ghi lại cảnh học sinh đánh nhau tại lớp học. Video dài 3 phút 50 giây ghi lại việc một nhóm học sinh mặc đồng phục thể dục màu trắng có in chữ trường Tiểu học Kim Đồng đánh liên tiếp một nữ sinh cũng mặc đồng phục, thậm chí dùng cả mũ bảo hiểm để đánh bạn.

Vào ngày 9/2, trên mạng xã hội xuất hiện một clip ghi lại cảnh một nữ sinh dùng tay túm tóc, tát, đánh liên tiếp nhiều lần vào đầu một nữ sinh khác. Sau đó, nữ sinh này quật ngã bạn rồi dùng chân đá vào mặt. Nữ sinh bị đánh chỉ biết ngồi ôm đầu "chịu trận". Sự việc xảy tại nhà vệ sinh Trường THCS Nguyễn Thị Thập (phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM).

Từ những vụ việc trên, có thể nhận thấy tình trạng bạo lực học đường hiện nay đang diễn ra ngày càng phức tạp. Ngoài ra, các vụ bạo lực học đường không dừng lại ở các học sinh nam, mà còn xảy ra ở các học sinh nữ với nhiều vụ đánh nhau, hăm doạ nhau bằng những cử chỉ thô bạo, để lại hậu quả xấu.

Giải pháp nào cho vấn nạn bạo lực học đường?
Tình trạng bạo lực học đường không chỉ dừng lại ở nam sinh mà còn xuất hiện ở cả các nữ sinh.

Trả lời báo Lao động Thủ đô, ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP.HCM) cho rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường. Cụ thể, ở phía gia đình, sau 2 năm dịch Covid-19, các phụ huynh phải đối mặt với tình trạng kinh tế khó khăn và áp lực trong cuộc sống. Khiến việc họ trút giận lên con cái hoặc bạo lực gia đình trước mặt con cái đã không còn là chuyện hiếm gặp.

Từ những việc đó, lâu ngày sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ, tư duy và nhận thức của con trẻ. Đặc biệt là những trẻ ở bậc học THCS và THPT, tác động xấu từ gia đình có thể khiến trẻ hình thành nhân cách và tư duy méo mó, dẫn đến những vụ bạo lực học đường khi trẻ tham gia vào môi trường trường học.

Về phía nhà trường, ông Huỳnh Thanh Phú cho rằng, học sinh chuyển từ THCS lên THPT dễ bị sốc do có sự khác nhau về phương pháp học, cách cho điểm. Kèm theo đó, số lượng bài học nhiều, môn học nhiều khiến học sinh bị áp lực, mệt mỏi và căng thẳng.

“Chương trình học hiện nay rất nặng nề, khiến học sinh chỉ biết học và học, thậm chí học một ngày hai buổi vẫn không kịp chương trình. Từ đó, học sinh không có thời gian để tham gia các hoạt động khác mà chỉ biết tập trung hoàn thành bài tập, gây ra tình trạng mệt mỏi đối với học sinh”, ông Huỳnh Thanh Phú cho biết.

Ông Huỳnh Thanh Phú cũng cho biết, khi xảy ra các vụ bạo lực học đường, phía nhà trường thường xử lý bằng các hình thức như: Kiểm điểm, hạ hành hiểm, đuổi học… Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ giải quyết được phần ngọn. Điều quan trọng, nhà trường phải có giải pháp căn cơ nhằm dập tắt những dấu hiệu của bạo lực học đường, không để vụ việc xảy ra rồi mới tìm biện pháp xử phạt học sinh.

Từng là nạn nhân của bạo lực học đường, em M.L (14 tuổi, ngụ quận 12) cho biết, nguyên nhân của bạo lực học đường đến từ những việc rất nhỏ nhặt. Cụ thể, một lần trong giờ kiểm tra, một học sinh cùng bàn đề nghị L. cho chép bài để được điểm cao, nhưng bị L. từ chối. Đến giờ ra chơi, L. bị một nhóm học sinh hăm doạ, có những lời nói xúc phạm.

"Những bạn đó doạ đánh và có nhiều lời lẽ khiến em cảm thấy bị tổn thương. Em không dám nói lại cho thầy cô và cha mẹ vì sợ bị đánh, nên em phải cam chịu hoặc làm theo yêu cầu của những bạn đó để không tiếp tục bị các bạn đe doạ", em M.L cho biết.

Giải pháp nào cho bạo lực học đường?

Tiến sĩ tâm lý Đào Lê Hoà An, nhà sáng lập ứng dụng JobWay, cố vấn cấp cao Tổ chức giáo dục AEG Việt Nam nhận định, bạo lực học đường là vấn đề nhức nhối trong văn hóa ứng xử ở môi trường sư phạm, nơi lâu nay vẫn được nhìn nhận là rất nhân văn và thân thiện. Dù các vụ việc xảy ra chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”, song những hậu quả để lại kéo theo những hệ lụy khó lường cho xã hội.

Tiến sĩ Đào Lê Hoà An cho rằng, những nạn nhân rơi vào trường hợp bị bắt nạt, bị bạo lực học đường, bên cạnh những vết thương về thể chất thì còn bị tổn thương về tâm lý. Bạo lực học đường khiến học sinh luôn cảm thấy bất an khi đến trường, không còn cảm thấy sự an toàn khi học tập tại trường, kết quả học tập từ đó cũng giảm sút.

“Nếu sức khoẻ tinh thần của học sinh bị ảnh hưởng thì còn khiến chất lượng của các hoạt động khác bị giảm sút như: sự giao tiếp, sự minh mẫn, sự tập trung… khi đến trường học tập”, Tiến sĩ Đào Lê Hoà An cho hay.

Giải pháp nào cho vấn nạn bạo lực học đường?
Những buổi chia sẻ trực tiếp sẽ giúp các học sinh giải toả căng thẳng, hình thành cảm xúc tích cực và kỹ năng giao tiếp.

Nói về giải pháp để hạn chế bạo lực học đường, Tiến sĩ Đào Lê Hoà An cho rằng, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thực thi pháp luật và nhà trường trong việc tuyên truyền về hậu quả của bạo lực học đường. Để các học sinh biết hiểu được việc hành vi bạo lực với bạn học khác sẽ phải chịu những mức xử phạt nào của pháp luật, mức kỷ luật nào của nhà trường.

Ngoài ra, còn phải có sự vào cuộc của các chuyên gia tâm lý để có những chuyên đề chia sẻ cho các học sinh, để giúp các em hiểu về bản thân mình và hiểu người khác. Nhà trường cũng cần phải quan tâm sâu sát các học sinh, nhằm kịp thời nắm bắt những tình huống “chớm nở” của bạo lực học đường, từ đó có thể can thiệp và tránh được những sự việc đáng tiếc xảy ra.

Tiến sĩ Đào Lê Hoà An cho rằng nên tận dụng sức mạnh của công nghệ, bằng việc xây dựng thiết chế phòng tham vấn tâm lý online: với đội ngũ chuyên gia tâm lý tập trung, để bất kỳ học sinh nào có vấn đề tâm lý cũng sẽ được hỗ trợ kịp thời. Ở đó sẽ giúp học sinh hiểu được vấn đề tâm lý, đồng thời có nơi để giải tỏa tâm lý của mình.

Trong khi đó, ông Huỳnh Thanh Phú cho rằng, nhà trường cần phải tăng cường công tác tư vấn học đường, dạy kỹ năng sống cho học sinh. Đồng thời, các thầy cô cũng phải cởi mở với học sinh, ghi nhận sự phát triển bằng việc ra nhiều bài kiểm tra để học sinh có cơ hội phát triển, từ đó sự tương tác giữa thầy và trò trở nên thân thiện và gắn kết hơn.

“Chính quyền địa phương cũng cần phải có biện pháp kịp thời, nhất là khi có các đối tượng lạ từ bên ngoài xông vào trường. Các trường cần phải có "bức tường" luật pháp để răn đe các đối tượng bạo lực học đường, không để cho một thế lực bên ngoài xông vào để hành hung thầy cô, học sinh”, ông Huỳnh Thanh Phú nhấn mạnh.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (20/9), các sân cỏ châu Âu tiếp tục sôi động với những trận đấu của Cúp C1 châu Âu 2024/2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.

Tin khác

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
153 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

153 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Tính đến 10h hôm nay (13/9), có 153 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa thể đón học sinh đến trường học trực tiếp.
Phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời

Phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời

(LĐTĐ) Với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 7/10, trong đó Lễ khai mạc Tuần lễ được tổ chức vào ngày 1/10.
Công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề thi minh họa: Giúp học sinh vững kiến thức “vượt ải” kỳ thi

Công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề thi minh họa: Giúp học sinh vững kiến thức “vượt ải” kỳ thi

(LĐTĐ) Việc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố sớm cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã giúp các học sinh, nhà trường giải tỏa áp lực, có định hướng và chiến lược ôn tập cụ thể ngay từ đầu năm học.
Xem thêm
Phiên bản di động