Giải pháp nào nâng cao năng suất lao động?
Phát huy sáng kiến, sáng tạo để tăng năng suất lao động | |
Điều kiện làm việc và năng suất lao động cao hơn | |
LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Nâng cao năng suất lao động qua lời ca, tiếng hát |
Năng suất lao động tăng, nhưng vẫn còn nhiều thách thức
Theo giáo sư - tiến sĩ (GS.TS) Nguyễn Cảnh Toàn - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động khá cao trong khu vực ASEAN.
Năng suất lao động của Việt Nam tăng cao nhưng vẫn còn nhiều thách thức |
Với mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08%, năng suất lao động toàn nền kinh tế Việt Nam theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.521 USD/lao động); hay nói cách khác, năng suất lao động năm 2018 tăng 6% so với năm 2017. Bình quân giai đoạn 2016 -2018, năng suất lao động tăng 5,77%/năm, cao hơn mức tăng bình quân 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015.
Tính chung giai đoạn 2011-2018, năng suất lao động tăng bình quân 4,88%/năm, trong khi tăng trưởng GDP năm 2011 tăng 5,89% so với năm 2010, tương ứng năm 2018 tăng 7,08% so với năm 2017.
Một chỉ số cũng rất quan trọng liên quan đến năng suất lao động và việc làm đó là 5 năm gần đây tốc độ tăng của chỉ số CPI luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP, điều đó cho thấy những chính sách về ưu tiên ổn định vĩ mô của chính phủ đã được phát huy tác dụng tốt trong thời kỳ này, GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn nhấn mạnh.
Tính theo sức mua tương đương năm 2011 (PPP 2011), năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2018 tăng bình quân 4,8%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của Singapore (1,4%/ năm); Malaysia (2%/năm); Thailand (3,2%/ năm); Indonesia (3,6%/ năm); Philippines (4,4%/ năm). Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn.
Tuy nhiên, mức năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng. Năng suất lao động của Việt Nam năm 2018 đạt 11.142 USD, chỉ bằng 7,3% mức năng suất của Singapore; 19% của Malaisia, 37% của Thaland; 44,8% của Indonesia và bằng 55,9% năng suất lao động của. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước.
Ngoài ra, GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn còn cho biết thêm, 4 chỉ số chính tác động đến năng suất lao động: Chỉ số thứ nhất, nông nghiệp, thủy hải sản chiếm hơn 42% tổng số lao động toàn xã hội nhưng chỉ đóng góp khoảng 16% GDP. Hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng thời gian lao động trong rất thấp.
Các bất cập về hạn điền, chuyển nhượng đất... trở thành điểm nghẽn đối việc tích tụ ruộng đất, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nhằm gia tăng năng suất lao động. Chỉ số thứ hai, các hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo tuy phát triển nhưng năng lực và tiềm lực còn hạn chế.
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2018 đứng thứ 77, đổi mới sáng tạo đứng thứ 82 của thế giới; Chỉ số thứ ba, số lượng lực lượng lao động đông nhưng chất lượng còn thấp, thiếu nhân lực chất lượng cao, thiếu có kiến thức, kỹ năng trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao; Chỉ số thứ tư, số lượng doanh nghiệp phát triển nhanh song hiệu suất, hiệu quả quản trị doanh nghiệp còn thấp.
Doanh nghiệp khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có năng suất lao động cao nhưng chậm lan tỏa đến khu vực doanh nghiệp trong nước; doanh nghiệp nhà nước có tài sản lớn nhưng kém năng lực cạnh tranh, hiệu quả sử dụng còn hạn chế; khu vực doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng lớn song phần lớn có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, năng lực đổi mới sáng tạo, đầu tư công nghệ mới và liên kết yếu.
Giải pháp tăng năng suất lao động ở Việt Nam
Theo GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn, sau hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình và đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, đến nay nền kinh tế vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực.
Để tránh nguy cơ tụt hậu và vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần tập trung chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, trong đó trọng tâm là cải thiện năng suất lao động để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trong tương lai.
GS.TS Toàn cho hay, mấu chốt quan trọng là chúng ta cần giải quyết 04 nút thắt đối với tăng năng suất lao động đó là thể chế kinh tế; nâng cao trình độ, kỹ thuật lao động; cơ sở hạ trầng, đất đai, tài chính. Đặc biệt, lao động phải được trang bị vốn và công nghệ mới để có thể phát huy năng lực. Chiến lược đào tạo kỹ năng lao động và đầu tư công nghệ cần bảo đảm tương thích với nhau để đạt hiệu quả tốt nhất.
Từ góc độ chuyên gia, Giáo sư. Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản cho rằng, để tăng năng suất lao động quốc gia, Việt Nam cần có một chính sách tổng thể, theo đó, hướng tới mức tăng trưởng về năng suất lao động bền vững từ 7%-8%. Trước mắt, có thể tập trung thúc đẩy tăng năng suất lao động trong ngành công nghiệp, sau đó mới tới các ngành như nông nghiệp và dịch vụ.
Đối với quốc gia nhận được một lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài như Việt Nam, chiến lược tăng năng suất lao động sẽ có thể nhắm vào việc thu hút FDI chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước; đồng thời, xây dựng liên kết chặt chẽ giữa 2 lĩnh vực này.
Theo các chuyên gia, để tăng năng suất lao động trong bối cảnh Việt Nam cùng nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới đang bị cuốn theo cơn lốc của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp cần nỗ lực nâng cao trình độ, tích cực ứng dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh và khuyến khích các ý tưởng đổi mới sáng tạo để vận dụng trong mọi hoạt động.
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam; trong đó, nhất là các doanh nghiệp trẻ, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần nhận thức, công nghệ và ý thức kỷ luật lao động chính là giải pháp hiệu quả và thực tiễn nhất để thúc đẩy năng suất lao động và từ đó mới có thể thu lại hiệu quả.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33