Giải phóng Trường Sa, chiến công khẳng định chủ quyền

(LĐTĐ)  45 năm trước, đúng 9 giờ ngày 29/4/1975, Cờ Giải phóng tung bay trên đảo Trường Sa. Giải phóng kịp thời các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là chiến công đặc biệt xuất sắc, có ý nghĩa chiến lược của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng, Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
giai phong truong sa chien cong khang dinh chu quyen Kiên quyết phản đối mọi hành vi phương hại đến chủ quyền của Việt Nam
giai phong truong sa chien cong khang dinh chu quyen Đảo Trường Sa Đông: Vững vàng giữa muôn trùng khơi
giai phong truong sa chien cong khang dinh chu quyen Chuyện người lính 5.000 ngày xây đảo Trường Sa

Chiến công thần tốc của lực lượng Hải quân

Ngày 2/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ thị “phải nắm lực lượng ở Khu 5 và Hải quân để tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa”. Ngày 4/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi bức điện đặc biệt cho Quân chủng Hải quân và Quân khu 5 giao nhiệm vụ: “Nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện gấp rút, nhằm thời cơ thuận lợi nhất đánh chiếm các đảo do quân ngụy miền Nam chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa, không cho bất cứ kẻ nào xâm chiếm các nơi đó. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng”.

giai phong truong sa chien cong khang dinh chu quyen
Trang trọng lễ chào cờ trên đảo Trường Sa. Ảnh: Bảo Duy

Chấp hành mệnh lệnh trên, Bộ Tư lệnh Hải quân khẩn trương chuẩn bị lực lượng làm nhiệm vụ giải phóng quần đảo Trường Sa, một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và kinh tế, góp phần giải phóng hoàn toàn đất nước. Quyết tâm của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh là bám sát tình hình, tranh thủ thời cơ có lợi nhất để giải phóng đảo, kiên quyết không để lực lượng nào khác đến đánh chiếm đảo trước ta.

Ngày 11/4/1975, các lực lượng của ta bí mật xuất phát từ Đà Nẵng và chọn đảo Song Tử Tây làm mục tiêu giải phóng đầu tiên. Rạng sáng ngày 14/4, đảo Song Tử Tây được giải phóng, khiến quân địch trên toàn quần đảo Trường Sa hoang mang, dao động, tạo điều kiện cho ta giải phóng các đảo còn lại thuận lợi. Tiếp đến, 3 giờ sáng ngày 25/4 ta giải phóng hoàn toàn đảo Sơn Ca; 10 giờ 30 phút ngày 27/4, ta làm chủ đảo Nam Yết; 10 giờ 20 phút ngày 28/4, ta hoàn toàn làm chủ đảo Sinh Tồn. Đến 9 giờ sáng 29/4, phân đội chiến đấu cuối cùng của Lữ đoàn 126 đổ bộ làm chủ đảo Trường Sa.

giai phong truong sa chien cong khang dinh chu quyen
9 giờ ngày 29/4/1975, Cờ giải phóng đã tung bay trên đảo Trường Sa. Ảnh tư liệu (TTXVN)

9 giờ ngày 29/4/1975, Cờ giải phóng đã tung bay trên hòn đảo lớn nhất, hòn đảo thứ năm và cũng là cuối cùng mà quân ngụy Sài Gòn đóng giữ ở quần đảo Trường Sa. Quân chủng Hải quân cùng lực lượng phối thuộc của Quân khu 5 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa, nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chiến công này khẳng định sự chỉ đạo sáng suốt, chính xác, kịp thời của Thường trực Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh và Quân chủng Hải quân trên mũi tiến công trên hướng biển trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

Chiến công giải phóng Trường Sa cũng khẳng định ý thức tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh, tinh thần khắc phục khó khăn, biết nắm thời cơ, triệt để tận dụng thời cơ, táo bạo, mưu trí, dũng cảm chiến đấu; đặc biệt là ý thức rất cao về chủ quyền, về trách nhiệm quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc của bộ đội Hải quân. Đặc biệt, việc giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa từ quân đội Sài Gòn đóng giữ chính là bằng chứng có tính pháp lý để khẳng định trước cộng đồng quốc tế quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, Cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng. 13 giờ cùng ngày, lực lượng của Quân chủng Hải quân tiến vào tiếp quản Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy ở trại Bạch Đằng, Bộ Tư lệnh hạm đội, Công xưởng Ba Son, Bộ Tư lệnh Sư đoàn lính thủy đánh bộ, trại Trịnh Minh Thế và một số vị trí khác.

Sau khi giải phóng 5 đảo trên quần đảo Trường Sa năm 1975, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao về củng cố, xây dựng Trường Sa, Quân chủng Hải quân đã nhanh chóng triển khai lực lượng đóng giữ thêm 16 đảo, nâng tổng số lên 21 đảo với 33 điểm đóng quân. 45 năm qua, đảo Trường Sa nói riêng và quần đảo Trường Sa nói chung bước vào thời kỳ lịch sử mới, thời kỳ xây dựng chiến đấu và trưởng thành bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 của Đảng và nhân dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Đất nước đã ca khúc khải hoàn 45 năm, khi nhắc nhớ về truyền thống lịch sử, mỗi người lính Hải quân nhân dân Việt Nam vẫn luôn tự hào về truyền thống, với chiến công vang dội của mình đã lập nên con đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên biển, vận chuyển vũ khí và con người chi viện cho chiến trường Miền Nam.

giai phong truong sa chien cong khang dinh chu quyen

Trang trọng lễ tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên đảo Sơn Ca. Ảnh: Bảo Duy

Đặc biệt, Hải quân Việt Nam cùng với lực lượng cả nước đã giải phóng quần đảo Trường Sa vào ngày 29/4/1975. Chiến công này góp phần cùng cả nước giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới. Đây là chiến công đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Hải quân Nhân dân Việt Nam, góp phần tạo nên dấu ấn vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

“Vùng 4 Hải quân luôn coi trọng việc quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên về nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Các cơ quan, đơn vị thuộc Vùng luôn duy trì nghiêm chế độ, nền nếp và hệ thống trực sẵn sàng chiến đấu, tích cực tổ chức luyện tập, diễn tập, bổ sung, điều chỉnh các phương án tác chiến phù hợp với tình hình thực tiễn, kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân xử trí tốt các tình huống trên biển, không để bị động, bất ngờ”, Thượng tá Trần Mạnh Chiến - Chủ nhiệm Chính trị Vùng 4 Hải quân khẳng định.

Những năm gần đây, với chiến lược biển Việt Nam của Đảng và Nhà nước là xây dựng Quốc gia Việt Nam mạnh từ biển, giàu lên từ biển, Đảng và Nhà nước cùng đồng bào cả nước đã đóng góp trí tuệ và công sức xây dựng các đảo của chúng ta mạnh về phòng thủ, tốt về nếp sống và đẹp về cảnh quan, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành (7/5/1955-7/5/2020), Hải quân nhân dân Việt Nam đã lập nhiều thành tích và chiến công xuất sắc, có những chiến công đã đi vào huyền thoại, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong Quân chủng Hải quân và các đơn vị trong Quân đội hôm nay đã và đang đồng cam cộng khổ, chia ngọt, sẻ bùi cùng với cán bộ, chiến sĩ, chính quyền và nhân dân trên đảo vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, góp phần xây dựng các đảo trên quần đảo Trường Sa thực sự mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường, mẫu mực về quan hệ nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Thượng tá Trần Mạnh Chiến - Chủ nhiệm Chính trị Vùng 4 Hải quân cho biết: Phát huy tinh thần chiến công giải phóng quần đảo Trường Sa, cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 hôm nay luôn khắc phục khó khăn, tích cực học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Vùng luôn coi trọng giáo dục cho bộ đội về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, đặc biệt là chiến công giải phóng quần đảo Trường Sa, góp phần củng cố niềm tin cho cán bộ, chiến sĩ vào cách đánh và vũ khí trang bị kỹ thuật hiện có của ta.

giai phong truong sa chien cong khang dinh chu quyen
Chiến sĩ trẻ canh giữ biển quê hương (ảnh Võ Giang)

Cũng theo Thượng tá Trần Mạnh Chiến, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 4 đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh giáo dục, quán triệt cho bộ đội nắm vững tình hình nhiệm vụ; xác định rõ đối tác, đối tượng và các âm mưu, thủ đoạn, hoạt động xâm phạm chủ quyền của nước ngoài; tư tưởng chỉ đạo, phương châm, đối sách xử lý các vấn đề trên biển của Đảng, Nhà nước.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Quan tâm, nâng đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hà Nội: Quan tâm, nâng đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Mặc dù chịu nhiều vất vả, thiệt thòi trong cuộc sống, nhưng bù lại, không ít trẻ em khó khăn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã nhận được sự quan tâm chu đáo, đầy đủ của Thành phố, các cấp, ngành, từ đó được ấm lòng, có thêm động lực vượt khó, vươn lên trong cuộc sống.
Long trọng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây

Long trọng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây

(LĐTĐ) Tối 10/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024), 70 năm Giải phóng Sơn Tây (1954 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).
Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID

(LĐTĐ) Nhằm tăng cường bảo mật cho khách hàng và ngăn chặn rủi ro gian lận trong giao dịch trực tuyến, Techcombank đã tiên phong hợp tác cùng Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) - Bộ Công an để triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID, tích hợp trên ứng dụng ngân hàng số Techcombank Mobile.
Hà Nội giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Với 6 giải Nhất, 14 giải Nhì, 3 giải Ba, 6 giải Khuyến khích - số lượng giải nhiều nhất trong tổng số 68 đoàn tham dự, Hà Nội đã giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) năm 2024.
Bế mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới lần thứ XI năm 2024

Bế mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới lần thứ XI năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 10/11, sau 4 ngày thi đấu sôi nổi, Giải Bóng bàn các câu lạc bộ Hà Nội mở rộng tranh Cúp Báo Hànộimới lần thứ XI - năm 2024 đã khép lại tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức, Hà Nội với các trận chung kết đỉnh cao và lễ bế mạc.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Báo Kinh tế & Đô thị trao tặng nhà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang

Báo Kinh tế & Đô thị trao tặng nhà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang

(LĐTĐ) Vừa qua, Báo Kinh tế & Đô thị đã tổ chức trao tặng 2 căn nhà trị giá 110 triệu đồng cho các gia đình khó khăn tại Đồng Văn và Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chương trình có sự phối hợp của Sở Tư pháp Hà Nội và các doanh nghiệp, mạnh thường quân.

Tin khác

Mở rộng đối tượng tham gia, linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Mở rộng đối tượng tham gia, linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Dự thảo Luật cũng sửa đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hướng: Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Tạo điều kiện cho nhà giáo được phát triển nghề nghiệp suốt cuộc đời

Tạo điều kiện cho nhà giáo được phát triển nghề nghiệp suốt cuộc đời

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, cần tạo điều kiện cho nhà giáo được học tập, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp suốt cuộc đời, không bị hạn chế bởi tuổi tác hoặc các quy định về thời gian công tác; cần có chính sách khuyến khích sự tham gia của xã hội vào hoạt động giáo dục, đặc biệt là trong các môi trường đặc thù như trường ở vùng sâu, vùng xa, trại giam.
Luật Nhà giáo: Đề xuất các chính sách ưu tiên, hỗ trợ, thu hút nhà giáo

Luật Nhà giáo: Đề xuất các chính sách ưu tiên, hỗ trợ, thu hút nhà giáo

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Luật Nhà giáo quy định về hoạt động nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo; tôn vinh, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với nhà giáo; quản lý nhà giáo.
Sửa Luật Việc làm: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Sửa Luật Việc làm: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

(LĐTĐ) Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Đại biểu lo ngại việc lộ, lọt dữ liệu, xâm phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng

Đại biểu lo ngại việc lộ, lọt dữ liệu, xâm phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng

(LĐTĐ) Ngày 8/11, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Dữ liệu. Nhiều đại biểu đã đề cập đến vấn đề lộ, lọt dữ liệu, xâm phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng.
Rõ nhiệm vụ của các bộ, cơ quan, địa phương với hoạt động quảng cáo

Rõ nhiệm vụ của các bộ, cơ quan, địa phương với hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 8/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế tính giá điện linh hoạt theo giờ, vị trí, nguồn cấp

Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế tính giá điện linh hoạt theo giờ, vị trí, nguồn cấp

(LĐTĐ) Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Điện lực (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt và khuyến khích sử dụng hiệu quả, tiết kiệm. Các quyết định điều chỉnh giá điện nên được công khai minh bạch, và có sự tham gia giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.
Quốc hội điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8

Quốc hội điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8

(LĐTĐ) Chiều 7/11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định báo cáo Quốc hội về việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đại biểu đã biểu quyết bằng hình thức biểu quyết điện tử, tán thành việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính, ngân sách

Tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính, ngân sách

(LĐTĐ) Thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia, ngày 7/11, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, đa số các ý kiến bày tỏ quan điểm nhất trí về sự cần thiết sửa đổi dự án Luật để tháo gỡ các điểm nghẽn, những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực tài chính, ngân sách và trong việc thi hành pháp luật thời gian qua.
Hôm nay (7/11), Quốc hội thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Hôm nay (7/11), Quốc hội thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

(LĐTĐ) Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Điện lực (sửa đổi).
Xem thêm
Phiên bản di động