Giải quyết nhà ở cho công nhân: Cần có công thức chia sẻ

(LĐTĐ) Để đảm bảo nhu cầu nhà ở cho công nhân lao động, cần có công thức chia sẻ, chứ không thể chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp, của chính quyền và cũng không thể chỉ là trách nhiệm của người lao động.
Kiến nghị của doanh nghiệp, người lao động được giải đáp cặn kẽ, thoả đáng Công nhân lao động phải ở nhà thuê xập xệ, làm sao tái tạo được sức lao động?

Bên hành lang Quốc hội sáng 2/6, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Đoàn Hà Nội) đã dành cho PV Lao động Thủ đô cuộc trao đổi nhanh về các giải pháp để thu hút người lao động quay trở lại thị trường lao động như tăng lương tối thiểu, xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê...

PV: Sau đại dịch Covid-19, lực lượng lao động hồi hương khá nhiều, tạo sự thiếu hụt lao động, nơi thừa, nơi thiếu. Theo đại biểu, cần những giải pháp nào để thu hút người lao động quay trở lại với doanh nghiệp?

Đại biểu Vũ Tiến Lộc: Sau đại dịch, người lao động về quê, không quay trở lại, thì động lực để giúp họ quay trở lại chỉ bằng cách là đảm bảo quyền lợi thỏa đáng, nâng cao đời sống cho họ.

Cụ thể như đưa ra mức lương, thu nhập có sức thuyết phục hơn, đảm bảo nguồn cung nhà ở sẽ là những điều kiện căn bản để thu hút người lao động trở lại với doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp phải có kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh, phải tái cấu trúc lại hoạt động ổn định, định vị thị trường trong bối cảnh mới, đặt mục tiêu thu nhập cao hơn cho người lao động.

Bây giờ có lẽ cạnh tranh trên thị trường lao động là cạnh tranh rất lớn nên bài toán dùng thu nhập cao và điều kiện lao động tốt là công cụ rất quan trọng để các doanh nghiệp có thể thu hút nguồn lao động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Giải quyết nhà ở cho công nhân: Cần có công thức chia sẻ
Đại biểu Vũ Tiến Lộc trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 2/6.

PV: Vậy ông có đồng tình với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng của Hội đồng tiền lương quốc gia từ ngày 1/7/2022 tới?

Đại biểu Vũ Tiến Lộc: Hiện nay, mặc dù các doanh nghiệp đang khó khăn nhưng nếu muốn thu hút người lao động, đặc biệt là lao động đã hồi hương quay trở lại làm việc thì việc cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập sẽ là điều cần thiết phải làm.

Chính vì vậy, nâng lương tối thiểu cũng như nâng cao thu nhập của người lao động nói chung sẽ là công cụ quan trọng để các doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.

Nhưng hiện nay, vì các doanh nghiệp đang rất khó khăn, nên để nâng cao thu nhập cho người lao động phải trên cơ sở tái cấu trúc lại doanh nghiệp để nâng cao quản trị, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn lao động để tạo nên thu nhập cao hơn của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có thu nhập cao hơn thì mới có thể đảm bảo được mức lương cao hơn, đảm bảo năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp.

PV: Nhiều người lao động cho biết, một trong các nguyên nhân họ về quê mà không quay trở lại doanh nghiệp là do họ không có nhà ở, phải thuê nhà rất khó khăn, vất vả. Đại biểu có cho rằng, cần có chính sách khả thi hơn về nhà ở cho công nhân lao động?

Đại biểu Vũ Tiến Lộc: Đại dịch Covid-19 vừa rồi và hiện tượng nhiều người lao động hồi hương, không trở lại với doanh nghiệp cho thấy một loạt điều kiện cơ bản cho người lao động không đảm bảo, đặc biệt là nhu cầu về nơi ở.

Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước đã có chủ trương phải quan tâm đến việc xây dựng nhà ở cho công nhân lao động. Hiện nay các tỉnh, thành phố đang triển khai, nhưng mức độ triển khai không đồng đều.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển doanh nghiệp phải tính đến điều này. Chủ trương này được thực hiện trên cơ sở có sự phối hợp, chia sẻ giữa chính quyền địa phương, người lao động và doanh nghiệp. Nhà nước sẽ dành ra quỹ đất cần thiết, doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng nhà ở để cho thuê, còn người lao động thì cũng dành một phần thu nhập để thuê nhà ở xã hội đó.

Để đảm bảo nhu cầu nhà ở cho công nhân lao động, cần có công thức chia sẻ, chứ không thể chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp, chỉ là trách nhiệm của chính quyền, cũng không thể chỉ là trách nhiệm của người lao động, mà ở đây phải có sự cộng sinh, sự tham gia của cả 3 phía. Các địa phương cần có chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện yêu cầu này.

PV: Theo đại biểu, để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra, có cần thúc đẩy nhanh việc triển khai các gói hỗ trợ?

Đại biểu Vũ Tiến Lộc: Yêu cầu quan trọng để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra là bên cạnh thúc đẩy triển khai các gói hỗ trợ để tiếp sức người dân và doanh nghiệp thì cũng cần nỗ lực thúc đẩy cải cách thể chế và cải cách hành chính.

Đầu tư công đang rất chậm chạp và cần đột phá trong lĩnh vực này. Nếu cùng lúc thúc đẩy được cả đầu tư công và đầu tư tư nhân thông qua cải cách thể chế, cải thiện thủ tục hành chính, bên cạnh việc phối hợp hài hòa chính sách tài khóa, tiền tệ như cách mà chúng ta làm trong những tháng đầu năm nay thì có thể đạt mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế được lạm phát.

Giá xăng dầu dù được neo ở mức cao thế này thì cũng không phải áp lực lớn về lạm phát. Nhưng để hỗ trợ, tiếp sức cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình hồi phục và phát triển kinh tế, tôi vẫn kiến nghị giảm thuế với xăng dầu vì sau thời gian chống chịu với Covid-19 thì nguồn lực dự trữ của người dân và doanh nghiệp đã bị bào mòn khá nhiều.

Xin cảm ơn ông!

Phương Thảo (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khi "thánh đường tri thức" được đánh thức bởi nghệ thuật sáng tạo

Khi "thánh đường tri thức" được đánh thức bởi nghệ thuật sáng tạo

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, chúng tôi có cơ hội theo chân hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn - giám tuyển của triển lãm "Cảm thức Đông Dương", khám phá tòa nhà Đại học Tổng hợp cũ. Dưới góc nhìn của một người đã dành thời gian dài nghiên cứu về mỹ thuật Đông Dương, mỗi góc nhỏ trong công trình trăm tuổi này đều mang những câu chuyện thú vị.
Chuyên gia nhận định: Giá vàng biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro

Chuyên gia nhận định: Giá vàng biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro

(LĐTĐ) Thị trường vàng trong nước sắp kết thúc một tuần giảm mạnh chưa từng có. Chuyên gia khuyến cáo, trong bối cảnh giá vàng lên xuống bất thường như hiện nay, người đầu tư sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo: Góc nhìn mới về giá trị truyền thống

Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo: Góc nhìn mới về giá trị truyền thống

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, talkshow "Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo" diễn ra vào sáng nay (10/11) tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đã mang đến những góc nhìn đa chiều về việc kế thừa và phát huy giá trị văn hóa dân gian trong hoạt động sáng tạo đương đại.
Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(LĐTĐ) Thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp ở Hà Nội đã thể hiện sự quan tâm đến việc chuyển đổi số, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Điều này được cụ thể hóa khi có đến 45% doanh nghiệp Hà Nội đã có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp ở Hà Nội hiệu suất thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Dấu ấn từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Dấu ấn từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được triển khai sâu rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội với trung bình hơn 10.000 mô hình được đăng ký thực hiện mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Thủ đô.
Va chạm trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, hai ô tô biến dạng

Va chạm trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, hai ô tô biến dạng

(LĐTĐ) Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đoạn qua huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) làm 2 ô tô con biến dạng, hư hỏng nặng.
Tin bão mới nhất: Bão số 7 chưa qua, Biển Đông tiếp tục đón bão số 8

Tin bão mới nhất: Bão số 7 chưa qua, Biển Đông tiếp tục đón bão số 8

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, bão số 7 cách quần đảo Hoàng Sa 330km về phía Bắc Đông Bắc, cường độ cấp 13 (134-149km/h), giật cấp 16. Trong khi đó, cơn bão có tên quốc tế là TORAJI, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Phi-líp-pin). Khoảng đêm mai (11/11) bão TORAJI sẽ vào Biển Đông.

Tin khác

Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã nỗ lực phát huy vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn

Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn

(LĐTĐ) Với gần 1.400 chỉ tiêu tuyển dụng, đa dạng lĩnh vực ngành nghề của các doanh nghiệp đăng ký tham gia, Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước đã tạo cơ hội việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc và thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản về nước nói riêng.
Sắp diễn ra hội chợ việc làm và trao giải “Lao động về nước lập nghiệp thành công năm 2024”

Sắp diễn ra hội chợ việc làm và trao giải “Lao động về nước lập nghiệp thành công năm 2024”

(LĐTĐ) Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 8/11 tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Số 215 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội) với sự tham gia của 45 doanh nghiệp cùng 1.337 vị trí việc làm đa dạng, hấp dẫn.
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

(LĐTĐ) 10 tháng qua, toàn thành phố Hà Nội Hà Nội đã giải quyết việc làm mới cho 196.260 người lao động, vượt so với mục tiêu tạo việc làm cho 165.000 người lao động trong năm 2024...
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Là một trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận quản lý vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) tập trung triển khai tốt các chính sách có liên quan đến tín dụng ưu đãi, cho vay vốn đến hội viên nông dân để sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì

Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện và khu vực lân cận, mà còn cung cấp cho lực lượng lao động trẻ thông tin thị trường lao động, từ đó học hỏi, trang bị thêm kỹ năng và kiến thức cơ bản, khả năng thích nghi với những biến động của thị trường lao động.
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài

Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngoài tiếp tục duy trì các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, hện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang thúc đẩy phát triển một số thị trường mới tiềm năng, tạo cơ hội mới cho người lao động khi lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 27/10, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Ba Vì (Số 104 đường Quảng Oai, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội) với sự tham gia của đông đảo người lao động, học sinh, sinh viên.
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố

Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Ngày 24/10, Phiên giao dịch việc làm trực tuyến với tham gia của 6 tỉnh, thành phố đã mang lại nhiều cơ hội cho người lao động và doanh nghiệp. Sự kiện thu hút 122 doanh nghiệp với hơn 44.504 vị trí tuyển dụng, tạo điều kiện kết nối hiệu quả giữa cung và cầu lao động.
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030

Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 03/2024/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2024 - 2030.
Xem thêm
Phiên bản di động