Giải quyết triệt để vụ việc phức tạp ngay từ đầu, không để tồn tại kéo dài
Không để phát sinh "điểm nóng" về an ninh trật tự
Sáng 11/3, đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU và Chỉ thị 15-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chủ trì họp đánh giá kết quả triển khai các nhiệm vụ quý I/2022, định hướng nhiệm vụ trọng tâm quý II/2022.
Thành ủy Hà Nội hiện có 50 đảng ủy cấp trên cơ sở (trong đó có 30 quận, huyện, thị ủy) với 2.308 tổ chức cơ sở đảng. Báo cáo tại hội nghị, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội Nguyễn Quang Đức cho biết, trong quý I/2022, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 4/7/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về "Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố cơ sở Đảng yếu kém; giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội" và Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 16/12/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội" đã đề ra nhiều giải pháp và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu kết luận hội nghị |
Trong đó, các ban Đảng Thành ủy, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các sở, ban, ngành Thành phố có liên quan đã tham mưu, đề ra nhiều giải pháp củng cố cơ sở đảng yếu kém, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên. Đồng thời, hướng dẫn, rà soát, đôn đốc và từng bước phối hợp giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng.
Theo đồng chí Nguyễn Quang Đức, Ban Chỉ đạo 15 Thành ủy và các quận, huyện, thị ủy đã thực hiện nhiều giải pháp mới và tập trung thực hiện công tác tiếp công dân xử lý, giải quyết các vụ khiếu nại tập trung đông người, phức tạp, tồn đọng; không để phát sinh "điểm nóng" về an ninh trật tự góp phần vào thành công chung trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố.
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực tiễn, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức cho biết, nhiệm vụ trọng tâm quý II/2022, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục thực hiện 7 nhóm nhiệm vụ giải pháp của Nghị quyết 15-NQ/TU, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), kết luận Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII); Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, Ban Tổ chức Thành ủy về củng cố tổ chức cơ sở đảng yếu kém, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Đáng chú ý, đồng chí Nguyễn Quang Đức cho biết, trong quý II/2022 sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát đối với một số cấp ủy cấp huyện; tập trung đối với các đơn vị chậm chuyển biến trong việc củng cố tổ chức cơ sở Đảng hoặc những nơi có nhiều vụ việc phức tạp cần quan tâm giải quyết…
Trao đổi, thảo luận tại hội nghị, lãnh đạo các quận, huyện đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong việc tiến hành rà soát, phân loại tổ chức cơ sở Đảng, nhất là những nơi có khó khăn, nơi có các vấn đề dân sinh bức xúc, các vụ việc phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng tổ chức cơ sở Đảng, phù hợp với các loại hình chi bộ trong tình hình mới, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, thực tế cho thấy có khoảng 70% số vụ việc khiếu kiện kéo dài và phức tạp của Thành phố liên quan đến đất đai. Những năm qua, do quá trình đô thị hóa cần thu hồi đất để xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nên trên địa bàn Thành phố có nhiều dự án phải thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng liên quan đến lợi ích của người dân cũng như doanh nghiệp. Do đó, Phó Chủ tịch Nguyễn Trọng Đông đề nghị, các đơn vị, địa phương cần tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu; đồng thời lắng nghe, quan tâm giải quyết những vụ việc phức tạp ngay từ đầu để tránh diễn biến phức tạp.
Quan tâm giải quyết tranh chấp tại các tòa nhà chung cư
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đánh giá cao sự vào cuộc trách nhiệm của các đơn vị trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU và Chỉ thị 15-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, nhờ vậy, đã bảo đảm an ninh chính trị trên địa bàn Thủ đô.
Dự báo tình hình trong nước cũng như Thành phố còn nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19, đồng chí Nguyễn Văn Phong yêu cầu, các địa phương cần tập trung giải quyết những vụ việc phức tạp kéo dài, trong đó có các dự án giải phóng mặt bằng; chú trọng củng cố, nâng cao chất lượng của tổ chức cơ sở Đảng; đặc biệt cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở xử lý chất thải, rác thải rắn trên địa bàn Thành phố để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, qua đó góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại các địa phương.
Quang cảnh hội nghị |
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Chính phủ đã đồng ý về chủ trương cho Hà Nội xây dựng đường Vành đai 4, trong đó việc hoàn thành giải phóng mặt bằng về cơ bản sẽ hoàn thành vào năm 2026. Vì thế, khối lượng công việc rất lớn, nhất là liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng. Do đó, đòi hỏi sự vào cuộc của các địa phương, đơn vị liên quan nhằm tuyên truyền cho người dân hiểu và thực hiện chủ trương lớn này của Thành phố.
Theo đồng chí Nguyễn Văn Phong, từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy các địa phương cần chú trọng giải quyết những vụ việc phức tạp ngay từ ban đầu và phải giải quyết triệt để, không để tồn tại kéo dài. Trong đó, Ban cán sự Đảng UBND Thành phố cần sớm rà soát lại những bất cập, khó khăn vướng mắc liên quan đến các sở, ngành của Thành phố về vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng; sớm triển khai đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong tích hợp giải quyết các đơn thư của người dân.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đặc biệt lưu ý, hiện nay tình trạng tranh chấp tại các tòa nhà chung cư diễn ra phổ biến do tốc độ đô thị hóa nhanh. Đây là vấn đề tiềm ẩn nguy cơ phức tạp, nên các địa phương cần quan tâm giải quyết, chú trọng củng cố và xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội tại đây.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng đề nghị, Ban Tổ chức Thành ủy phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy xây dựng tài liệu sinh hoạt chi bộ trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để phù hợp với thực tiễn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18