Giảm tác động và tìm cơ hội vào thị trường cung ứng

(LĐTĐ) Hiện nay, xung đột Nga - Ukraine đang đe dọa không ít đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu - vốn đang rất chật vật sau khủng hoảng kéo dài của đại dịch Covid-19. Đáng chú ý, những tác động tiêu cực được đánh giá không hề nhỏ trong cả trước mắt và lâu dài tới kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ, năng lượng, vận tải và chuỗi sản xuất, cung ứng tại Việt Nam.
Thực hiện quyết liệt các biện pháp về điều hành giá, bình ổn thị trường Giá hàng hoá toàn cầu tăng vọt do lo ngại thiếu hụt nguồn cung

Xung đột làm tăng giá thị trường

Chia sẻ tại Tọa đàm: “Xung đột Nga - Ukraine: Giảm tác động và tìm kiếm cơ hội mới", các chuyên gia kinh tế cho biết, cuộc xung đột là nguyên nhân làm tăng giá trên thị trường, một số mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng như khí đốt, dầu mỏ, lúa mì, nhôm, nickel, ngô, do thị phần sản xuất và xuất khẩu của hai nước, đặc biệt là Nga là rất lớn. Vì vậy, nếu căng thẳng giữa hai quốc gia này tiếp tục kéo dài có thể khiến nhiều nước, trong đó có Việt Nam, gặp khó khăn về nguồn cung các nguyên, nhiên liệu trên trong thời gian tới. Đồng thời, với việc Mỹ và các nước phương Tây đã đưa ra hàng loạt lệnh trừng phạt nhằm vào hệ thống ngân hàng - tài chính của Nga, khiến giá trị đồng rup của Nga liên tục lao dốc. Điều này ít nhiều gây khó khăn cho việc thanh toán các hợp đồng thương mại.

Giảm tác động và tìm cơ hội  vào thị trường cung ứng
Tận dụng cơ hội làm giảm tác động đến cung cầu.

Về vận chuyển, lưu thông hàng hóa, hiện một số hãng tàu đã từ chối nhận đơn hàng vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi Nga. Giá cước vận tải sẽ tiếp tục tăng cao cùng với sự chậm trễ trong vận chuyển sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại hàng hoá. Việc cấm vận hàng không cũng sẽ dẫn đến các hãng hàng không phải chọn đường bay dài hơn, chi phí tăng, áp lực gia tăng lên hệ thống vận chuyển logistics toàn cầu và giá cả hàng hóa.

Về thương mại hai chiều với Nga và Ukraine, hai nước đều là những đối tác thương mại truyền thống và quan trọng của Việt Nam tại khu vực Á-Âu. Xét về kim ngạch thương mại, Nga xếp ở vị trí thứ 1, Ukraine xếp ở vị trí thứ 6. Mặc dù năm 2021 thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Nga và Ukraine chỉ khoảng 7,8 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng 1,2 trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, tuy nhiên, từ khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) có hiệu lực, tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam - Nga và Ukraine đã có bước tiến mạnh mẽ với mức trung bình khoảng 30%. Trong trường hợp xung đột Nga - Ukraine tiếp tục kéo dài, chắc chắn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại song phương giữa Việt Nam và hai nước này.

Trước những diễn biến khó lường của cuộc xung đột cũng như những nhận định và đánh giá ban đầu về tác động đến nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cần phân tích, đánh giá tình hình, tác động của những diễn biến mới trong nước và quốc tế, áp lực lạm phát, giá nguyên vật liệu, trong đó có giá xăng dầu tăng cao… trong đó, doanh nghiệp là thành phần kinh tế chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Ông Nguyễn Duy Ninh - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm cho biết, doanh nghiệp này đang hứng chịu toàn bộ tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine do có đối tác là khách hàng Nga. Cụ thể, việc một số ngân hàng lớn của Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế (SWIFT) khiến hơn 4 triệu USD tiền hàng đã xuất của doanh nghiệp chưa được thanh toán. Về vận tải, lô hàng xuất sang Nga đã đến Hà Lan và đang bị tắc tại đó. Thêm nữa, tỷ giá đồng rúp của Nga giảm mạnh khoảng 40% chắc chắn sẽ khiến đối tác tại Nga gặp rất nhiều khó khăn và cần có sự thông cảm, thỏa thuận của doanh nghiệp, nếu không sẽ phát sinh tranh chấp.

Còn theo tiến sĩ Phan Đức Hiếu - Ủy viên thường trực, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, cuộc xung đột sẽ gây ra nhiều bất lợi, như chi phí năng lượng, đặc biệt là xăng dầu tăng cao sẽ tác động tới mọi hoạt động sản xuất và đời sống. Thêm nữa, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu, và giá này sẽ tiếp tục tăng. Áp lực lạm phát đang rất lớn và buộc chúng ta phải tính đến, khi dự báo lạm phát của châu Âu sẽ vào khoảng trên 6%.

Tận dụng cơ hội làm giảm tác động đến cung cầu

Theo tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, thế giới vốn dĩ đã có nhiều biến động, từ biến đổi khí hậu, dịch bệnh, chiến tranh thương mại, giờ đây là cả chiến tranh quân sự. Trong bối cảnh đó, các chuỗi cung ứng toàn cầu chủ yếu đến từ các nền kinh tế lớn trên thế giới buộc phải tái cấu trúc lại. Những mắt xích hiện nay nằm ở Nga, Ukraine hay ở nước có nguy cơ xung đột khu vực thì sẽ có sự chuyển dịch về đầu tư, về thị trường. Trong khi đó, Việt Nam có nhiều lợi thế với các FTA thế hệ mới, song phương, đa phương, đặc biệt là sự ổn định chính trị xã hội.

Bên cạnh đó, phương Tây rút đi mở ra cơ hội hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Chuỗi cung ứng toàn cầu có thể sẽ chọn Việt Nam như là điểm đến an toàn để đầu tư, là nguồn cung ứng an toàn cho chuỗi cung ứng đó. Ổn định chính trị xã hội chính là lợi thế để Việt Nam có thể tăng cường, thanh thủ biến thành cứ điểm cung ứng nguồn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặt khác, khó khăn, tai họa cũng tạo sức ép, động lực để Việt Nam đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế, thay đổi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội.

Giảm tác động và tìm cơ hội  vào thị trường cung ứng
Ảnh minh họa

Những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng là không thể phủ nhận, song Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm Nguyễn Duy Ninh cũng đồng quan điểm cho rằng, nếu nhìn tích cực vẫn thấy nhiều cơ hội. Hiện tỷ trọng thương mại giữa Việt Nam và Nga chỉ chiếm khoảng 1%, trong khi hai nước đang mong muốn hợp tác phát triển chặt chẽ hơn, đây chính là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam tiến sâu vào thị trường Nga. Tuy nhiên, trở ngại lớn về vận tải là hiện chi phí logistic của Việt Nam cao, cần tái cơ cấu lại và phát triển hơn.

“Để nắm bắt được các cơ hội đó, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Nhà nước, và chính sách để hiện thực hóa, còn các vấn đề về thanh toán, vận chuyển, tỷ giá, chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật để làm. Vấn đề ở đây là không chỉ chúng ta nhìn thấy cơ hội mà tất cả các nước châu Á cũng vậy, vì thế ai nhanh sẽ nhận trái ngọt nhiều hơn”, ông Nguyễn Duy Ninh nhấn mạnh.

Các chuyên gia kinh tế, đại diện các doanh nghiệp cũng cho rằng, để khắc phục những khó khăn trong ngắn hạn cũng như nắm bắt được cơ hội trong dài hạn, Việt Nam phải có chiến lược dài hạn xây dựng thể chế kinh tế, nâng cao khả năng chống chịu, khả năng tự chủ của nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh quốc gia thể hiện quan trọng nhất là khả năng chống chịu, quản trị rủi ro. Đồng thời, mở rộng quan hệ quốc tế. Mọi chiến lược bắt đầu từ bây giờ phải tính trên tầm nhìn dài hạn.

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước cần thực hiện tốt hơn chính sách giải pháp chương trình phục hồi kinh tế, phải tăng tốc, làm nhanh hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt phải tích hợp thêm các giải pháp để đối phó vấn đề nảy sinh từ cuộc chiến tranh Nga - Ukraine. Các nguồn lực trong gói giải pháp phục hồi kinh tế có thể phải được sử dụng một cách linh hoạt. Các trung tâm, hiệp hội và doanh nghiệp cũng phải cùng nhau bàn về tình hình, tìm ra biện pháp, xem ngành nào bị tác động trực tiếp, làm việc với các thương vụ Nga - Ukraine, tập đoàn lớn để tìm ra giải pháp chủ động. Chính phủ đã thành lập tổ công tác đặc biệt giải quyết các vấn đề có liên quan tới tình hình Ukraine. Điều này giúp Việt Nam có niềm tin về sự ứng xử nhanh chóng trong những hoàn cảnh đặc biệt. /.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng chương trình cầu truyền hình “Đôi bờ ví, giặm”

Ấn tượng chương trình cầu truyền hình “Đôi bờ ví, giặm”

(LĐTĐ) Tối 27/11, 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tổ chức chương trình cầu truyền hình “Đôi bờ ví, giặm” nhân dịp kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Nghệ An thông qua chủ trương đầu tư dự án FDI có tổng vốn 590 triệu USD

Nghệ An thông qua chủ trương đầu tư dự án FDI có tổng vốn 590 triệu USD

(LĐTĐ) Sáng 28/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An họp phiên thường kỳ tháng 11/2024. Tại phiên họp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An thông qua chủ trương đầu tư dự án FDI có tổng mức đầu tư 590 triệu USD tại Khu công nghiệp Thọ Lộc giai đoạn 1, thuộc Khu kinh tế Đông Nam.
Khuyến khích người dân phản ánh nhà xe vi phạm: Thêm kênh thông tin xử lý “nóng”

Khuyến khích người dân phản ánh nhà xe vi phạm: Thêm kênh thông tin xử lý “nóng”

(LĐTĐ) Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT), đặc biệt là dịp cuối năm khi nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa tăng cao, Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông tăng cường quân số, tiến hành kiểm tuần tra, kiểm tra tại các “điểm nóng” cũng như các điểm trung chuyển trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại

Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại

(LĐTĐ) Thông qua thương lượng, đối thoại của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, có chính sách chăm lo ngày càng tốt hơn quyền lợi cho lao động nữ, góp phần giúp họ ổn định cuộc sống, gắn bó nhiều hơn với doanh nghiệp.
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?

Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Do đó, việc ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng là đúng quy định của pháp luật.
Thương mại điện tử phải quản lý chặt

Thương mại điện tử phải quản lý chặt

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về thương mại điện tử.
Triển khai hiệu quả các phong trào thi đua

Triển khai hiệu quả các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Các đơn vị trong Cụm thi đua số 8 Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả các phong trào thi đua trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, gắn với nhiệm vụ chính trị của ngành, cơ quan, đơn vị; đồng thời, biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân đạt thành tích tốt trong thực hiện các phong trào thi đua.

Tin khác

Thương mại điện tử phải quản lý chặt

Thương mại điện tử phải quản lý chặt

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về thương mại điện tử.
Đưa hàng Việt vươn xa trong kỷ nguyên số

Đưa hàng Việt vươn xa trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Từ một ngành non trẻ, trong một thời gian ngắn thương mại điện tử đã trở thành “trợ thủ” dẫn dắt nền kinh tế số theo đúng định hướng. Thậm chí, đây còn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Đảng, Nhà nước đã đề ra và từng bước hiện thực hóa khát vọng hội nhập kinh tế quốc tế, đưa giấc mơ hàng Việt vươn xa toàn cầu.
Giá xăng dầu hôm nay (28/11): Giá dầu thế giới ổn định, trong nước dự báo sẽ đảo chiều tăng?

Giá xăng dầu hôm nay (28/11): Giá dầu thế giới ổn định, trong nước dự báo sẽ đảo chiều tăng?

(LĐTĐ) Hôm nay (28/11/2024), giá dầu thế giới ổn định do chịu áp lực từ lượng dự trữ xăng dầu bất ngờ tăng mạnh của Hoa Kỳ. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,77 USD/thùng,giảm 0,01%, giá dầu Brent ở mốc 72,93 USD/thùng, tăng 0,16%. Trong nước được dự báo sẽ đảo chiều tăng từ 1,3 - 1,7%.
Tỷ giá USD hôm nay (28/11): Đồng USD thế giới giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (28/11): Đồng USD thế giới giảm mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay 28/11, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giữ nguyên, hiện ở mức 24.295 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm mạnh 0,95%, xuống mức 106,06.
Giá vàng hôm nay (28/11): Sau mấy ngày lao dốc, giá vàng bất ngờ vọt tăng

Giá vàng hôm nay (28/11): Sau mấy ngày lao dốc, giá vàng bất ngờ vọt tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 28/11 trên thị trường quốc tế tăng trở lại, qua đó kéo vàng miếng SJC trong nước lên 85,5 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn cũng chạm mốc 85 triệu đồng.
Giá USD thị trường tự do giảm mạnh

Giá USD thị trường tự do giảm mạnh

(LĐTĐ) Mở đầu phiên giao dịch ngày thứ Tư (27/11), thị trường chứng kiến sự ổn định của tỷ giá trung tâm và giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn tạm thời đứng im 3 ngày liên tiếp, giao dịch chủ yếu quanh mức 25.509 đồng/USD. Riêng giá USD tự do giảm 20 - 30 đồng, đưa giá mua xuống 25.710 đồng và bán xuống 25.810 đồng.
Giá xăng dầu hôm nay (27/11): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay (27/11): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc

(LĐTĐ) Hôm nay (27/11), giá dầu thế giới tiếp đà giảm của phiên giao dịch nhiều biến động, sau khi Israel đồng ý thỏa thuận ngừng bắn với Lebanon, làm giảm mức rủi ro của dầu. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,69 USD/thùng, giảm 0,35%; giá dầu Brent ở mốc 72,74 USD/thùng, giảm 0,38%.
Giá vàng hôm nay 27/11: Vẫn tiếp tục giảm mạnh

Giá vàng hôm nay 27/11: Vẫn tiếp tục giảm mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay 27/11, giá vàng sụt giảm ở cả thị trường trong nước và thế giới. Theo Kitco, giá vàng thế giới sụt giảm nhanh chóng được cho là bởi tâm lý rủi ro tăng cao của nhà đầu tư, áp lực chốt lời lớn và hiện tượng bán tháo từ các nhà giao dịch hợp đồng tương lai ngắn hạn.
Giá vàng hôm nay 26/11: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt giảm

Giá vàng hôm nay 26/11: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt giảm

(LĐTĐ) Hôm nay 26/11, giá vàng sụt giảm mạnh ở cả thị trường trong nước và thế giới. Vàng nhẫn tròn trơn giảm hơn 1 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay 26/11: Tỷ giá trung tâm giảm về mức 24.292 đồng

Tỷ giá USD hôm nay 26/11: Tỷ giá trung tâm giảm về mức 24.292 đồng

(LĐTĐ) Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) hiện ở mức 108,69 điểm, giảm 0,66%.
Xem thêm
Phiên bản di động