Giảm thiểu tai nạn lao động: Cần sự nỗ lực thực chất

(LĐTĐ) Để giảm thiểu tình trạng tai nạn lao động (TNLĐ), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp Bộ LĐTBXH thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ.
Nỗ lực giảm thiểu tai nạn lao động LĐLĐ quận Long Biên thăm, tặng quà công nhân khó khăn, bị tai nạn lao động Bảo hiểm Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp: Điểm tựa vững chắc cho người lao động lúc rủi ro

Thiệt hại nặng nề do tai nạn lao động

Báo cáo của Bộ LĐTBXH cho biết, qua số liệu từ 62/63 tỉnh, thành phố, trong năm 2022, trên toàn quốc đã xảy ra 7.718 vụ TNLĐ, tăng 1.214 vụ, tương ứng 18,66% so với năm 2021. Số người bị nạn do TNLĐ là 7.923 người, tăng 1.265 người, tương ứng với 18,99% so với năm 2021. Những địa phương có số người chết vì TNLĐ nhiều nhất trong năm 2022 (gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động) là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Quảng Ninh, Đồng Nai. Thiệt hại về vật chất doTNLĐ xảy ra năm 2022 là trên 14.117 tỷ đồng (tăng khoảng 10.163 tỷ đồng so với năm 2021). Đây là một con số đáng phải suy ngẫm. Theo đánh giá của Bộ LĐTBXH, trong năm 2022, đa số các vụ TNLĐ đã được khai báo và điều tra đúng quy định. Tuy nhiên, một số địa phương còn chậm gửi biên bản điều tra về Bộ LĐTBXH. Số biên bản nhận được chỉ chiếm 27,8% tổng số vụ TNLĐ chết người.

Giảm thiểu tai nạn lao động: Cần sự  nỗ lực thực chất
Hiện trường một vụ tai nạn lao động.

Lý giải nguyên nhân số vụ TNLĐ năm 2022 tăng cao so với năm 2021, đại diện Cục An toàn lao động, Bộ LĐTBXH cho biết, sau khi kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 vào năm 2022, sản xuất phục hồi mạnh mẽ so với năm 2021 nên số TNLĐ cũng gia tăng. Cụ thể, sau đại dịch Covid-19, một số trang thiết bị, máy móc, sau một thời gian ngừng trệ, khi quay lại sản xuất nếu không vận hành bảo trì, bảo dưỡng kịp thời thì rất dễ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Còn với nhiều người lao động (NLĐ), sau một thời gian quay lại làm việc, sức khỏe của họ cũng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Bên cạnh đó, việc đào tạo, huấn luyện an toàn lao động bị giảm trong thời gian đại dịch, nên khi mở lại sản xuất không đáp ứng kịp thời, để khi NLĐ quay trở lại làm việc thì dễ xảy ra TNLĐ.

Đại diện Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cũng phân tích, sở dĩ số vụ TNLĐ gia tăng sau dịch Covid -19 là xuất phát từ điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn, nhiều doanh nghiệp khi bước vào chu kỳ làm việc mới, chưa kịp cải tiến các thiết bị đảm bảo an toàn, đồng thời, do yêu cầu đẩy nhanh quá trình hoàn thiện các đơn hàng tồn đọng từ thời điểm dịch bệnh cũng khiến việc đảm bảo các yếu tố an toàn trong sản xuất chưa được kiểm tra kỹ lưỡng. Thêm vào đó, trong thời gian dịch bệnh, tại các khu vực công nghiệp trọng điểm như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương… một lượng lớn lao động nghỉ việc về quê, không quay trở lại, các doanh nghiệp phải tuyển dụng thêm nguồn nhân lực mới. Tuy nhiên, những lao động mới trong thời gian đầu chưa quen với môi trường làm việc mới, các chương trình huấn luyện về an toàn lao động chưa được triển khai kịp thời khiến NLĐ thiếu thông tin, kỹ năng dẫn đến việc không thể tự phòng tránh được TNLĐ khi xảy ra.

Chủ động kiểm soát, phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm

Phát biểu khi chủ trì một cuộc họp của Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương được tổ chức vừa qua, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Văn Thanh cho biết, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ đã và đang được các cấp bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp quan tâm thực hiện. Tuy nhiên việc giảm thiểu TNLĐ vẫn chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng, vì vậy cần phải tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn để cải thiện các điều kiện làm việc tốt hơn cho NLĐ. Thực tế cho thấy, sở dĩ số vụ TNLĐ vẫn có chiều hướng gia tăng do nhiều người sử dụng lao động chưa chú ý thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, kiểm soát nguy cơ, rủi ro; nhiều NLĐ chưa được huấn luyện ATVSLĐ, thiếu kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn đầy đủ và tác phong công nghiệp còn rất hạn chế, chủ quan. Trong khi đó, chính quyền cơ sở ở một số nơi cũng chưa thực sự quan tâm, dành nguồn lực cho công tác ATVSLĐ.

Để giảm thiểu tình trạng TNLĐ trong thời gian tới, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết, Bộ LĐTBXH đã đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác ATVSLĐ; phối hợp Bộ LĐTBXH thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ, sự cố nghiêm trọng như: Xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, da giày, khai thác mỏ, khoáng sản đặc biệt là các công trình xây dựng trọng điểm, tiếp giáp với khu dân cư, đông người qua lại, thiết bị nâng, thang máy... Cùng với đó, Bộ LĐTBXH yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường triển khai công tác ATVSLĐ, chú trọng đến các hoạt động tự kiểm tra, chủ động kiểm soát phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm, có hại tại doanh nghiệp, phòng ngừa TNLĐ do ngã cao, điện giật, vật rơi, đổ sập.

L.Hương - P.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Quan tâm, nâng đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hà Nội: Quan tâm, nâng đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Mặc dù chịu nhiều vất vả, thiệt thòi trong cuộc sống, nhưng bù lại, không ít trẻ em khó khăn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã nhận được sự quan tâm chu đáo, đầy đủ của Thành phố, các cấp, ngành, từ đó được ấm lòng, có thêm động lực vượt khó, vươn lên trong cuộc sống.
Long trọng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây

Long trọng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây

(LĐTĐ) Tối 10/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024), 70 năm Giải phóng Sơn Tây (1954 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).
Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID

(LĐTĐ) Nhằm tăng cường bảo mật cho khách hàng và ngăn chặn rủi ro gian lận trong giao dịch trực tuyến, Techcombank đã tiên phong hợp tác cùng Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) - Bộ Công an để triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID, tích hợp trên ứng dụng ngân hàng số Techcombank Mobile.
Hà Nội giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Với 6 giải Nhất, 14 giải Nhì, 3 giải Ba, 6 giải Khuyến khích - số lượng giải nhiều nhất trong tổng số 68 đoàn tham dự, Hà Nội đã giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) năm 2024.
Bế mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới lần thứ XI năm 2024

Bế mạc Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới lần thứ XI năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 10/11, sau 4 ngày thi đấu sôi nổi, Giải Bóng bàn các câu lạc bộ Hà Nội mở rộng tranh Cúp Báo Hànộimới lần thứ XI - năm 2024 đã khép lại tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức, Hà Nội với các trận chung kết đỉnh cao và lễ bế mạc.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Báo Kinh tế & Đô thị trao tặng nhà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang

Báo Kinh tế & Đô thị trao tặng nhà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang

(LĐTĐ) Vừa qua, Báo Kinh tế & Đô thị đã tổ chức trao tặng 2 căn nhà trị giá 110 triệu đồng cho các gia đình khó khăn tại Đồng Văn và Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chương trình có sự phối hợp của Sở Tư pháp Hà Nội và các doanh nghiệp, mạnh thường quân.

Tin khác

Amway Việt Nam, nửa thập kỷ giữ vững danh hiệu “nơi làm việc tốt nhất châu Á ”

Amway Việt Nam, nửa thập kỷ giữ vững danh hiệu “nơi làm việc tốt nhất châu Á ”

(LĐTĐ) Ngày 9/8/2024, Amway Việt Nam - Thương hiệu toàn cầu về sức khỏe và sắc đẹp, vinh dự lần thứ 5 nhận giải thưởng “HR Asia - Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024” do tạp chí HR Asia bình chọn. Đây là minh chứng cho những nỗ lực thành công xây dựng môi trường làm việc “Khỏe mạnh và Hạnh phúc” tại Amway Việt Nam, theo định hướng chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Amway toàn cầu, hướng đến sứ mệnh giúp cho mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn, khỏe mạnh hơn.
Việt Nam có rất nhiều người giỏi và luôn có giải pháp khuyến khích các sáng chế

Việt Nam có rất nhiều người giỏi và luôn có giải pháp khuyến khích các sáng chế

(LĐTĐ) Ngày 4/7, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Họp báo thường kỳ quý II/2024. Đáng chú ý, quanh cơ chế, chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh, Việt Nam có rất nhiều người giỏi và Bộ cùng các ngành liên quan đã có nhiều giải pháp khuyến khích các sáng chế.
Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ

Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ

(LĐTĐ) Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng chừng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
Khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023

Khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023

(LĐTĐ) Sáng nay, 14/12, tại Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức lễ khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023.
Để năng suất lao động tăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để năng suất lao động tăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

(LĐTĐ) Một trong những điểm nghẽn của nền kinh tế đất nước hiện nay nói chung, Hà Nội nói riêng chính là năng suất lao động vẫn khá thấp. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bắt đầu từ khâu tuyển chọn, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức, tay nghề là vấn đề quan trọng.
Trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức

Trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức

(LĐTĐ) Các trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức năm 2023, căn cứ quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 37 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Gắn kết trường nghề với doanh nghiệp

Gắn kết trường nghề với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang phản ánh việc thiếu nghiêm trọng lực lượng lao động có kỹ năng nghề để phục hồi sản xuất kinh doanh, nhất là trong các ngành sản xuất, công nghiệp… Để khắc phục tình trạng này rất cần sự gắn kết chặt chẽ giữa trường nghề với doanh nghiệp để đào tạo được lực lượng lao động có kỹ năng nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Gắn kết giữa doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình Hội đồng kỹ năng

Gắn kết giữa doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình Hội đồng kỹ năng

Một trong những chủ đề thúc đẩy sự gắn kết hơn nữa giữa doanh nghiệp, các bên liên quan với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình hội đồng kỹ năng ngành
Chuẩn hóa kỹ năng nghề “đích đến” không thể thiếu

Chuẩn hóa kỹ năng nghề “đích đến” không thể thiếu

(LĐTĐ) Trước những mặt còn hạn chế về trình độ tay nghề của lao động Việt Nam, trong khi yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngày càng trở lên cấp thiết, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã đặt mục tiêu đến năm 2030 chuẩn hóa trình độ kỹ năng nghề cho khoảng 50% lực lượng lao động, qua đó giúp hình thành nguồn nhân lực có chất lượng, nhất là nhân lực có trình độ kỹ năng nghề cao đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bắt kịp, tiến cùng trình độ tiên tiến của thế giới.
Tuyên dương 42 “cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi” tiêu biểu cả nước

Tuyên dương 42 “cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi” tiêu biểu cả nước

Tối 15/10, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao Giải thưởng “Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ 9, năm 2022.
Xem thêm
Phiên bản di động