Giao dịch trái phiếu doanh nghiệp giảm gần một nửa trong tháng đầu tiên
Trái phiếu doanh nghiệp sẽ phục hồi đáng kể trong nửa cuối năm 2023 Phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ bùng nổ theo hướng lành mạnh Gỡ điểm nghẽn “vực dậy” thị trường trái phiếu |
Tính đến ngày 31/1, chỉ số VNIndex đóng cửa ở mốc 1.111,18 điểm, tăng 10,3% so với cuối năm 2022. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 222,43 điểm, tăng 8,3% so với cuối năm 2022. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM ngày 31/1/2023 ước đạt 5.717 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cuối năm 2022, tương đương 60,1% GDP ước tính năm 2022.
Giá trị giao dịch bình quân đạt 12.118 tỷ đồng/phiên, giảm 39,9% so với bình quân năm trước. Về thị trường trái phiếu, tính từ đầu năm đến ngày 31/1, giá trị giao dịch bình quân đạt 3.549 tỷ đồng/phiên, giảm 53,8% so với bình quân năm trước.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Về thị trường bảo hiểm, đến nay, tổng tài sản ước đạt 817.724 tỷ đồng, tăng 13,66% so với cùng kỳ năm trước. Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 662.835 tỷ đồng, tăng 12,59% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 526.441 tỷ đồng, tăng 14,65% so với cùng kỳ năm trước. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 163.058 tỷ đồng, tăng 6,64% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 21.358 tỷ đồng, tăng 13,38% so với cùng kỳ năm trước.
Còn theo Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), đến ngày 31/1, chưa có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào trong năm 2023. Điều này hoàn toàn trái ngược với cùng kỳ năm 2022 khi có 7 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng và 16 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, tổng giá trị phát hành lên tới 29.280 tỷ đồng.
Các đợt phát hành được công bố trong tháng 1 hầu hết đều được phát hành vào tháng 12/2022. Trong các đợt phát hành này, nhóm ngân hàng chiếm đa số với 3.269,5 tỷ phát hành trái phiếu riêng lẻ và 10.637,8 tỷ đồng phát hành ra công chúng. Ba đợt phát hành còn lại đến từ nhóm các công ty chứng khoán và bất động sản, chỉ chiếm khoảng 3%.
Theo thống kê của VBMA, cả năm 2023 sẽ có khoảng 285.000 tỷ đồng trái phiếu tới kỳ hạn đáo hạn. Riêng tháng 1, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn là hơn 17.000 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở nhóm bất động sản và xây dựng.
Các doanh nghiệp đã thực hiện mua lại hơn 8.000 tỷ đồng trái phiếu trong tháng đầu năm, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2022. Dự kiến trong tháng 2, giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn là hơn 5.200 tỷ đồng, toàn bộ là trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
Tin khác

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM
Tài chính 20/04/2025 15:59

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm
Tài chính 17/04/2025 11:49

Quản chặt ngân sách khi bàn giao
Tài chính 17/04/2025 10:37

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch
Tài chính 15/04/2025 08:34

NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Tài chính 14/04/2025 22:36

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước
Tài chính 11/04/2025 15:13

Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã
Tài chính 09/04/2025 16:33

Bộ Tài chính lên tiếng về mức thuế đối ứng Mỹ công bố áp đối với Việt Nam
Tài chính 03/04/2025 17:09

Cổ phiếu khoáng sản "dậy sóng" sau tin phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc
Tài chính 02/04/2025 17:12

Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?
Tài chính 02/04/2025 10:36