Giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống xâm hại tại các trường học
Kẻ xâm hại bé gái ở Chương Mỹ nhận mức án chung thân | |
Nhiều ‘khoảng trống’ quanh các hành vi xâm hại trong học đường |
Buổi sinh hoạt chuyên đề nhằm tuyên truyền, trao đổi với các em học sinh về các vấn đề bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em và lối sống văn hóa học đường cho các học sinh trung học phổ thông và trung học cơ sở thành phố Hà Nội.
Trung tá Khổng Ngọc Oanh hướng dẫn kỹ năng phòng chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho học sinh Hà Nội |
Tại buổi sinh hoạt chuyên đề, Trung Tá Khổng Ngọc Oanh – Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) đã trao đổi, hướng dẫn cho học sinh các kiến thức về phòng chống bạo lực học đường, phòng, chống xâm hại tình dục và trang bị cho các em các kiến thức pháp luật liên quan đến bạo lực học đường và xâm hại tình dục ở lứa tuổi vị thành niên, thanh thiếu niên và trẻ em.
Qua các hoạt động tương tác liên quan đến các tình huống thiết thực, Trung tá Khổng Ngọc Oanh đã giúp các em có cái nhìn sáng tỏ và toàn diện hơn đối với những hành vi bạo lực học đường, các dấu hiệu nhận biết xâm hại tình dục, cách xử trí khi sự việc xảy ra, đồng thời khuyến khích các em mạnh dạn trao đổi và đặt câu hỏi liên quan đến những vấn đề này.
Học sinh thể hiện tình huống bạo lực học đường qua tiểu phẩm |
Đặc biệt Trung tá Khổng Ngọc Oanh nhấn mạnh sự tác động của mạng xã hội đối với các hành vi bạo lực học đường và các thủ đoạn tinh vi của đối tượng có ý đồ xâm hại tình dục; khuyến cáo cách phòng tránh và loại bỏ những hành vi tiêu cực khi bị xâm hại.
“Khi sự việc xảy ra, các em phải tìm đến người lớn, các tổ chức xã hội, các tổ chức hỗ trợ trẻ em để tố giác tội phạm và đề nghị sự chia sẻ”, Trung tá Khổng Ngọc Oanh đưa ra lời khuyên.
Trong buổi sinh hoạt chuyên đề, vấn đề bạo lực học đường cũng được học sinh Cụm trường dàn dựng và thể hiện qua các tiểu phẩm rất chân thực, ý nghĩa và mang thông điệp nhân văn.
Thầy Vũ Đình Hà – Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo cũng nhắc nhở các em học sinh, ngoài việc nghe lời bố mẹ, thầy cô thì mỗi học sinh cần tự trang bị cho mình những kỹ năng trong cuộc sống, nhất là kỹ năng về văn hóa học đường, kỹ năng phòng chống xâm hại và bạo lực học đường.
Tin và ảnh: Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02