Giao lưu trực tuyến: Giải đáp pháp luật và Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Sáng nay (16/4), tại Hội trường Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Giải đáp pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội".
Mời bạn đọc tham gia giao lưu trực tuyến "Giải đáp pháp luật Lao động và Bảo hiểm xã hội"

Buổi giao lưu trực tuyến nhằm trang bị, nâng cao kiến thức về Luật Lao động, Luật Công đoàn và Bảo hiểm xã hội cho đoàn viên, người lao động và người sử dụng lao động, qua đó góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.

Giao lưu trực tuyến: Giải đáp pháp luật và Bảo hiểm xã hội
Các đại biểu tham dự buổi giao lưu.

Đến dự buổi giao lưu trực tuyến có các đại biểu: Bà Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Bá Châu - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Liên đoàn Lao động Thành phố; ông Nguyễn Đức Nghĩa - Phó Trưởng phòng Báo chí xuất bản Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; ông Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội; bà Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô; ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô.

Về phía quận Hoàn Kiếm có ông Đinh Hồng Phong - Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Hoàn Kiếm; bà Lê Hoàng Thủy Vân - Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm; ông Nguyễn Hồng Thanh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm; ông Nguyễn Đăng Ninh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm. Đặc biệt, tham gia buổi Giao lưu trực tuyến có hơn 300 đại biểu là công chức, viên chức, người lao động của Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm.

Tham gia giải đáp câu hỏi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có các chuyên gia: Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng Ban Chính sách Pháp luật Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Văn Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

8h35: Bắt đầu buổi Giao lưu trực tuyến

Phát biểu khai mạc buổi Giao lưu trực tuyến, ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô cho biết: Thời gian qua, Chính phủ, các cấp, các ngành, tổ chức Công đoàn và doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp, thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người lao động song vẫn còn không ít doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động, nhất là về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động…

Giao lưu trực tuyến: Giải đáp pháp luật và Bảo hiểm xã hội
Ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô phát biểu khai mạc buổi Giao lưu trực tuyến.

Bên cạnh đó, nhận thức, hiểu biết pháp luật, nhất là pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội của một bộ phận người lao động còn hạn chế nên chưa tự bảo vệ được quyền lợi của mình khi cần thiết hoặc có những hành xử không đúng mực gây ảnh hưởng đến mối quan hệ lao động.

Thực hiện phương châm “hướng về cơ sở, vì người lao động”, trước thềm Tháng Công nhân năm 2021, báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Giải đáp Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”.

Tại buổi giao lưu trực tuyến hôm nay, với sự hiện diện của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, hoạt động công đoàn; người lao động, người sử dụng lao động sẽ có cơ hội biết thêm những kiến thức pháp luật mới liên quan đến Bộ luật Lao động mới có hiệu lực thi hành, tìm hiểu về Luật Bảo hiểm xã hội; được giải đáp, tháo gỡ những băn khoăn, vướng mắc về chế độ chính sách khi tham gia quan hệ lao động.

“Với vai trò và thế mạnh của mình, báo Lao động Thủ đô đã, đang và sẽ không ngừng đẩy mạnh việc tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật nhằm góp phần cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô trang bị, nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động và cả người sử dụng lao động. Từ đó, giúp người lao động có thể bảo vệ mình khi cần thiết, giúp người sử dụng lao động tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện pháp luật và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định”, Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.

Giao lưu trực tuyến: Giải đáp pháp luật và Bảo hiểm xã hội
Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm Lê Hoàng Thủy Vân phát biểu tại buổi giao lưu.

Cũng tại buổi Giao lưu trực tuyến, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm Lê Hoàng Thủy Vân cho biết: Thực hiện chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, trong nhiều năm qua Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả.

Việc tổ chức giao lưu, đối thoại trực tuyến tới đông đảo cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động tham gia nhằm đa dạng hóa hình thức tuyên truyền của các cấp công đoàn góp phần thực hiện, thắng lợi nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp, thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

“Hy vọng qua buổi Giao lưu trực tuyến hôm nay, cán bộ, đoàn viên, người lao động sẽ được các chuyên gia giàu kinh nghiệm trao đổi, hướng dẫn và giải đáp các những vướng mắc về pháp luật lao động, những vấn đề hiện đang được đông đảo cán bộ, đoàn viên, người lao động tại các công đoàn cơ sở rất quan tâm”, bà Lê Hoàng Thủy Vân bày tỏ.

Phát biểu tại buổi giao lưu trực tuyến, bà Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động Thành phố ghi nhận và biểu dương những cố gắng, nỗ lực của báo Lao động Thủ đô, Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm và các cấp công đoàn đã phối hợp chặt chẽ, tổ chức nhiều buổi giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật rất thiết thực và ý nghĩa với công nhân, viên chức, lao động.

Giao lưu trực tuyến: Giải đáp pháp luật và Bảo hiểm xã hội
Bà Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao dộng Thành phố phát biểu tại buổi giao lưu.

Bà Đặng Thị Phương Hoa cho biết: Từ ngày 1/1/2021, Bộ luật Lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực thi hành với rất nhiều điều chỉnh mới liên quan đến quyền lợi của người lao động. Trách nhiệm của tổ chức Công đoàn là cùng với các cấp, ngành tuyên truyền, phổ biến để người lao động nắm bắt, hiểu rõ về các chính sách pháp luật, nhất là những điều chỉnh mới liên quan đến người lao động, từ đó đưa chính sách pháp luật sớm đi vào cuộc sống.

Trong thực tiễn quan hệ lao động, các chế độ chính sách đối với người lao động như tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… là những mối quan tâm thiết thân nhất đối với người lao động. Việc hiểu biết cặn kẽ về chính sách này để thực hiện đúng đắn sẽ giúp cả người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng tìm được tiếng nói chung và đi tới xây dựng quan hệ lao động hài hòa. “Chính vì vậy, tôi cho rằng, chủ đề của buổi giao lưu trực tuyến mà báo Lao động Thủ đô và Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức hôm nay rất trúng, đúng, phù hợp với mong muốn, nhu cầu không chỉ của người lao động mà của cả người sử dụng lao động”, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động Thành phố nhấn mạnh.

Trực tuyến hình ảnh: Giao lưu trực tuyến "Giải đáp pháp luật Lao động và Bảo hiểm xã hội"
Công nhân, viên chức, lao động sát khuẩn tay, đo thân nhiệt trước khi vào hội trường buổi giao lưu.

Bà Đặng Thị Phương Hoa cho rằng, với sự tham gia của các chuyên gia giàu kinh nghiệm về pháp luật lao động, buổi giao lưu trực tuyến hôm nay là một cơ hội quý giá để người lao động nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của mình và đề nghị các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hãy thẳng thắn, mạnh dạn nêu nhiều câu hỏi để tìm hiểu rõ các chính sách này và đề nghị các chuyên gia sẽ vận dụng tốt các kiến thức lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn, trang bị thông tin đầy đủ, thiết thực nhất đối với người lao động.

Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động Thành phố cũng mong muốn, với những kiến thức hữu ích được các chuyên gia cung cấp, sau buổi giao lưu trực tuyến ngày hôm nay, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị và người lao động sẽ nắm rõ hơn về chính sách, quy định mới về pháp luật, từ đó hiểu rõ hơn về quyền lợi, thực hiện tốt hơn nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ lao động.

Trực tuyến hình ảnh: Giao lưu trực tuyến "Giải đáp pháp luật Lao động và Bảo hiểm xã hội"
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, báo Lao động Thủ đô, Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm tặng hoa các chuyên gia.

8h50: Chuyên gia giải đáp

Anh Trần Minh Tuấn (Chủ tịch Công đoàn Cung Thiếu nhi Hà Nội): Từ năm 2020, Cung Thiếu nhi Hà Nội đối diện với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 không thể trả lương cũng như đóng bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên lao động. Từ 1/3/2021, người lao động bắt đầu trở lại làm việc, tuy nhiên, có những người đã không đi làm theo yêu cầu của cơ quan, chúng tôi đưa vào diện ngừng hợp đồng. Trong trường hợp này, cơ quan có trách nhiệm bồi thường hợp đồng và giải quyết chế độ chính sách hay không? Cũng trong thời gian khó khăn, chúng tôi đã tinh giản 11 người, trong số 11 trường hợp, có 2 trường hợp bị bệnh hiểm nghèo (u não, gan). Công đoàn đã lên tiếng bảo vệ. Tuy nhiên, 2 người lao động trên vẫn bị tinh giản. Vậy tôi hỏi theo luật đơn vị làm như vậy đúng hay sai?

Giao lưu trực tuyến: Giải đáp pháp luật và Bảo hiểm xã hội

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Theo quy định của pháp luật, trong điều kiện ảnh hưởng dịch bệnh Covid- 19, điều kiện thiên tai, địch họa thì người sử dụng lao động có thể lên phương án tạm dừng hợp đồng lao động nhưng phải được sự đồng ý của người lao động.

Đối với trường hợp Cung Thiếu nhi cắt giảm 11 người lao động do điều kiện bất khả kháng vì ảnh hưởng của dịch bệnh thì Luật cho phép, nhưng vì Cung cắt giảm 11 người (từ 2 người trở lên) nên đơn vị phải lập phương án, lấy ý kiến của Công đoàn gửi lên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với 2 trường hợp người lao động bị bệnh nặng và không đồng ý cắt giảm thì căn cứ theo Luật, nếu người bệnh nghỉ việc điều trị liên tục trong thời gian 12 tháng trở lên, hoặc nghỉ điều trị bệnh liên tục quá nửa thời gian ký hợp đồng lao động thì mới được tinh giản. Nếu họ nghỉ điều trị ngắt quãng, 3 tháng, 5 tháng thì cũng không được cắt giảm và không được cắt giảm người lao động nếu họ đang mang thai.

Về việc những người lao động gọi đi làm nhưng không quay trở lại làm việc mà xin hoãn hợp đồng lao động, thì Cung Thiếu nhi có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật với lý do nghỉ liên tục từ 5 ngày trở lên mà không có lý do, trường hợp này sẽ không phải bồi thường, còn nếu họ muốn nghỉ việc thì phải thực hiện báo trước với thời gian tùy thuộc vào loại hình hợp đồng lao động.

Trực tuyến hình ảnh: Giao lưu trực tuyến "Giải đáp pháp luật Lao động và Bảo hiểm xã hội"
Anh Trần Minh Tuấn (Chủ tịch Công đoàn Cung Thiếu nhi Hà Nội) đặt câu hỏi.

Anh Nghiêm Hoài Nam (Công ty Cổ phần Đồng Xuân): Thỏa ước lao động tập thể giúp đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Xin chuyên gia cho biết, nếu người sử dụng lao động cố tình không ký Thỏa ước lao động tập thể thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Bản chất của Thỏa ước lao động tập thể là kết quả của quá trình thương lượng được 2 bên ký kết với nhau thông qua văn bản. Luật quy định tổ chức Công đoàn hằng năm thương lượng với người sử dụng lao động để xây dựng chế độ cao hơn cho người lao động thì người sử dụng lao động không được từ chối. Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hành chính không quy định việc xử phạt đơn vị không ký thỏa ước lao động tập thể.

Tuy nhiên, trong trường hợp này vai trò của tổ chức Công đoàn rất quan trọng làm thế nào để đơn vị thấy được lợi ích của 2 bên khi ký kết thỏa ước lao động tập thể, người sử dụng lao động tự nguyện xây dựng mối quan hệ hài hòa. Nếu đơn vị không ký hay không thực hiện thương lượng thì có thể giải quyết tranh chấp lao động về lợi ích. Với nội dung này thì tổ chức Công đoàn có 2 cách: Một là làm đơn kiến nghị lên Hội đồng trọng tài can thiệp; hai là tổ chức cho công nhân đình công.

Trực tuyến hình ảnh: Giao lưu trực tuyến "Giải đáp pháp luật Lao động và Bảo hiểm xã hội"
Các chuyên gia giải đáp những thắc mắc của cán bộ ,công chức, viên chức, người lao động

Chị Trịnh Thanh Bình (Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần EH Food Việt Nam): Công ty tôi có nhân viên đóng bảo hiểm 100%, tích cực tham gia các hoạt động của tổ chức Công đoàn. Tuy nhiên, tháng 2 vừa rồi chúng tôi tách bộ phận thuộc công ty khác, người lao động này phải ngừng đóng bảo hiểm để ký mới, trong thời gian này, nhân viên này lại đau ốm, đi khám và không được hưởng bảo hiểm?

Một trường hợp khác một công nhân tại công ty có vợ đi khám thai tại bệnh viện phụ sản lúc thai được 33 tuần. Kết quả bị tiền sản giật, thai nhi hơn tuổi thai, thai teo một phần thùy nhộng, do đó chỉ có mẹ ra viện, con phải nằm lại bệnh viện, trong “lồng ấp”. Lúc con chết, bệnh viện không cấp giấy chứng tử, người chồng cũng không nhận được chế độ thai sản, không xin được giấy xác nhận của bệnh viện về việc tử vong của con. Trường hợp này người lao động phải làm thế nào?

Giao lưu trực tuyến: Giải đáp pháp luật và Bảo hiểm xã hội

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Tôi xin giải đáp về trường hợp thứ nhất, phải khẳng định là người lao động không phải không được thanh toán. Nói cách khác, người lao động cần thêm những giấy tờ để chứng minh sự đóng bảo hiểm tiếp nối. Nếu tháng đó người lao động không ký hợp đồng, không đóng bảo hiểm thì đương nhiên tháng đó không được thanh toán. Thủ tục liên quan có thể qua bảo hiểm xã hội quận, huyện để được tư vấn, giải đáp.

Ở trường hợp 2, người lao động này có tham gia bảo hiểm, vợ sinh, con mất… thì người lao động này vẫn được bảo hiểm thanh toán bình thường, chỉ cần có giấy chứng sinh. Bảo hiểm sẽ được thanh toán trong 30 ngày kể từ ngày vợ người lao động này sinh con. Trường hợp con mất trong khi vợ người lao động đó không tham gia bảo hiểm thì người lao động vẫn được hưởng quyền lợi là 2 tháng lương cơ sở dành cho người tham gia đóng bảo hiểm xã hội khi vợ không tham gia đóng, không đủ điều kiện để được hưởng thì chồng vẫn được hưởng 2 tháng lương cơ sở gọi nôm na là “tiền tã lót” cho con. Nếu lao động này đóng bảo hiểm tại bảo hiểm xã hội quận Hoàn Kiếm thì liên hệ với đơn vị để được hướng dẫn chi tiết về thủ tục hồ sơ.

Giao lưu trực tuyến: Giải đáp pháp luật và Bảo hiểm xã hội

Luật sư Nguyễn Văn Hà: Về trường hợp thứ 2, tôi xin bổ sung thêm bởi có chi tiết vợ chồng anh chị này ra viện, trong khi không thể hiện việc đứa trẻ được sinh. Ở đây chúng ta lưu ý việc chứng minh để được hưởng quyền lợi về bảo hiểm đã được chuyên gia Dương Thị Minh Châu giải đáp. Tuy nhiên, còn 1 khía cạnh nữa đó là tư cách pháp lý của 1 chủ thể mới ra đời. Ở đây, nếu đứa trẻ đó mới ra đời, trong thời hạn 24h từ lúc được sinh mà đứa trẻ đó chẳng may chết thì đứa trẻ đó không cần phải khai sinh. Nhưng trong trường hợp đứa trẻ đó mất sau 24h thì bắt buộc phải thực hiện quy trình khai sinh khai tử bởi đây là căn cứ để xác định chủ thể. Bệnh viện từ chối xác nhận đứa trẻ thì cặp vợ chồng này hoàn toàn có thể kiện bệnh viện đó ra tòa án.

Chị Vũ Thị Bích Thủy (Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội): Từ năm 1989 đến 1998 tôi làm tại Công ty Dược thành phố Vinh, Nghệ An, sau đó do hoàn cảnh gia đình tôi nghỉ việc tại đây. Tôi chưa hưởng bảo hiểm xã hội cũng chưa nhận trợ cấp gì trong thời gian này. Tới năm 2004, tôi bắt đầu làm tại Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội, tôi xin hỏi tôi có được nối tiếp bảo hiểm xã hội không và cần phải làm giấy tờ thủ tục gì để nối tiếp bảo hiểm xã hội?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Theo quy định của pháp luật, với tất cả thời gian tham gia bảo hiểm xã hội mà chưa hưởng thì đều được công nối. Đối với trường hợp của chị, chị cần làm hồ sơ gồm: Lý lịch gốc, bảng lương, quyết định nâng lương nếu có, giấy xác nhận đóng bảo hiểm xã hội từ 1989 đến 1998 ở Nghệ An, nộp toàn bộ hồ sơ này cho cơ quan hiện nay của chị là Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội để cơ quan chị phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện cộng nối bảo hiểm xã hội cho chị.

Trực tuyến hình ảnh: Giao lưu trực tuyến "Giải đáp pháp luật Lao động và Bảo hiểm xã hội"
Anh Nghiêm Hoài Nam (Công ty Cổ phần Đồng Xuân) đặt câu hỏi:

Chị Dương Thị Việt Hoa (Trường Mẫu giáo Măng non): Đầu tháng vừa rồi, tôi bị sốt xuất huyết, nghỉ ốm một tuần. Xin chuyên gia cho hỏi tôi nghỉ như vậy có bị trừ vào nghỉ phép năm không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Trường hợp chị nghỉ ốm là nghỉ ốm chứ không thể là nghỉ phép được, trừ khi chị không báo nghỉ ốm mà xin nghỉ phép thì mới bị trừ vào ngày nghỉ phép năm.

Chị Trần Thị Minh Thủy (Trường Mầm non Tuổi thơ): Đến tháng 9/2021 tôi đóng bảo hiểm xã hội được 30 năm, tôi có thể về theo chế độ tinh giảm biên chế được không? Nếu được về tôi sẽ được hưởng quyền lợi gì?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Việc tinh giảm biên chế là thuộc thẩm quyền cơ quan chị, bảo hiểm xã hội chỉ giải quyết những trường hợp về hưu sớm trước tuổi. Về điều kiện nghị hưu sớm thì người lao động có thể nghỉ 5 năm trước tuổi với điều kiện người lao động suy giảm khả năng lao động 61% hoặc có 15 năm làm các công việc nặng nhọc, độc hại hoặc ở vùng kinh tế khó khăn có phụ cấp 0,7% trở lên. Từ năm 2021 tuổi nghỉ hưu được thay đổi, do đó tuổi nghỉ hưu sớm của chị sẽ là 50 tuổi 8 tháng và suy giảm khả năng lao động.

Trực tuyến hình ảnh: Giao lưu trực tuyến "Giải đáp pháp luật Lao động và Bảo hiểm xã hội"
Phó Trưởng phòng Báo chí xuất bản Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Đức Nghĩa tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động tham gia giao lưu.

Bạn đọc hỏi: Sau khi xem Bộ luật Lao động năm 2019 tôi không tìm thấy nội dung về lao động mùa vụ. Đề nghị chuyên gia hướng dẫn về những yêu cầu khi thực hiện công việc với lao động mùa vụ để công ty có thể đảm bảo các yêu cầu tuân thủ.

Theo anh Trần Minh Tuấn, Chủ tịch Công đoàn Cung thiếu nhi Hà Nội, buổi giao lưu rất cần thiết đối với cán bộ công đoàn và người lao động, thông qua hoạt động này, người lao động sẽ hiểu và nắm bắt những chủ trương và chính sách, pháp luật và giải đáp được những thắc mắc về Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội. Tham gia buổi giao lưu, tổ chức công đoàn, đặc biệt là những người đang làm cán bộ công đoàn sẽ nắm được luật để thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ mà tổ chức giao phó cũng như người lao động tín nhiệm bầu ra.

“Đến với chương trình giao lưu trực tuyến hôm nay tôi đã có những ý kiến câu hỏi trên cơ sở các vấn đề diễn ra tại đơn vị với các chuyên gia. Các chuyên gia rất nhiệt tình trả lời câu hỏi của tôi đưa ra trên cơ sở quy định của pháp luật. Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn cơ sở, tôi cũng đã nghiên cứu kỹ luật, việc trả lời của chuyên gia đã nhấn mạnh những nội dung tôi nghiên cứu để giải quyết vấn đề của đơn vị về bảo hiểm xã hội cũng như pháp luật lao động”- anh Tuấn cho hay.

Với một người tham gia tổ chức công đoàn, anh Trần Minh Tuấn mong muốn báo Lao động Thủ đô và Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm sẽ có nhiều buổi giao lưu trực tuyến giải đáp thắc mắc cho cán bộ công đoàn, người lao động vì đây đều là các vấn đề người lao động quan tâm, từ đó có những điều chỉnh hợp lý, đảm bảo quyền, lợi ích cho bản thân và đơn vị.

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà: Bộ luật Lao động 2019 có sự khác biệt với Bộ luật Lao động năm 2012. Bộ luật Lao động năm 2012 có hợp đồng lao động mùa vụ, hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ còn 2 hình thức là hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Với hợp đồng lao động xác định thời hạn trong phạm vi 36 tháng trong thời gian này có thể phân định ra bất kỳ thời gian nào, có thể 3 tháng, 5 tháng… Trong trường hợp hợp đồng lao động 1 tháng thì tiến hành đóng bảo hiểm xã hội, tùy điều kiện doanh nghiệp sẽ tổ chức ký hợp đồng lao động với người lao động căn cứ vào nhiệm vụ và công việc đơn vị giao người lao động sao cho phù hợp.

Chị Đỗ Thị Thùy Dương (Công ty Cổ phần tập đoàn T&T): 1. Xây dựng thang bảng lương của đơn vị, trước đây đã có quy định rất rõ về các cấp bậc của tăng lương theo cấp bậc, chức danh. Tuy nhiên, quy định 145 mới đây lại không rõ việc này. Ví dụ, nếu có 10 chức danh chẳng hạn, vậy chúng tôi có thể căn cứ vào văn bản để xây dựng thang bảng lương cho các cấp bậc theo đúng quy định?

2. Hiện có những doanh nghiệp liên quan đến ca kíp, hoặc làm việc theo mùa, thì trong nội quy có phải quy định rõ không. Việc xây dựng nội quy giờ làm việc dựa theo quy định nào?

3. Liên quan đến dịch Covid-19, chủ tịch công đoàn cơ sở sang nước ngoài không về được đã 1 năm rồi. Vậy thì cơ quan có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chủ tịch công đoàn này không?

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà: Đối với thang bảng lương, trước đây, thang bảng lương phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Tuy nhiên, Bộ luật Lao động năm 2019 đã có thay đổi lớn, thang bảng lương sẽ là người sử dụng lao động xây dựng, tự điều chỉnh và tự thỏa thuận với người lao động chứ nhà nước không can thiệp về vấn đề này.

Đương nhiên, việc thỏa thuận thấp nhất căn cứ vào mức lương cơ sở vùng để đưa ra thang bảng lương, bậc lương. Quan trọng là cân đối từng chức danh, công việc trong cơ quan để tính theo thâm niên. Bộ luật Lao động năm 2019 đã dành toàn bộ quyền chủ động cho người lao động và người sử dụng lao động. Các doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp có cơ chế mở chứ không gò bó như trước. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể hoàn toàn căn cứ vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp để thỏa thuận với đại diện người lao động để xây dựng thang bảng lương.

Về Nội quy lao động: Trong quá trình xây dựng, nội quy lao động, thỏa thuận lao động đều là những thỏa thuận của người lao động với người sử dụng lao động thỏa thuận để hoạt động hiệu quả. Căn cứ vào kinh doanh đặc trưng để đưa ra nội quy vào doanh nghiệp. Dựa vào nội dung doanh nghiệp thì có thể không cần đưa vào hợp đồng, còn nếu không đưa vào hợp đồng thì có thể viện dẫn thêm căn cứ vào nội quy lao động.

Trực tuyến hình ảnh: Giao lưu trực tuyến "Giải đáp pháp luật Lao động và Bảo hiểm xã hội"
Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Hoàn Kiếm Đinh Hồng Phong tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động tham gia giao lưu.

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Về câu hỏi thứ 3, cán bộ công đoàn đi nước ngoài không về được đã 1 năm. Việc người lao động đi nước ngoài, có lý do chính đáng là do không có dịch không về được nên không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp này, để hài hòa lợi ích giữa hai bên, ký hợp đồng tạm hoãn hợp đồng lao động, đến khi hết dịch lại ký tiếp.

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà bổ sung: Quy định tạm hoãn, tức là có thể năm, 3 tháng, 5 tháng nhưng không được tính thời gian đó trong thời gian thực hiện hợp đồng, như vậy mới đúng ý nghĩa của tạm hoãn.

Bạn đọc hỏi: Tôi muốn biết hằng tháng đơn vị có đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho mình không thì làm thế nào? Có thể truy cập hoặc nhắn tin vào đâu để biết được?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Với câu hỏi này tôi giải đáp như sau, bạn hãy cài đặt ứng dụng VssID - bảo hiểm xã hội số, hệ thống sẽ hiển thị đầy đủ khoảng thời gian đóng bảo hiểm. Ngoài ra, bạn có thể truy cập vào cổng thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để tra cứu.

Trực tuyến hình ảnh: Giao lưu trực tuyến "Giải đáp pháp luật Lao động và Bảo hiểm xã hội"
Chị Đỗ Thị Thùy Dương (Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T) đặt câu hỏi?

Phạm Hằng (Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T): Có nhân viên làm ca kết thúc lúc 18h ngày thứ 7, do công việc phát sinh nhân viên này có là thêm ngoài giờ đến 20h. Sau đó nghỉ ngày chủ nhật, nhân viên này có làm ca lúc 6h sáng. Việc bố trí sắp xếp ca cho lao động như vậy có vấn đề gì không, có vi phạm quy định nghỉ ít nhất 24h không?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Việc quy định nghỉ tái tạo sức lao động không có nhắc đến việc trừ ngày nghỉ hằng tuần. Về nguyên tắc các đơn vị làm theo ca khi chuyển ca, thay đổi ca thì phải đạt tối thiểu 12h. Muốn sắp xếp lực lượng lao động như thế nào thì tùy doanh nghiệp, tuy nhiên phải được quy định trong nội quy lao động của doanh nghiệp.

Trực tuyến hình ảnh: Giao lưu trực tuyến "Giải đáp pháp luật Lao động và Bảo hiểm xã hội"
Chị Vũ Thị Bích Thủy (Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) đặt câu hỏi.

Chị Hoàng Thu Hằng (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank): Tôi đã giao kết Hợp đồng lao động với 1 đơn vị và đóng bảo hiểm đầy đủ, tôi tiếp tục giao kết Hợp đồng lao động với một đơn vị khác, đơn vị này có trách nhiệm đóng bảo hiểm cho tôi không? Mức đóng như thế nào?

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà: Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định, người lao động có thể làm việc trong một hoặc nhiều đơn vị trong cùng một thời gian nếu được đơn vị chấp nhận. Đơn vị đầu tiên sẽ là đơn vị mua bảo hiểm xã hội, đơn vị thứ 2 không bắt buộc phải mua bảo hiểm xã hội, nếu có, thì được quy thành tiền và do hai bên thỏa thuận chứ không bắt buộc.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu bổ sung: nếu người lao động giao kết nhiều hợp đồng thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội trên 1 hợp đồng, tuy nhiên về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp thì có bao nhiêu hợp đồng đều phải đóng từng đó bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp.

Trực tuyến hình ảnh: Giao lưu trực tuyến "Giải đáp pháp luật Lao động và Bảo hiểm xã hội"
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội Kiều Thanh Hùng tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

Chị Trần Bích Hồng (Hoàn Kiếm): Bệnh nhân nữ 47 tuổi, bị ung thư, nghỉ hưu sớm thì có bị thiệt thòi nhiều không? Chế độ hưu sớm cho đối tượng này như thế nào?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Với trường hợp bệnh nhân nữ 47 tuổi, việc trợ cấp thất nghiệp và giải quyết chế độ hưu trí là khác nhau. Trong thời gian hưởng chế độ thất nghiệp thì tạm thời không được hưởng chế độ hưu trí… Hết thời gian hưởng chế độ thất nghiệp thì lại quay lại hưởng chế độ hưu trí theo bình thường. Hai chế độ này không ảnh hưởng gì đến nhau.

Giao lưu trực tuyến: Giải đáp pháp luật và Bảo hiểm xã hội
Chị Trần Minh Thủy, Giáo viên Trường Mẫu giáo Tuổi thơ

Mang theo nhiều băn khoăn, thắc mắc đối về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội đến buổi giao lưu trực tuyến, chị Trần Minh Thủy, Giáo viên Trường Mẫu giáo Tuổi thơ đã được các chuyên gia giải đáp tận tình. Chia sẻ với chúng tôi, chị Thủy cho biết: “Đến tham dự buổi giao lưu trực tuyến tôi có câu hỏi dành cho ban tư vấn và nhận được sự giải đáp rất hợp lý của chuyên gia, từ đó tôi có thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Câu hỏi của mọi người về tiền lương, nghỉ ốm… cũng đã giúp tôi bổ sung thêm các kiến thức về Luật Lao động và Bảo hiểm xã hội”.

Chị Thủy cũng chia sẻ, đây là chương trình rất ý nghĩa không chỉ với chị mà còn là với các đối với công nhân, viên chức, người lao động các đơn vị khác. Điểm hay của chương trình giao lưu trực tuyến là các thắc mắc về Luật Lao động và Bảo hiểm xã hội được các chuyên gia giải đáp trực tiếp rõ ràng, làm hài lòng tất cả người lao động. Thông qua chương trình, chị Thủy mong muốn báo Lao động Thủ đô sẽ có nhiều hơn nữa buổi đối thoại giao lưu trực tuyến với quận Hoàn Kiếm, 1 năm có thể diễn ra từ 1 tới 2 lần, từ đó giúp người lao động giải đáp được nhiều hơn những thắc mắc về Luật Lao động và Bảo hiểm xã hội.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), tại Học viện Viettel, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khai mạc Tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn”. Đến dự có đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã và đang chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong ngành.
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, cùng với việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đẩy mạnh phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn chú trọng thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” (ATVSLĐ). Những kết quả đạt được từ phong trào này không chỉ góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động