Giao lưu trực tuyến: Những điểm mới trong Bộ luật Lao động liên quan đến công nhân, viên chức, lao động

(LĐTĐ) Bắt đầu từ 8h30 hôm nay (20/4), báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Bộ luật Lao động năm 2019 - những điểm mới liên quan đến công nhân, viên chức, lao động áp dụng từ 1/1/2021”.
Mời bạn đọc tham gia giao lưu trực tuyến về những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019 Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng tổng kết hoạt động Công đoàn quí I/2021

Buổi Giao lưu trực tuyến nhằm trang bị, nâng cao kiến thức pháp luật về lao động cho đoàn viên, người lao động và người sử dụng lao động, qua đó góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.

Đến dự buổi Giao lưu trực tuyến có các đại biểu: Bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Ngô Văn Tuyến - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng Ban Chính sách pháp luật Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; ông Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội; bà Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô; ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô.

Đang giao lưu trực tuyến: Những điểm mới trong Bộ luật Lao động liên quan đến công nhân viên chức lao động
Đại biểu tham dự buổi giao lưu.

Về phía huyện Đan Phượng có ông Lê Văn Thìn - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đan Phượng; bà Đào Thị Hồng - Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; bà Nguyễn Thị Thủy - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng; bà Phạm Thị Hiền; ông Trần Minh Tươi - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng. Đặc biệt, tham gia buổi Giao lưu trực tuyến có gần 400 đại biểu là công chức, viên chức, người lao động của Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng.

Tham gia giải đáp câu hỏi của cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động có các chuyên gia: Bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng Ban Chính sách pháp luật Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội.

8h35: Bắt đầu buổi Giao lưu trực tuyến

Phát biểu tại buổi Giao lưu trực tuyến, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Lê Thị Bích Ngọc cho biết, Bộ luật Lao động năm 2019 đã chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021. Đây là một trong năm Bộ luật của Việt Nam có ý nghĩa lớn đối với vấn đề lao động và xã hội. Từng quy định trong Bộ luật này có sự tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của không chỉ người lao động mà còn cả của người sử dụng lao động, tác động đến mối quan hệ lao động, thị trường lao động…

Đang giao lưu trực tuyến: Những điểm mới trong Bộ luật Lao động liên quan đến công nhân, viên chức, lao động
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Ngô Văn Tuyến phát biểu tại buổi Giao lưu trực tuyến.

Để việc thực thi Bộ luật Lao động năm 2019 phát huy được những ưu việt trong việc bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động, bảo đảm thị trường lao động ổn định, rất cần thông tin, tuyên truyền, đưa Bộ luật đến gần hơn với cuộc sống. Trước yêu cầu đó, với vai trò là cơ quan ngôn luận của tổ chức Công đoàn, diễn đàn của công nhân, viên chức, lao động Thủ đô, báo Lao động Thủ đô tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến với mục đích cập nhật những quy định mới của pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động.

“Với mục đích như vậy, chúng tôi đã mời tới buổi Giao lưu trực tuyến hôm nay các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật lao động, hoạt động công đoàn; sẵn sàng giải đáp những câu hỏi, những băn khoăn vướng mắc của người lao động, người sử dụng lao động liên quan đến chính sách pháp luật. Tôi rất mong các cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, đại biểu đang có mặt tại hội trường và bạn đọc khắp nơi sẽ không bỏ lỡ dịp này, đặt nhiều câu hỏi với các chuyên gia để được giải đáp thỏa đáng”, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Lê Thị Bích Ngọc chia sẻ.

Đang giao lưu trực tuyến: Những điểm mới trong Bộ luật Lao động liên quan đến công nhân, viên chức, lao động
Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Lê Thị Bích Ngọc phát biểu tại buổi Giao lưu trực tuyến.

Tại buổi Giao lưu trực tuyến, bà Nguyễn Thị Thủy - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng cho biết: Từ mục tiêu “Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp, vì người lao động”, những năm qua, Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, nhằm thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Việc tổ chức giao lưu, đối thoại trực tuyến tới đông đảo cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tham gia góp phần đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giúp người lao động hiểu rõ và tiếp cận quyền lợi, nghĩa vụ của mình một cách thực tế và nhanh nhất.

Đang giao lưu trực tuyến: Những điểm mới trong Bộ luật Lao động liên quan đến công nhân, viên chức, lao động
Bà Nguyễn Thị Thủy - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng phát biểu tại buổi Giao lưu trực tuyến.

“Hi vọng trong buổi Giao lưu trực tuyến ngày hôm nay, các đoàn viên, người lao động sẽ mạnh dạn đặt câu hỏi, đưa ra những tình huống thường gặp mà chúng ta chưa rõ... để các chuyên gia giải đáp trực tiếp. Qua đó, giúp các cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. Đồng thời, tuyên truyền vận động người lao động, người sử dụng lao động chấp hành, tôn trọng và hành động theo pháp luật”, bà Nguyễn Thị Thủy bày tỏ.

Tới dự và phát biểu tại buổi Giao lưu trực tuyến, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Ngô Văn Tuyến đánh giá cao hoạt động thiết thực này của Báo Lao động Thủ đô và Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng, đặc biệt trong bối cảnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đang là một nhu cầu cấp thiết.

Đang giao lưu trực tuyến: Những điểm mới trong Bộ luật Lao động liên quan đến công nhân, viên chức, lao động
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, báo Lao động Thủ đô, Liên đoàn Lao động huyện Đan Phương tặng hoa các chuyên gia.

Theo ông Ngô Văn Tuyến, Bộ luật Lao động năm 2019 đã chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021. Đây là sự kiện rất quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với việc xây dựng quan hệ lao động và phát triển lực lượng lao động bởi Bộ luật này có phạm vi rất rộng, chi phối toàn bộ động lực phát triển của xã hội, trung tâm là người lao động. Việc tuyên truyền cho cán bộ, công nhân, viên chức, lao động nắm rõ những nội dung, quy định bổ sung sửa đổi của Bộ luật này là rất cần thiết.

“Với sự tham gia của các chuyên gia giàu kinh nghiệm về pháp luật lao động, buổi giao lưu trực tuyến hôm nay là một cơ hội quý giá để công nhân, viên chức, lao động, đoàn viên công đoàn nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của mình, tìm hiểu về các chế độ chính sách mới được điều chỉnh của Bộ luật Lao động năm 2019”, ông Tuyến nhấn mạnh.

Ông Ngô Văn Tuyến cũng bày tỏ mong muốn, với những kiến thức hữu ích được các chuyên gia cung cấp, sau buổi giao lưu trực tuyến ngày hôm nay, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị và người lao động, các cán bộ, công chức, viên chức sẽ nắm rõ hơn về chính sách, quy định mới về pháp luật, từ đó hiểu rõ hơn về quyền lợi, thực hiện tốt hơn nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ lao động.

Trực tuyến hình ảnh: GLTT “Bộ luật Lao động năm 2019 - Những điểm mới liên quan đến công nhân viên chức lao động áp dụng từ 1/1/2021”
Công nhân, viên chức, lao động sát khuẩn tay, đo thân nhiệt trước khi vào hội trường buổi giao lưu.

8h50: Chuyên gia giải đáp câu hỏi

Chị Nguyễn Thị Nga (Trường Mầm non Liên Hồng): Tôi xin hỏi các chuyên gia, từ năm 2021 tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh như thế nào?

Đang giao lưu trực tuyến: Những điểm mới trong Bộ luật Lao động liên quan đến công nhân, viên chức, lao động
Chuyên gia Dương Thị Minh Châu.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:

1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại Khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại Khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trực tuyến hình ảnh: GLTT “Bộ luật Lao động năm 2019 - Những điểm mới liên quan đến công nhân viên chức lao động áp dụng từ 1/1/2021”
Chị Lê Thị Hoa (Công ty Chi Long Sin) đặt câu hỏi.

Chị Nguyễn Thị Thu Hương (Trường Mầm non Song Phương): Nhân viên nuôi dưỡng hằng ngày tiếp xúc với khí ga, chất tẩy rửa có được coi là làm việc trong môi trường độc hại không? Quy định tuổi nghỉ hưu với đối tượng này như thế nào?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Theo quy định tại Thông tư 11/2020 của Bộ luật Lao động 2019 đã quy định về các danh mục của các ngành nghề độc hại. Tuy nhiên trong trường hợp này chị chưa nói rõ điều kiện tiếp xúc như thế nào. Vấn đề là đơn vị mình đã có chức danh ghi trong thông tư Bộ luật Lao động hay chưa.

Trong trường hợp nếu làm đủ 15 năm trong môi trường độc hại thì được phép nghỉ hưu trước, tuy nhiên phải trong trường hợp ngành nghề này nằm trong danh mục ngành nghề độc hại mà Bộ luật Lao động đã quy định rồi. Còn trường hợp cô nuôi làm việc trong nhà trường thì hiện nay chưa có trong danh mục ngành nghề độc hại của Thông tư 11/2020.

Chị Tạ Thị Thu Quỳnh (Công ty Cổ phần Nhựa Nhiệt đới): Nếu người lao động nghỉ việc không lý do có được xem là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không và sẽ bị xử lý như thế nào?

Đang giao lưu trực tuyến: Những điểm mới trong Bộ luật Lao động liên quan đến công nhân, viên chức, lao động
Chuyên gia Hồ Thị Kim Ngân.

Chuyên gia Hồ Thị Kim Ngân: Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 5 ngày trở lên thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Ở trường hợp bạn hỏi, còn phụ thuộc vào việc người lao động nghỉ 1 ngày hay 2 ngày, nguyện vọng của người lao động sau khi nghỉ như thế nào? ở trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể sẽ phải chịu các chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng bổ sung: Tôi xin bổ sung trường hợp này, nếu nghỉ trên 5 ngày không có lý do chính đáng thì người sử dụng lao động có quyền sa thải. Tuy nhiên, quy trình sa thải người lao động phải đảm bảo các yếu tố như: Chứng minh được lỗi vi phạm, có sự tham gia của công đoàn trong suốt quá trình giải quyết vụ việc và phải có văn bản làm việc cụ thể.

Chị Lưu Thị Út Hường (Công ty Cổ phần Môi trường Tân Hội): Công ty chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Theo quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có quy định công việc của chúng tôi thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Vậy có phải chúng tôi chỉ cần đóng 15 năm bảo hiểm xã hội là có lương hưu hay cần những tiêu chí gì khác? Đối với chức vụ, chức danh của người lao động có cần ghi rõ theo danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Điều kiện để hưởng lương hưu đối với trường hợp của chị là phải đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội và có 15 năm làm việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Người lao động có thể về hưu sớm theo quy định 5 tuổi. Đối với chức danh nghề thì phải ghi đúng theo thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội mới có thể xem xét giảm trừ tuổi đời.

Chị Lê Thị Hoa (Đan Phượng): 1. Xin chuyên gia cho biết thêm về những điểm mới trong giải quyết tranh chấp lao động của Bộ luật Lao động 2019 và các thủ tục tranh chấp cá nhân?

2. Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, có thể thưởng cho người lao động bằng hiện vật, vậy nhà nước có những quy định gì để người sử dụng lao động không được thưởng những hiện vật không có giá trị cho người lao động?

Đang giao lưu trực tuyến: Những điểm mới trong Bộ luật Lao động liên quan đến công nhân, viên chức, lao động
Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng.

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Điểm khác biệt nhất về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân năm 2019 là ủy ban nhân dân cấp quận, huyện hiện nay chỉ mang vai trò, chức năng hỗ trợ và hướng dẫn còn thẩm quyền về giải quyết tranh chấp thuộc về 2 cơ quan là Toà án nhân dân và Hội đồng trọng tài cấp Thành phố. Như vậy, nếu xảy ra một vụ tranh chấp lao động giữa một cá nhân với chủ doanh nghiệp, việc đầu tiên chúng ta phải tiến hành thương lượng ở cấp cơ sở. Người trực tiếp để thương lượng đề xuất, đảm bảo cho người lao động chính là công đoàn cơ sở. Sau khi thương lượng ở cấp cơ sở không thành thì người lao động ở công đoàn cơ sở có thể đề nghị chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ định hòa giải thêm. Trong 5 ngày hòa giải, hòa giải viên không tiến hành hòa giải hoặc hòa giải không thành thì người lao động có quyền nộp đơn lên Tòa án nhân dân hoặc Hội đồng trọng tài cấp Thành phố để nhận được phán quyết cuối cùng.

Chuyên gia Hồ Thị Kim Ngân: Về mặt nguyên tắc, thưởng là dựa trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh và chất lượng, hiệu quả làm việc của người lao động. Tiền thưởng được quy định là bằng tiền, hiện vật hoặc vật có giá trị khác trên cở sở 1 trong 7 nội dung mà người sử dụng lao động quy định và công khai tại doanh nghiệp. Trước khi quy định về quy chế tiền thưởng thì phải có sự tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn, địa diện người lao động tại cơ sở.

Chị Nguyễn Thị Hà (Chủ tịch Công đoàn một Trường Mầm non huyện Đan Phượng): Hiện tại nhân viên nuôi dưỡng đang hưởng lương theo chế độ lao động hợp đồng theo định mức. Nếu hợp đồng lao động bị chấm dứt hoặc người lao động xin thôi việc thì thủ tục và chế độ được hưởng như thế nào?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Trường hợp của chị là thực hiện hợp đồng 68 (hợp đồng theo quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP trong các cơ quan của nhà nước) nhưng hiện nay theo quy định của pháp luật là chuyển thành hợp đồng lao động, như vậy nếu chị bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc chị xin chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật thì quyền lợi của chị được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể:

Trực tuyến hình ảnh: GLTT “Bộ luật Lao động năm 2019 - Những điểm mới liên quan đến công nhân viên chức lao động áp dụng từ 1/1/2021”
Chị Tạ Thị Thu Quỳnh (Công ty Nhựa Nhiệt đới) đặt câu hỏi.

Chị sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đã làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên. Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu và trừ trường hợp người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc bằng tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo bảo hiểm thất nghiệp theo quy định và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Cùng đó, chị được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau: Đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. Chị cũng sẽ được xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và nhận lại giấy tờ khác; được thanh toán khoản tiền liên quan đến quyền lợi theo quy định của cơ quan.

Trực tuyến hình ảnh: GLTT “Bộ luật Lao động năm 2019 - Những điểm mới liên quan đến công nhân viên chức lao động áp dụng từ 1/1/2021”
Chị Thu Hường (Công ty Tân Hội) đặt câu hỏi

Chị Phương Thị Hạnh (Đan Phượng): Hợp đồng lao động giữa Bộ luật Lao động năm 2019 và năm 2012 có những điểm gì khác nhau?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Theo Bộ luật Lao động 2019 có 3 điểm mới quan trọng như sau: Thứ nhất, Bộ luật Lao động 2019 quy định chỉ có 2 loại, một là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hai là hợp đồng lao động xác định thời hạn trên 36 tháng.

Thứ hai, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp động lao động mà không cần lý do, chỉ cần báo trước 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn, và 30 ngày đối với hợp đồng có thời hạn.

Thứ ba, Bộ luật Lao động 2019 quy định, những giao kết, thỏa thuận có tính chất là có tiền công, tiền lương, có công việc phải chịu sự ràng buộc, quản lý của một bên.

Trực tuyến hình ảnh: GLTT “Bộ luật Lao động năm 2019 - Những điểm mới liên quan đến công nhân viên chức lao động áp dụng từ 1/1/2021”
Các chuyên gia tham gia giải đáp những thắc mắc của cán bộ ,công chức, viên chức, người lao động

Chị Nguyễn Thị Ánh (Công đoàn Ủy ban nhân dân xã Phương Đình): Xin hỏi các chuyên gia trong thời gian thực hiện lệnh gọi quân dự bị động viên 30 ngày hoặc 3 tháng (theo lệnh gọi) thì người lao động có được tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty hay không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Luật Bảo hiểm xã hội hiện không có quy định cụ thể về việc thực hiện lệnh gọi quân dự bị động viên thì có được đóng bảo hiểm xã hội hay không, nhưng Luật có nguyên tắc nếu người lao động có lương tại đơn vị, doanh nghiệp thì vẫn được tham gia bảo hiểm xã hội; nếu người lao động không có tiền lương, tiền công tại đơn vị, doanh nghiệp từ 14 ngày trở lên thì không được tham gia bảo hiểm xã hội.

Đối với trường hợp chị hỏi, nếu trong thời gian người lao động thực hiện lệnh gọi quân dự bị động viên mà đơn vị vẫn trả tiền lương, tiền công thì người lao động vẫn được tham gia bảo hiểm xã hội; còn nếu doanh nghiệp chuyển hẳn người lao động về đơn vị không trả tiền lương, tiền công thì người lao động không tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Trực tuyến hình ảnh: GLTT “Bộ luật Lao động năm 2019 - Những điểm mới liên quan đến công nhân viên chức lao động áp dụng từ 1/1/2021”
Chị Nguyễn Thị Thu Hà (Trường Mầm non huyện Đan Phượng) đặt câu hỏi.

Anh Nguyễn Ngọc Quý (Trường Tiểu học Thượng Mỗ): Đối với người lao động đã thừa năm công tác và năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu, do sức khỏe yếu không lao động tiếp được thì được tính chế độ nghỉ hưu như thế nào? Nếu nghỉ hưu lĩnh theo chế độ “một cục” thì có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Về chế độ nghỉ hưu khi đã đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động có thể nghỉ sớm 5 năm khi suy giảm 61% khả năng lao động, nghỉ sớm trên 5 năm khi suy giảm 81% khả năng lao động. Nếu anh không nằm trong các trường hợp này thì có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, chờ khi đủ điều kiện tuổi đời để hưởng chế độ.

Đối với trường hợp trên 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì không được thanh toán bảo hiểm xã hội một lần, trừ các trường hợp mặc bệnh hiểm nghèo (ung thư, bại liệt,…) hoặc các bệnh do Bộ Y tế quy định, tuy nhiên phải kèm với điều kiện người lao động không tự phục vụ được.

Đang giao lưu trực tuyến: Những điểm mới trong Bộ luật Lao động liên quan đến công nhân, viên chức, lao động

Chị Nguyễn Thị Hương (Trường Mầm non Tân Hội): Người lao động mắc bệnh hiểm nghèo chi phí khám chữa bệnh cao, trong một năm trung bình quá 6 lần mức lương cơ sở thì có được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh hay không? Nếu 6 tháng không được hưởng 100% chi phí khám thì được hưởng bao nhiêu tháng? Thủ tục được hưởng cần làm những gì?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Nếu tham gia bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục có chi phí khám và điều trị quá 6 tháng lương có sở thì không phải chi trả. Thủ tục làm như sau:

Thứ nhất, người lao động có thể đi khám nhiều nơi (tuyến dưới, tuyến trên cộng lại) mới đủ 6 tháng lương cơ sở thì mang toàn bộ giấy tờ bảo hiểm cần chi trả đó đến cơ quan bảo hiểm quận, huyện xã nơi tham gia bảo hiểm xã hội để làm thủ tục. Còn trong trường hợp khám ở 1 nơi thì cơ sở khám chữa bệnh sẽ thực hiện luôn việc chi trả đó. Trường hợp chưa được chi trả tại cơ sở khám chữa bệnh thì người lao động có thể mang về cơ quan bảo hiểm xã hội quận, huyện xã để thực hiện việc thanh toán.

Thứ hai, trường hợp người lao động không đủ 5 năm tham gia bảo hiểm liên tục thì vẫn phải chi trả như bình thường.

Trực tuyến hình ảnh: GLTT “Bộ luật Lao động năm 2019 - Những điểm mới liên quan đến công nhân viên chức lao động áp dụng từ 1/1/2021”
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Ngô Văn Tuyến tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động tham gia giao lưu.

Chị Tạ Thị Thuận (Công ty Kyung Bo Việt Nam): Nếu người lao động nợ tiền người sử dụng lao động, vậy người sử dụng lao động có được quyền ký hợp đồng lao động với người lao động để trừ nợ hay không?

Chuyên gia Hồ Thị Kim Ngân: Bộ luật Lao động hiện nay quy định không được phép ký hợp đồng lao động trừ nợ đối với người lao động. Đây là hành vi cấm trong việc giao kết hợp đồng lao động. Trường hợp này, chắc chắn là không được phép. Đặc biệt, trong Bộ luật Lao động 2019 đã quy định rất rõ, không được ký hợp đồng lao động để trừ nợ.

Anh Bùi Đức Huy (Chủ tịch Công đoàn Trường Trung học cơ sở Phương Đình): Theo hướng dẫn từ ngày 01/01/2021, bảo hiểm y tế có chính sách thông tuyến tỉnh đối với bệnh ngoại trú. Vậy khi áp dụng thẻ bảo hiểm y tế đủ thời hạn 5 năm liên tục thì cần những điều kiện gì? Chính sách thông tuyến tỉnh áp dụng với các cở sở y tế nào?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Từ ngày 01/01/2021, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh. Như vậy, trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám chữa bệnh ngoại trú không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh sẽ không được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí.

Người tham gia bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi hưởng bảo hiểm y tế khi có đủ 2 điều kiện là: Có tổng số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh của các lần khám đúng tuyến trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở; đi khám chữa đúng tuyến theo quy định.

Trực tuyến hình ảnh: GLTT “Bộ luật Lao động năm 2019 - Những điểm mới liên quan đến công nhân viên chức lao động áp dụng từ 1/1/2021”
Anh Đỗ Gia Nam (Công ty Bảo Minh Châu) đặt câu hỏi.

Chị Nguyễn Thị Dung (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoá Dược Hà Tây): Theo Bộ luật Lao động 2019, việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp được quy định thế nào?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Vai trò, vị trí của công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, đơn vị được thể hiện qua việc ký kết và xây dựng nội dung của thỏa ước lao động tập thể. Bộ luật Lao động quy định công đoàn cơ sở phải đề xuất với chủ doanh nghiệp thương lượng xác lập những quyền lợi cao hơn cho người lao động. Các nội dung thương lượng đó mà thành thì là nội dung của thỏa ước lao động tập thể.

Do vậy, bản chất của thỏa ước lao động tập thể là kết quả của quá trình thương lượng được 2 bên ký kết với nhau thông qua văn bản. Khi đã ký với nhau bằng văn bản rồi thì bắt buộc phải thực hiện các nội dung đã ký. Nếu luật thấp hơn thì phải áp dụng nội dung cao hơn trong thỏa ước. Đồng thời, nếu quyền lợi trước khi có thỏa ước thấp hơn thì sau khi ký phải được tăng lên bằng thỏa ước. Thỏa ước lao động tập thể thông thường được ký 1 năm 1 lần.

Trực tuyến hình ảnh: GLTT “Bộ luật Lao động năm 2019 - Những điểm mới liên quan đến công nhân viên chức lao động áp dụng từ 1/1/2021”
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội Kiều Thanh Hùng tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động.

Anh Đỗ Gia Nam (Công ty Bảo Minh Châu): Xin chuyên gia cho biết, mức lương trợ cấp thất nghiệp năm 2021 được quy định như thế nào? Người lao động có được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp hộ mình hay không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Quy định về mức lương trợ cấp thất nghiệp năm 2021 không có gì thay đổi, tức là bằng 60% mức lương bình quân 6 tháng cuối trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12-36 tháng thì sẽ được hưởng 3 tháng.

Về việc ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định rõ: có 3 trường hợp được ủy quyền nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp là: Ốm đau, thai sản có chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông, cơ sở y tế có thẩm quyền; hỏa hoạn, lũ lụt động đất, sóng thần… có xác nhận của chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Trực tuyến hình ảnh: GLTT “Bộ luật Lao động năm 2019 - Những điểm mới liên quan đến công nhân viên chức lao động áp dụng từ 1/1/2021”
Anh Bùi Công Huy (Trường Trung học cơ sở Phương Đình) đặt câu hỏi

Chị Vũ Thị Thanh Huyền (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoá Dược Hà Tây): Hiện tôi đã bị mất thẻ bảo hiểm y tế và bây giờ tôi muốn xem lại mã số bảo hiểm của mình thì phải làm cách nào? Tôi được biết hiện nay ngành y tế đang triển khai thẻ bảo hiểm y tế điện tử thì có nhất thiết phải làm lại thẻ giấy không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Thứ nhất, thẻ bảo hiểm y tế không phải do ngành y tế cấp. Khi bạn bị mất thẻ bảo hiểm y tế và bây giờ muốn xem lại mã số bảo hiểm của mình thì có thể tra cứu trên cổng Bảo hiểm xã hội Việt Nam là baohiemxahoi.gov.vn. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố Hà Nội đang triển khai ứng dụng Bảo hiểm xã hội số (VssID) là ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Với phần mềm này, người tham gia bảo hiểm xã hội có thể tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm và tiếp cận thông tin dễ dàng, thuận tiện nhất. Trong tương lai gần sẽ không cần sử dụng thẻ bảo hiểm xã hội giấy.

Chị Lê Thị Tuyết (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kyung Bo Việt Nam): Tôi xin hỏi các chuyên gia về các hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động từ năm 2021?

Chuyên gia Hồ Thị Kim Ngân: Về các hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động thì hiện nay không có gì thay đổi, vẫn bao gồm: Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng bậc lương, sa thải… Tuy nhiên, Bộ luật Lao động 2019 có một số điểm mới về kỷ luật lao động. Đáng chú ý là Luật quy định thêm trường hợp người lao động bị sa thải và quy định rõ các hành vi bị cấm khi xử lý kỷ luật.

Có thể thấy, với các quy định mới tại Bộ luật Lao động 2019, việc áp dụng các quy định liên quan đến hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động sẽ dễ dàng hơn, tránh tình trạng người sử dụng lao động lạm quyền mà xử lý không đúng pháp luật.

Đang giao lưu trực tuyến: Những điểm mới trong Bộ luật Lao động liên quan đến công nhân, viên chức, lao động

Chị Cao Thị Thu Thảo (Công ty Cổ phần Môi trường Tân Hội): Theo tôi biết, Luật Bảo hiểm xã hội quy định người lao động khi ốm đau nghỉ việc nếu đủ điều kiện quy định sẽ được hưởng trợ cấp. Xin chuyên gia cho biết điều kiện và mức hưởng trợ cấp ốm đau?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Điều kiện để người lao động hương trở cấp ốm đau là: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy… thì không được hưởng chế độ ốm đau; Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Mức hưởng ốm đau là bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội. Nếu nghỉ cả tháng sẽ hưởng 75%, nghỉ theo ngày thì sẽ chia cho 24 ngày. Nếu ốm đau dài ngày thì thời gian hưởng là 180 ngày và mức hưởng 75%.

Trực tuyến hình ảnh: GLTT “Bộ luật Lao động năm 2019 - Những điểm mới liên quan đến công nhân viên chức lao động áp dụng từ 1/1/2021”
Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Lê Thị Bích Ngọc tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

Chị Nguyễn Thị Bằng (huyện Đan Phượng): Tôi đến tuổi nghỉ hưu nhưng mới đóng bảo hiểm được 10 năm, tôi có cách nào để được hưởng lương hưu hay không hay phải nhận trợ cấp một lần?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Đây là một điểm rất mới của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Khi người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu rồi mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu hụt quá 120 tháng thì có thể đóng 1 lần những năm còn thiếu để hưởng lương hưu ngay tháng liền kề sau tháng đóng.

Ví dụ, hiện tại, đến tháng 5/2021 chị đã đủ 55 tuổi 4 tháng thì đến tháng đó chị đóng đủ 1 lần cho những năm còn thiếu thì sang tháng liền sau chị sẽ được hưởng tiền lương hưu. Tuy nhiên, trong thời gian đang đóng bảo hiểm bắt buộc thì không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vì vậy, đến thời điểm chị đến tuổi nghỉ hưu 55 tuổi 4 tháng thì chị dừng đóng bảo hiểm tự nguyện bắt buộc, sang 55 tuổi 5 tháng chị đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và đóng bảo hiểm tự nguyện những năm còn thiếu, thì sang 55 tuổi 6 tháng chị sẽ được nghỉ hưu.

Trực tuyến hình ảnh: GLTT “Bộ luật Lao động năm 2019 - Những điểm mới liên quan đến công nhân viên chức lao động áp dụng từ 1/1/2021”
Chị Tạ Thị Thuận (Công ty Kyung Bo Việt Nam) đặt câu hỏi.

Anh Nguyễn Đăng Thắng (Trường Trung học cơ sở Đan Phượng): Người lao động khi đi khám chữa bệnh không đúng tuyến theo nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì có được hưởng bảo hiểm y tế không, mức hưởng như thế nào và thủ tục ra sao?

Chuyên gia Dương Thị Minh châu: Hiện nay, bảo hiểm xã hội đã thực hiện thông tuyến. Vì vậy, từ 1/2/2021, các trường hợp khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trái tuyến sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả như sau: Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú; tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (trước đây là 60%); tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám chữa bệnh. Hiểu một cách khác, từ 1/1/2021, trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở tuyến huyện mà tự đi khám chữa bệnh nội trú tuyến tỉnh thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám chữa bệnh theo mức hưởng như đi khám chữa bệnh đúng tuyến. Về thủ tục thanh toán thì người lao động thanh toán trực tiếp tại bệnh viện.

Đang giao lưu trực tuyến: Những điểm mới trong Bộ luật Lao động liên quan đến công nhân, viên chức, lao động
Bà Nguyễn Thị Thủy - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

Chị Kim Thị Mai Hưng (Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Liên Hà): Xin chuyên gia giải thích rõ về tuổi nghỉ nghỉ hưu theo Bộ luật Lao động 2019?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ, tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ mỗi năm được cộng thêm 4 tháng. Vậy, nếu năm 2021 người lao động nghỉ hưu thì sẽ nghỉ vào thời điểm 55 tuổi 4 tháng, nếu năm 2022 nghỉ thì sẽ nghỉ vào thời điểm 55 tuổi 8 tháng.

Với trường hợp chị sinh tháng 9, bảo hiểm xã hội sẽ tính tuổi nghỉ hưu của chị năm 2021 là 55 tuổi 4 tháng, tức là đến tháng 1/2022. Tuy nhiên vì đã sang năm 2022 nên chúng ta phải tiếp tục làm việc tới đủ 55 tuổi 8 tháng mới đủ điều kiện nghỉ hưu.

Chị Tạ Thị Như Quỳnh (Công ty Cổ phần Nhựa Nhiệt đới): Tôi xin chuyên gia cho biết, làm thêm giờ trong Bộ luật Lao động mới quy định như thế nào? Chính sách bảo vệ thai sản được quy định như thế nào?

Chuyên gia Hồ Thị Kim Ngân: Hiện theo Bộ luật Lao động mới thì thời gian làm thêm giờ tối đa vẫn giữ như Bộ luật Lao động năm 2012. Tuy nhiên Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ hơn trường hợp nào mới được làm thêm giờ, tối đa là 300 giờ/năm. Với thời gian làm thêm giờ trong một tháng quy định là không quá 40 giờ/tháng.

Về chính sách lao động nữ bạn hỏi cũng là một điều rất đáng chú ý bởi thay vì quy định cấm lao động nữ không được làm một số công việc nhất định như: Không làm các công việc độc hại, làm trong môi trường ảnh hưởng đến chức năng sinh sản… thì Bộ luật Lao động mới thay đổi tư duy, không cấm lao động nữ làm các công việc đó, nhưng chủ sử dụng lao động phải thông báo rõ nội dung công việc. Nói cách khác, chuyển từ việc cấm sang quan điểm doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện làm việc, làm sao để người lao động làm việc trong điều kiện an toàn và người lao động biết rõ nội dung công việc, tình nguyện chấp nhận công việc.

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng bổ sung:Có một điều quan trọng đặc biệt cần được chú ý là, người sử dụng lao động sẽ không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai và thứ 2 là không được kỷ luật lao động nữ trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ. Đây là những điều thiết thực và rất quan trọng về chính sách bảo vệ thai sản mà người lao động cần biết.

Đang giao lưu trực tuyến: Những điểm mới trong Bộ luật Lao động liên quan đến công nhân, viên chức, lao động

Anh Nguyễn Sơn Tùng (Công ty Cổ phần Bảo Minh Châu): Năm 2019, tôi làm việc tại một công ty tư nhân được 3 tháng, sau đó tôi đã nghỉ. Hiện tại tôi đang đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, nhưng tôi không nhớ ở công ty cũ tôi có được đóng bảo hiểm xã hội hay không để tôi còn làm thủ tục nối sổ bảo hiểm. Trong trường hợp này làm thế nào thì tôi có thể biết được công ty cũ có đóng bảo hiểm xã hội cho tôi hay không?

Chuyên gia Dương Thị Mịnh châu: Người lao động có thể chủ động tra cứu thông tin về quá trình đóng bảo hiểm xã hội trên trang web của bảo hiểm xã hội và soạn tin nhắn đến tổng đài của cơ quan bảo hiểm xã hội. Hiện nay, người lao động cũng có thể cài ứng dụng VssID để theo dõi quá trình đóng của mình.

Tuy nhiên, người lao động cũng cần rút kinh nghiệm sau khi nghỉ việc phải quan tâm đến sổ bảo hiểm của mình đang ở đâu, chốt sổ trước khi nghỉ việc để thuận lợi hơn khi tham gia bảo hiểm xã hội ở đơn vị mới.

Đang giao lưu trực tuyến: Những điểm mới trong Bộ luật Lao động liên quan đến công nhân, viên chức, lao động
Ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô tặng quà cho công nhân, viên chức, lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

Chị Từ Thị Hương (Công ty Hóa dầu Hà Tây): Công ty nợ tiền bảo hiểm y tế thì thẻ bảo hiểm y tế có còn giá trị sử dụng hay không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Theo quy định, nếu công ty nợ tiền bảo hiểm xã hội thì người lao động sẽ không được cấp thẻ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm xã hội cũng sẽ không có giá trị sử dụng.

Chị Lê Minh Thư (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kyung Bo Việt Nam): Tôi được biết trong quá trình làm việc do tác động có hại của điều kiện lao động, nếu không may bị bệnh nghề nghiệp, người lao động sẽ được hỗ trợ và mức hỗ trợ cụ thể như thế nào?

Trực tuyến hình ảnh: GLTT “Bộ luật Lao động năm 2019 - Những điểm mới liên quan đến công nhân viên chức lao động áp dụng từ 1/1/2021”
Chị Nguyễn Thị Hương (Trường Mầm non Tân Hội) đặt câu hỏi.

Chuyên gia Hồ Thị Kim Ngân: Người lao động bị bệnh nghề nghiệp là phải nằm trong danh mục bệnh nghề nghiệp của Bộ Y tế ban hành. Theo danh mục của Bộ Y tế có 24 bệnh nghề nghiệp, do vậy, nếu rơi vào 24 bệnh đó thì được coi là bệnh nghề nghiệp.

Đối với những người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì sẽ được hưởng chế độ trợ cấp. Đối với những trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 5-30%, người lao động được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp 1 lần; từ 31- 100% có thể được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng.

Cách tính theo mức suy giảm khả năng lao động, nếu suy giảm khả năng lao động càng cao thì hưởng càng cao. Bên cạnh đó, người lao động càng tham gia bảo hiểm xã hội dài thì mức hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp cũng cao hơn người đóng bảo hiểm xã hội ngắn. Do vậy, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo 2 khoản: tính theo mức suy giảm khả năng lao động và thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu bổ sung: Thứ nhất, bệnh nghề nghiệp trước khi muốn biết được có ảnh hưởng đến người lao động hay không thì phải đo đạc hiện trường tại đơn vị. Sau khi có biên bản đo đạc thì mới có đủ điều kiện để đánh giá. Thứ hai, khám chữa bệnh xong phải đi giám định y khoa. Bệnh nghề nghiệp có một điểm mới, khi nghỉ hưu hoặc rời khỏi môi trường độc hại nhưng chưa phát bệnh nghề nghiệp, sau một thời nghỉ hưu hoặc rời môi trường làm việc đó thì vẫn được hưởng chế độ của bệnh nghề nghiệp. Đương nhiên, rời môi trường đó nhưng vẫn phải trong thời gian quy định.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Xem thêm
Phiên bản di động