Giáo viên mầm non tư thục: “Khổ mà không thể kêu ai”
Giáo viên mầm non tư thục phải được bồi dưỡng nghiệp vụ Infographic: Chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do Covid-19 |
![]() |
3 năm làm giáo viên mầm non, từng có lúc chị Hiền nghĩ đến chuyện bỏ nghề. Ảnh: Lương Hạnh |
Vật vã vì dịch
Sau khi tốt nghiệp đại học, chị Dương Thị Thanh Hiền (SN 1998, Lào Cai) xin làm giáo viên một trường mầm non công lập gần nhà trong vòng 2 năm. Sau đó, lương thấp, chị Hiền quyết định nghỉ việc, chuyển sang một trường mầm non tư thục với hy vọng thu nhập sẽ được cải thiện. Thế nhưng, dịch COVID-19 đã làm xáo trộn mọi dự định của nữ giáo viên trẻ này.
“Dịch COVID-19 ập đến đúng lúc tôi xin nghỉ ở trường công chuyển sang trường tư. Trường học đóng cửa, các giáo viên công lập bị cho nghỉ việc nhưng họ vẫn được hưởng 70% lương cơ bản. Với giáo viên mầm non tư thục phải nghỉ việc không lương để chia sẻ phần nào gánh nặng cho nhà trường. Lúc đó, khổ mà không biết thể kêu ai” - chị Hiền tâm sự.
![]() |
Chị Dương Thị Thanh Hiền đón trẻ đến trường đợt dịch COVID-19 tháng 6.2021. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Khi làm việc ở trường mầm non tư thục, chị Hiền nhận mức lương khoảng hơn 4 triệu đồng/tháng. Được biết, chị Hiền ở cùng bố mẹ nên không mất tiền thuê trọ. Chị gửi bố mẹ 2 triệu đồng/tháng tiền ăn, số tiền còn lại chị để chi tiêu các khoản khác.
Với các giáo viên tỉnh khác đến thuê trọ để làm việc, mức lương này khiến họ phải chật vật để sinh sống. Ảnh hưởng của dịch bệnh càng khiến họ vật vã mưu sinh.
“Khoảng tháng 7.2021, trường đóng cửa, tôi ở nhà bán hàng online. Có những giáo viên không trụ được với nghề phải chuyển sang làm nghề khác. Trường mở cửa, một số người quay lại làm việc, còn một số thì nghỉ hẳn” - chị Hiền chia sẻ.
Bà Hồng Minh - Hiệu trưởng một cơ sở mầm non ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) - cho biết, có hai cơ sở mầm non, mỗi cơ sở đầu tư ban đầu trên dưới 1 tỉ đồng. Nhưng sau 10 tháng liên tục phải đóng cửa, bà Loan đã phải quyết định giải thể một cơ sở.
“Tiền thuê mặt bằng 30 triệu đồng/tháng. Trong 6 tháng đầu năm 2021, chủ cho thuê giảm cho 50% để duy trì. Đầu năm 2022, mức giảm này rút đi, chúng tôi phải chi trả 70% chi phí. Tôi đã thế chấp nhà vay vốn ngân hàng để trả tiền mặt bằng của một cơ sở, còn một cái khác phải chấp nhận giải thể” - bà Loan tâm sự.
Mong mỏi hỗ trợ sớm đến tay
Sau khi biết thông tin sẽ có gói hỗ trợ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non tư thục, bà Minh không khỏi vui mừng. “Đây những chính sách hỗ trợ rất thiết thực dành cho giáo viên mầm non tư thục. Khoảng thời gian các cô nghỉ do dịch COVID-19, trường không thể hỗ trợ cho giáo viên. Điều này khiến cho các chủ trường như tôi hết sức trăn trở” - bà Minh chia sẻ.
Theo bà Ngô Kim Loan - Hiệu trưởng một trường mầm non trên địa bàn huyện Thanh Trì (Hà Nội), số tiền hỗ trợ dù là bao nhiêu cũng rất cần thiết với các giáo viên mầm non tư thục. Điều này khẳng định, Chính phủ sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ các giáo viên ngoài công lập vượt qua khó khăn.
![]() |
Chủ các trường mầm non tư thục đã phải gồng mình để chống chọi trong và sau đợt dịch COVID-19. Ảnh: Lương Hạnh |
"Khoản hỗ trợ cũng phần nào động viên các chủ trường, những người “đứng mũi chịu sào” như chúng tôi. Đó sẽ là niềm động viên cho giáo viên và chủ trường tiếp tục gắn bó về nghề” - chị Loan cho hay.
Ngày 29.11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết định của Thủ tướng quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Theo đó, nhà nước hỗ trợ một lần mức 3,7 triệu đồng/người áp dụng với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa được hưởng chính sách của địa phương hỗ trợ đối với nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác theo quy định.
Nhà nước cũng hỗ trợ một lần mức 2,2 triệu đồng/người với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã được hưởng chính sách của địa phương theo quy định tại Khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68 (lao động tự do và một số đối tượng đặc thù).
Theo Lương Hạnh/Laodong.vn
https://laodong.vn/cong-doan/giao-vien-mam-non-tu-thuc-kho-ma-khong-the-keu-ai-1123206.ldo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động
Tin khác

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp
Việc làm 17/04/2025 17:46

Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động
Việc làm 17/04/2025 17:31

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể
Việc làm 13/04/2025 22:28

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai
Việc làm 13/04/2025 20:10

Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc
Việc làm 13/04/2025 06:02

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động
Việc làm 12/04/2025 19:49

Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động
Việc làm 11/04/2025 16:29

Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An
Việc làm 11/04/2025 15:28

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM
Việc làm 10/04/2025 13:44

Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp
Việc làm 09/04/2025 16:48