Giáo viên nói gì về đề tham khảo môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

(LĐTĐ) Trong thời lượng 120 phút, đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 môn Ngữ văn về cơ bản giữ nguyên cấu trúc, định dạng và mức độ câu hỏi giống đề thi chính thức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 có gì mới? Để miễn thi Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh cần chứng chỉ nào? Đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Nhằm giúp giáo viên, học sinh tham khảo, sử dụng trong giảng dạy, học tập, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, ngày 22/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề thi tham khảo các môn của kỳ thi.

Giáo viên nói gì về đề tham khảo môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024?
Đề thi tham khảo môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Nhận xét về đề thi tham khảo môn Ngữ văn, cô giáo Vương Thúy Hằng (giáo viên Hệ thống Giáo dục HOCMAI) cho rằng, về cơ bản, đề thi tham khảo được giữ nguyên cấu trúc, định dạng và mức độ câu hỏi giống như năm 2023. Điều này sẽ là thuận lợi lớn cho các học sinh đang theo học lớp 12.

Theo cô giáo Vương Thúy Hằng, vẫn trong thời lượng 120 phút, đề thi giữ nguyên hai phần như cấu trúc đề thi THPT quốc gia/tốt nghiệp THPT từ năm 2017 tới nay: Phần Đọc hiểu (3 điểm), phần Làm văn (7 điểm). Các câu hỏi đi kèm ngữ liệu không thay đổi về số lượng.

Cụ thể, ở phần Đọc hiểu, văn bản “Những đám mây cuối trời” của tác giả Đoàn Văn Mật là ngữ liệu bên ngoài sách giáo khoa, thuộc thể loại thơ trữ tình. Bằng việc lấy hình ảnh trung tâm là những đám mây với sự “dạt”, “bay”, “ghì”… đi qua những cảm xúc khác nhau và rồi khiến ta kinh ngạc, tác giả đã thể hiện sự nhìn nhận, quan điểm sống của bản thân mình. Đây là văn bản tương đối dễ đọc, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, hình ảnh quen thuộc nên các học sinh tương đối thuận lợi trong việc giải nghĩa nội dung.

Với 3 câu hỏi kiểm tra kiến thức văn học và khả năng đọc hiểu (xác định thể loại, nhận diện biện pháp tu từ, nêu nội dung của một đoạn thơ) được phân theo cấp độ nhận biết - thông hiểu - vận dụng, học sinh có thể hoàn thành việc trả lời trong vòng 10 phút đầu tiên.

Ở câu hỏi số 4 yêu cầu trả lời ngắn gọn bài học về lẽ sống cho bản thân được rút ra sai khi đọc đoạn trích, học sinh chỉ cần đảm bảo yêu cầu về diễn đạt nội dung (câu văn không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp) và thể hiện được quan điểm của cá nhân. Đây không phải nội dung hỏi khó và cũng là dạng bài rất quen thuộc.

Ở phần Làm văn, đề thi tham khảo giữ nguyên cấu trúc đề thi với 2 câu hỏi để đánh giá kiến thức, kỹ năng của thí sinh trong việc viết đoạn văn nghị luận xã hội và viết bài văn nghị luận văn học.

Cô giáo Vương Thuý Hằng
Cô giáo Vương Thuý Hằng.

Ở câu hỏi 1 (2 điểm), thí sinh cần viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày ý nghĩa của thái độ sống tích cực trước những thử thách với yêu cầu: Đảm bảo đúng nội dung (ý nghĩa thái độ sống tích cực, dẫn chứng phù hợp, mạch lạc về ý) và hình thức của một đoạn văn (các câu văn viết liền mạch, lùi đầu dòng đầu tiên). Đối với học sinh lớp 12 yêu cầu này khá dễ dàng để hoàn thành nhưng với dung lượng ngắn, đề thi sẽ không có sự phân loại rõ ràng về chất lượng bài thi.

Câu hỏi 2 (5 điểm) sử dụng một đoạn trích từ tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường với hai yêu cầu: Phân tích đoạn trích và sau đó nhận xét về tình cảm của nhà văn với dòng sông Hương. Một văn bản quen thuộc, nằm trong danh sách những tác phẩm trọng tâm của lớp 12. Nội dung yêu cầu đã được học, cũng như ôn luyện rất kỹ ở chương trình trên lớp nên dù là ký và được nhận xét là khó thích, khó đọc nhưng đa số các thí sinh vẫn sẽ hoàn thành ở mức độ khá.

“Từ việc phân tích đề thi tham khảo, có thể thấy cấu trúc, ngữ liệu và nội dung hỏi trong đề tương đối quen thuộc, không hề khó. Nếu có quá trình ôn luyện tốt, nắm vững các yêu cầu về việc đọc - hiểu văn bản văn học, kỹ năng viết bài văn nghị luận các thí sinh dễ dàng đạt được 7,5 - 8,25 điểm”, cô giáo Vương Thúy Hằng nhận định.

Cũng theo cô giáo Vương Thúy Hằng, đối với lứa học sinh sinh năm 2006, đây có lẽ là sự thuận lợi vì các em sẽ không quá lo lắng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT mà có thể dành nhiều thời gian hơn cho những kỳ thi tuyển sinh, đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đang được triển khai.

Đối với lứa học sinh sinh năm 2007, nhiều em mong muốn có thể tham khảo đề thi này kết hợp với đề minh học cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố trước đây để bắt đầu hình dung về quá trình ôn tập của mình thì hãy chú ý tới yêu cầu quan trọng khi làm bài chính là dung lượng bài viết. Trong chương trình học ở nhóm bài học về kỹnăng viết, các em được luyện tập viết bài văn nhưng đề thi chỉ yêu cầu viết đoạn văn. Vì vậy, cần đặc biệt lưu tâm tới hình thức và cách triển khai ý để tránh lan man, sai yêu cầu dẫn tới mất điểm khi làm bài.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

(LĐTĐ) Sáng ngày 21/9, đại diện gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, bà Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến (tỉnh Quảng Bình).
Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành

Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành

(LĐTĐ) Cung thiếu nhi Hà Nội có tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội là 1.376,4 tỷ đồng. Sau 54 tháng thi công, dự kiến chi phí quyết toán dự án là 1.150 tỷ đồng (tiết kiệm trên 10% chi phí đầu tư). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba.
Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

(LĐTĐ) Cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh Trường Tiểu học Khương Mai đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, kết quả, toàn trường đã quyên góp được hơn 281 triệu đồng và nhiều hiện vật.
Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

(LĐTĐ) Microsoft đã đầu tư rất nhiều vào việc tăng cường bảo mật cho Windows. Tường lửa, chương trình diệt vi-rút được kích hoạt tự động, nhiều chức năng bảo mật khác nhau để bảo vệ chống lại vi-rút khởi động và nhiều chức năng khác giúp đảm bảo tin tặc và phần mềm độc hại không thể dễ dàng chiếm đoạt PC chạy Windows.

Tin khác

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

(LĐTĐ) 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội (Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu) đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động