Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội:

Giáo viên tư vấn cách ôn tập hiệu quả môn Lịch sử

(LĐTĐ) Ngoài Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, học sinh thi vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập không chuyên tại Hà Nội sẽ phải thi thêm môn thứ tư là Lịch sử. Cô giáo Hà Thị Minh Trang (Giáo viên Lịch sử Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai, quận Hà Đông) đã chia sẻ một số bí quyết giúp học sinh ôn tập tốt môn học này.
Hà Nội chọn Lịch sử là môn thi thứ tư vào lớp 10 Tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6: Ổn định phương thức tuyển sinh Nhà trường, học sinh chủ động kế hoạch ôn tập

Chọn Lịch sử là môn thi thứ tư

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thông báo các môn thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập không chuyên năm học 2021 - 2022. Theo đó, kỳ thi sẽ được tổ chức vào ngày 29 - 30/5 với 4 môn thi bắt buộc, độc lập bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử.

Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh được tự chọn để đăng ký dự thi một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn (thí sinh được đăng ký thi môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường Trung học cơ sở).

Giáo viên tư vấn cách ôn tập hiệu quả môn Lịch sử
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông năm học 2020 - 2021 tại Hà Nội.

Các bài thi môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút/bài thi. Bài thi môn Ngoại ngữ và bài thi môn Lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 60 phút/bài thi, có nhiều mã đề trong một phòng thi đảm bảo nguyên tắc: 2 thí sinh liền kề không trùng mã đề thi, thi sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm, kết quả bài thi của thí sinh trên phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.

Đề thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình Trung học cơ sở hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 và của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành tại Công văn số 2786/SGDĐT-GDPT ngày 3/9/2020. Nội dung chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 Trung học cơ sở.

Để thi môn Toán và Ngữ văn đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao. Đề thi môn Ngoại ngữ và môn Lịch sử chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu ở cấp độ vận dụng.

Các dạng câu hỏi thường gặp trong thi trắc nghiệm

Lịch sử vốn là môn học không chỉ yêu cầu trí nhớ, sự hiểu biết mà còn đòi hỏi năng lực tư duy của học sinh. Do đó, khi biết Lịch sử là môn thi thứ tư tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập không chuyên tại Hà Nội năm học 2021 - 2022, không ít phụ huynh, học sinh đã bày tỏ sự lo lắng với môn thi này.

Cô giáo Hà Thị Minh Trang (Giáo viên Lịch sử Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai, quận Hà Đông) đã chỉ ra 5 dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử.

Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất: Gồm 4 đáp án, trong đó có 3 đáp án đúng hoặc gần đúng và chỉ có 1 đáp án đúng nhất, quyết định nhất, quan trọng nhất. Thực tiễn ôn tập cho thấy học sinh thường hay bị nhầm lẫn, mất điểm ở dạng câu hỏi này.

Giáo viên tư vấn cách ôn tập hiệu quả môn Lịch sử
Học sinh cần bình tĩnh, lên kế hoạch học tập và ôn luyện trong thời gian còn lại một cách hợp lý.

Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn câu trả lời đúng: Thông thường sẽ là mức độ nhận biết, học sinh chỉ cần khoanh đáp án đúng, 3 đáp án còn lại là gây nhiễu

Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn ý phủ định trong 4 phương án đã cho: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra, đánh giá ở nhiều mức độ khác nhau với mục đích học sinh sẽ không hiểu sai về các sự kiện, nhân vật lịch sử. Các cụm từ thường được sử dụng trong dạng câu hỏi này là ngoại trừ, không đúng, không phải, không chính xác…

Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh đọc hiểu tư liệu và tìm phương án đúng: Đoạn tư liệu là căn cứ để học sinh tư duy, suy luận đưa ra lựa chọn đúng. Câu hỏi sẽ đưa ra một đoạn tư liệu hoặc một đoạn trích, câu thơ, câu nói... liên quan trực tiếp đến một sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử quan trọng (trích dẫn trong sách giáo khoa hoặc ngoài sách giáo khoa). Do đó, học sinh cần lưu ý cần chú ý ghi chép lại, đọc thêm những đoạn tư liệu quan trọng được giáo viên nhấn mạnh để có thể trả lời được câu hỏi.

Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn nhận định đúng về một sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử: Đây là dạng câu hỏi ở mức độ thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, yêu cầu học sinh cần nắm chắc kiến thức.

Cách thức ôn tập hiệu quả

Để giúp học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới, cô giáo Hà Thị Minh Trang cũng đưa ra một số lưu ý giúp học sinh ôn tập tốt trong thời gian còn lại.

Thứ nhất, ôn tập bằng sơ đồ tư duy: Điều này để đơn giản hóa nội dung bài học, giải quyết vấn đề quá tải về kiến thức. Đây là cách học hiệu quả để hệ thống hóa kiến thức logic, rành mạch giúp học sinh ghi nhớ, hiểu các dữ kiện và liên hệ được các sự kiện lịch sử; đồng thời cách học này còn tối đa khả năng ghi nhớ và tư duy não thông qua hình ảnh minh họa, màu sắc, đường nét.

Thứ hai, ôn tập bằng cách luyện các dạng đề: Ngân hàng câu hỏi đề thi Lịch sử rất phong phú thông qua sách tham khảo, phần mềm HanoiStudy, đề thi qua các năm, đề thi từ các trường, đề thi do giáo viên soạn thảo. Học sinh vừa học bài vừa giải đề sẽ rèn kỹ năng làm bài thi, xác định được chính xác dạng câu hỏi để khi vào phòng thi sẽ không bỡ ngỡ mà chủ động được quá trình làm bài.

Thứ ba, nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa: Hiện nay, chủ yếu đề thi được ra dựa trên nội dung kiến thức trong sách giáo khoa. Đây là tài liệu học tập học sinh cần tận dụng triệt để.

Lưu ý khi làm bài thi:

- Tâm thế vững vàng, tự tin khi vào thi.

- Đọc một lượt đề thi để khoanh vùng, phân tích và xử lí đề. Câu hỏi dễ làm trước, khó làm sau.

- Phân bổ thời gian hợp lí.

- Đọc kĩ yêu cầu câu hỏi để tìm từ khóa, qua đó tìm đáp án đúng.

- Dùng phương pháp loại trừ để tìm đáp án đúng, có thể tìm đáp án sai để loại trừ và ra quyết định.

- Dành thời gian cuối giờ rà soát phiếu tô đáp án, tránh bỏ sót câu hỏi.

P.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.
Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhiều chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

(LĐTĐ) Trong không khí thân mật và ấm áp, Công đoàn Trường Mầm non Đông Ngạc A (thuộc Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm) đã tổ chức "Bữa cơm Công đoàn" với sự tham gia của 80 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Tin khác

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Yêu cầu nắm bắt kịp thời các vấn đề, không để xảy ra bạo lực học đường

Yêu cầu nắm bắt kịp thời các vấn đề, không để xảy ra bạo lực học đường

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn trường học, nắm bắt kịp thời các vấn đề trong học sinh ngay từ đầu năm học để có biện pháp ngăn chặn, giáo dục, không để xảy ra bạo lực học đường.
153 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

153 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Tính đến 10h hôm nay (13/9), có 153 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa thể đón học sinh đến trường học trực tiếp.
Phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời

Phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời

(LĐTĐ) Với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 7/10, trong đó Lễ khai mạc Tuần lễ được tổ chức vào ngày 1/10.
Xem thêm
Phiên bản di động