Giấy phép lái xe giả, hệ lụy thật - Kỳ cuối: Người dân không sử dụng, giấy phép lái xe giả sẽ hết "đất" sống

Có thể khẳng định, hành vi bán giấy phép lái xe (GPLX) giả trên các website và các tài khoản Facebook là phạm pháp. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng, hành vi sử dụng GPLX giả còn nguy hiểm hơn các loại giấy tờ giả khác như văn bằng chứng chỉ, vì vậy cần tăng chế tài xử phạt thậm chí là xử lý hình sự với các trường hợp nghiêm trọng.
Giấy phép lái xe giả, hệ lụy thật - Kỳ 1: Những lời dẫn dụ người mua trên mạng xã hội Giấy phép lái xe giả, hệ lụy thật - Kỳ 2: "Treo" tính mạng dưới bánh ô tô

Hành vi vi phạm pháp luật

Luật sư Lê Thị Quyên (Công ty Luật Công ty Luật Hợp danh The Light) cho biết: Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS) hành vi làm giả GPLX bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 341 BLHS). Trong trường hợp này, mức phạt cao nhất có thể lên đến 7 năm tù. Bên cạnh đó, hành vi làm giả GPLX nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác còn có thể bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.

Như vậy, làm giả bằng lái xe, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác để thực hiện hành vi cung cấp bằng lái xe giả nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu tài sản trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 174 BLHS thì có thể bị truy tố hình sự với khung hình phạt cao nhất từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Vì thế, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả 2 tội tại Điều 174 và Điều 341.

Giấy phép lái xe giả, hệ lụy thật - Kỳ cuối: Người dân không sử dụng, giấy phép lái xe giả sẽ hết

Mua bán, sử dụng bằng lái xe giả là hành vi vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, theo luật sư Lê Thị Quyên, việc sử dụng bằng lái xe giả cũng bị xử lý rất nghiêm khắc. Pháp luật quy định người có hành vi sử dụng bằng lái xe giả có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính, theo quy định tại Khoản 11, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 21, Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, mức xử phạt phụ thuộc vào loại phương tiện do người đó sử dụng, cụ thể:

Trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự, người điều khiển phương tiện giao thông cố ý sử dụng GPLX giả để qua mắt cơ quan chức năng sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội Làm giả con giấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức hoặc sử sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức, theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Như vậy, việc làm giả hay sử dụng GPLX giả đều được pháp luật quy định rõ ràng và có những khung hình phạt tương xứng với từng hành vi. Việc các đối tượng bất chấp luật pháp buôn bán, sử dụng bằng lái xe giả là hành vi vi phạp pháp luật và gây nguy hại cho xã hội, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông, bất cứ ai cũng có thể là nạn nhân của những kẻ sử dụng bằng giả khi tham gia giao thông.

Cần tăng chế tài xử phạt

Trên thực tế, việc buôn bán GPLX giả tràn lan, công khai, coi thường pháp luật của các đối tượng trên các nền tảng mạng xã hội đã được cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xử lý. Từ trước đến nay, lực lượng công an đã từng bắt rất nhiều vụ liên quan đến việc làm bằng giả.

Mới đây, trong tháng 4/2022, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an thành phố Hà Nội cũng đã phối hợp các đơn vị nghiệp vụ, triệt phá 5 ổ nhóm làm giả GPLX ô tô, mô tô có quy mô liên tỉnh, tạm giữ 44 đối tượng liên quan. Lực lượng chức năng đã phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ đồng loạt triển khai 12 tổ công tác tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nam Định, khám xét tại 12 địa điểm liên quan đến đường dây làm GPLX giả có quy mô lớn.

Giấy phép lái xe giả, hệ lụy thật - Kỳ cuối: Người dân không sử dụng, giấy phép lái xe giả sẽ hết
Mới đây, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an thành phố Hà Nội cũng đã phối hợp các đơn vị nghiệp vụ, triệt phá 5 ổ nhóm làm giả giấy phép lái xe ô tô, mô tô có quy mô liên tỉnh.

Cơ quan công an đã triệu tập, đưa về trụ sở tổng số 44 đối tượng có liên quan; tạm giữ số đồ vật có liên quan gồm: 400 bộ hồ sơ giấy phép lái xe ô tô, xe máy giả (giấy khám sức khỏe, kết quả thi sát hạch, GPLX ô tô, xe máy); 10.800 miếng ni-lon dán thẻ nhựa giấy phép lái xe; 4 tập tem tròn in chữ “Tổng cục đường bộ Việt Nam”; 7 máy in màu; 4 máy in thẻ nhựa; 9 bộ máy tính cây và 1 laptop; 25 thùng giấy chứa khoảng 50 nghìn phôi nhựa bằng lái xe máy giả; 3 máy ép; 1 máy cắt, dập; 45 điện thoại di động các loại...

Mặc dù thường xuyên bắt, xử lý các đối tượng mua, bán, sử dụng GPLX giả nhưng một số cán bộ Công an cho rằng, hiện nay, việc xử lý vi phạm sử dụng bằng giả quá nhẹ, chỉ ở mức xử phạt hành chính.

Nói về việc cần quyết liệt hơn trong việc xử lý “nạn” GPLX giả, ông Nguyễn Đại Thắng - Giám đốc một công ty vận tải trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, cho rằng, tình trạng có lái xe sử dụng GPLX giả khi xin vào công ty, tham gia giao thông, doanh nghiệp cũng “bó tay”. Vì doanh nghiệp không phải là cơ quan chuyên môn nên rất khó xác định GPLX giả hay thật.

“Chúng tôi mong muốn cơ quan quản lý, lực lượng chức năng xử lý nghiêm tình trạng mua bán, sử dụng giấy phép lái xe giả. Đồng thời phối hợp doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc giấy phép lái xe của những lái xe vào đơn vị làm việc. Như vậy sẽ ngăn chặn, hạn chế được tình trạng lái xe sử dụng giấy phép lái xe giả để điều khiển phương tiện tham gia giao thông, giữ an toàn giao thông trong quá trình vận tải hàng hóa, hành khách; doanh nghiệp cũng thuận lợi hơn trong công tác quản lý”, ông Nguyễn Đại Thắng cho biết.

Giấy phép lái xe giả, hệ lụy thật - Kỳ cuối: Người dân không sử dụng, giấy phép lái xe giả sẽ hết
Bằng nghiệp vụ, kinh nghiệm, lực lượng Công an cho biết việc kiểm tra GPLX thật hay giả không khó. (Ảnh minh họa)

Còn theo ông Vũ Ngọc Quỳnh - Giảng viên Trung tâm Công nghệ ô tô và Đào tạo lái xe (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội), để nạn mua, bán GPLX giả được xử lý triệt để thì theo công tác tuyên truyền là quan trọng nhất. Theo đó, cần nâng cao chất lượng tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là tại các nhà trường.

“Trên thực tế, tôi cũng đã thấy tại nhiều trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở đã đưa nội dung tuyên truyền các vấn đề liên quan đến an toàn giao thông; khuyến cáo không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, ví dụ như không mua, bán GPLX giả… vào trong các chương trình ngoại khóa. Bên cạnh việc tuyên truyền, theo tôi, các cơ quan chức năng cũng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa, tăng chế tài xử phạt… để xử lý tận gốc vấn đề”, ông Quỳnh nhấn mạnh.

Cùng với cố gắng của lực lượng chức năng, mỗi người dân cũng cần tự giác nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình, sử dụng GPLX đúng quy định theo loại xe mình điều khiển đã được cơ quan có thẩm quyền cấp để tham gia giao thông an toàn, tránh để tiền mất, tật mang, làm ảnh hưởng xấu cho cộng đồng…

2 cơ quan có thẩm quyền cấp GPLX đó là:

Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Cơ quan có thẩm quyền cấp GPLX trong phạm vi cả nước và những đối tượng thuộc quyền quản lý của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Người có hộ khẩu ngoài tỉnh vẫn có thể tham gia kỳ thi sát hạch ở bất kỳ tỉnh nào khi có nhu cầu để được cấp Giấy phép lái xe thông qua Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Sở Giao thông vận tải: Cơ quan có thẩm quyền cấp GPLX trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Người có hộ khẩu thường trú của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào thì sẽ được Sở Giao thông vận tải của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của nơi đó cấp GPLX khi có nhu cầu.

K. Tiến - M.Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Xem thêm
Phiên bản di động