Giếng làng trong phố cổ

(LĐTĐ) Ẩn lấp sau sự phát triển của đô thị, giữa lòng Thủ đô hiện đại, náo nhiệt ngày nay vẫn tồn tại những giếng nước có tuổi đời 50 năm, 100 năm và thậm chí lâu hơn thế, góp phần giữ cho phố phường nét đẹp rất riêng, gợi ký ức về văn hóa làng xã mộc mạc, giản dị và bình yên.
Tìm lại vẻ đẹp cho Đình Trung Yên nơi phố cổ Trung thu ở Hà Nội: Tìm trăng trên phố

Ký ức một thời

Một vài năm về trước, trong một dịp tình cờ khi tiếp chuyện nhà giáo Nguyễn Tọa - người đã dành hơn 30 năm để sưu tầm, nghiên cứu, khai thác và phát huy các di sản văn hóa quê hương - về sự hiện diện của những giếng nước trong đời sống, tôi biết rằng, cách đây khoảng 50 năm, những giếng nước được xem là một phần không thể thiếu của người dân Hà Nội, tạo nên nét “văn hóa giếng”.

Giếng làng trong phố cổ
Một trong những chiếc giếng hiếm hoi vẫn còn được sử dụng ở ngõ Hàng Chỉ. Ảnh: P.T

Đó không chỉ là nơi lấy nước mà còn là nơi những ánh mắt trai gái trao nhau mỗi khi gánh nước, rửa rau. Có những đôi vợ chồng đã nên duyên nhờ gặp nhau nơi sân giếng. Rồi cả những đứa trẻ được lớn lên dưới sự bao bọc của giếng nước. Những buổi trưa hè trốn giấc ngủ trưa cùng lũ bạn nô đùa bên giếng. Hay những buổi rong chơi lấm lem bùn đất về gột rửa dưới làn nước giếng sạch trong. Lũ trẻ cứ thế lớn lên theo thời gian dưới sự nuôi dưỡng của dòng nước giếng mát rượi… Dường như mọi hoạt động sinh hoạt thường nhật của người dân đều diễn ra xung quanh sân giếng. Từ ngọn nguồn cung cấp nguồn nước, giếng nước cứ thế đi sâu vào đời sống tinh thần.

Nhà giáo Nguyễn Tọa chia sẻ, ngày ấy, mỗi con phố ở Hà Nội đều có giếng. Những chiếc giếng đa phần có đường kính nhỏ, chỉ khoảng 1m, là nguồn cung cấp nước cho người dân. Tới đầu thế kỷ XXI, dân số tăng lên nhanh chóng, sân chung dần bị thu hẹp, nhường chỗ cho các ngôi nhà cao tầng và những chiếc giếng cũng dần biến mất.

Nhắc chuyện này, theo nhà giáo Nguyễn Tọa, đó là sự biến thiên tất yếu. Khi mới có nước máy, giếng vẫn được dùng vì cả xóm phải dùng chung một vòi nước công cộng. Mất nước máy, giếng là lựa chọn duy nhất của dân trong phố. Khi nước máy vào từng nhà thì giếng bỗng chốc bị… “bỏ quên”, rồi dần dần bị mai một trong ký ức của mọi người. Nguồn nước mát trong từ những chiếc giếng không còn được trọng dụng, người dân quên dần tính cộng đồng nơi sân giếng.

Bảo tồn một nét văn hóa

Ngày nay, theo dòng chảy thời gian, mỗi giếng nước có một số phận. Có nhiều giếng đã bị lấp đi dành đất để sinh sống, kinh doanh hoặc đô thị hóa. Có những giếng do ô nhiễm hoặc cạn nước nên cũng bị san bằng... Nhiều người không còn nhớ đến vị ngọt mát lành của nước giếng. Dẫu vậy, rải rác trong ngõ xóm của khu phố cổ Hà Nội vẫn sót lại một vài chiếc giếng đã tồn tại song hành cùng bao thế hệ người dân nơi đây. Những chiếc giếng giữ cho phố phường Hà Nội một nét lạ, nét riêng về thời xưa cũ.

Trong số đó có thể kể đến giếng nước hiếm hoi vẫn còn được sử dụng nằm ở cuối ngõ Hàng Chỉ (quận Hoàn Kiếm). Theo ghi nhận, ngõ Hàng Chỉ dài hơn trăm mét, lại ẩn mình giữa phố Hàng Hòm nên ít ai để ý. Con ngõ nhỏ thông ra cả phố Hàng Gai và Hàng Quạt. Điểm thắt của cả ba ngõ phố đó những năm gần đây bỗng trở nên tấp nập các bạn trẻ và những du khách ưa khám phá. Họ bị cuốn hút bởi cái giếng cổ cuối ngõ. Giếng sâu khoảng 6m đến 7m, quanh năm không bao giờ hết nước. Khi trời nắng có thể nhìn thấu xuống tận đáy giếng. Người dân sống ở ba ngõ phố này, đặc biệt là những người già vẫn hằng ngày ra đây múc nước về để tưới cây, giặt giũ, rửa xe, lau nhà hay làm những việc đơn giản khác.

Theo người dân trong ngõ, giếng nước này có từ rất lâu rồi. Nước giếng quanh năm chỉ ở nhiệt độ đó nên mùa hè thì mát mà mùa đông thì ấm. Do được lấy nước thường xuyên nên nước trong giếng rất trong và ngọt. Hiện nay, dù nước máy chạy đến tận nhà, nóng lạnh đủ cả, nhưng lấy nước giếng để sinh hoạt vẫn là một nét trong cuộc sống của người dân ở đây, như là thói quen, hoài niệm về một thời đã qua.

Hay như tại ngõ 15 Phủ Doãn (quận Hoàn Kiếm) vẫn tồn tại giếng nước có tuổi đời hàng mấy thập kỷ, tựa như người bạn đồng hành, chứng kiến sự trưởng thành của mỗi người dân trong ngõ và lưu giữ bao kỷ niệm. Qua thời gian, thành giếng bị bào mòn, nứt nẻ nhưng nước trong giếng vẫn mát, trong và chưa bao giờ cạn. Hằng ngày, người dân trong ngõ vẫn duy trì và giữ thói quen dùng nước giếng để sinh hoạt.

Chị Khuất Thị Nhạn cho biết, chị về đây làm dâu đã hơn 20 năm. Trước kia, nước trong giếng được mọi người sử dụng để tắm, giặt quần áo, nấu ăn… Bây giờ có nước sạch, nước giếng vẫn được dùng để rửa bát, rửa sân sạch sẽ cho cả xóm. “Nước giếng khơi mùa hè thì mát, mùa đông lại ấm, khi múc lên vẫn trong và sạch, không cặn bẩn. Mỗi lần đi đâu về nóng nực, trời mưa gió, mọi người vẫn sử dụng để rửa chân tay, rất sạch sẽ” - chị Nhạn chia sẻ.

Những chiếc giếng đã từng là một phần không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân. Hiện tại, khi nhà nhà đều có nước máy, người người sử dụng nước máy thì những chiếc giếng được xem là điểm nhấn đặc trưng làm nên nét đẹp văn hóa của Hà Nội, cần được bảo tồn trong nhịp điệu sôi động của Thủ đô ngày nay.

Thảo Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn ngành Xây Dựng Hà Nội: Đạt nhiều kết quả toàn diện trên các mặt công tác

Công đoàn ngành Xây Dựng Hà Nội: Đạt nhiều kết quả toàn diện trên các mặt công tác

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã chủ động đổi mới mạnh mẽ và thực chất, hướng mạnh hoạt động về cơ sở, có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, tập trung vào nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức Công đoàn. Trong đó, nổi bật là công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, công nhân lao động.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dự Tết sum vầy cùng công nhân lao động

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dự Tết sum vầy cùng công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 11/1, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã dự chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025 do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức.
Đề xuất chuyển nhiệm vụ sát hạch, cấp bằng lái xe sang Bộ Công an

Đề xuất chuyển nhiệm vụ sát hạch, cấp bằng lái xe sang Bộ Công an

(LĐTĐ) Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) vừa có đề xuất chuyển nhiệm vụ quản lý, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ sang Bộ Công an.
Đưa tuyến phố Tống Duy Tân quận Hoàn Kiếm thành "trung tâm" ẩm thực của Thủ đô

Đưa tuyến phố Tống Duy Tân quận Hoàn Kiếm thành "trung tâm" ẩm thực của Thủ đô

(LĐTĐ) Tối 10/1, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức lễ khánh thành Dự án chỉnh trang tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - ngõ Hàng Bông. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình mới của quận Hoàn Kiếm trong việc phát triển không gian kinh tế - văn hóa, du lịch, góp phần nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của nhân dân.
TRỰC TUYẾN: Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô vui đón "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"

TRỰC TUYẾN: Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô vui đón "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"

(LĐTĐ) Trong không khí tưng bừng, rộn rã chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần, sáng nay (11/1, tức 12 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025 và khai mạc Chợ Tết Công đoàn.
Giá vàng hôm nay (11/1): Giá vàng thế giới tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (11/1): Giá vàng thế giới tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (11/1), giá vàng thế giới tiếp tục tăng đạt mức cao nhất trong 4 tuần qua. Trong nước, giá kim loại quý này cũng được điều chỉnh tăng.
Tỷ giá USD hôm nay (11/1): Đồng USD tiếp tục tăng mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (11/1): Đồng USD tiếp tục tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (11/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 3 đồng, hiện ở mức 24.341 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,46%, hiện ở mức 109,64.

Tin khác

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dự Tết sum vầy cùng công nhân lao động

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dự Tết sum vầy cùng công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 11/1, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã dự chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025 do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức.
Đưa tuyến phố Tống Duy Tân quận Hoàn Kiếm thành "trung tâm" ẩm thực của Thủ đô

Đưa tuyến phố Tống Duy Tân quận Hoàn Kiếm thành "trung tâm" ẩm thực của Thủ đô

(LĐTĐ) Tối 10/1, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức lễ khánh thành Dự án chỉnh trang tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - ngõ Hàng Bông. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình mới của quận Hoàn Kiếm trong việc phát triển không gian kinh tế - văn hóa, du lịch, góp phần nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của nhân dân.
Quận Hai Bà Trưng: Cấp miễn phí 24.950 chữ ký số

Quận Hai Bà Trưng: Cấp miễn phí 24.950 chữ ký số

(LĐTĐ) UBND quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ khối văn hóa - xã hội năm 2025.
Quận Tây Hồ trao quà cho học sinh, người lao động, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Quận Tây Hồ trao quà cho học sinh, người lao động, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 10/1, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) quận Tây Hồ phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức chương trình “Xuân nhân ái - Tết sẻ chia”, trao tặng quà cho các gia đình, học sinh và người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Sơn Tây: Tổ chức thành công nhiều hoạt động kích cầu du lịch

Sơn Tây: Tổ chức thành công nhiều hoạt động kích cầu du lịch

(LĐTĐ) Năm qua, thị xã Sơn Tây đã tổ chức thành công nhiều hoạt động kích cầu du lịch. Đặc biệt, thị xã đã đạt được nhiều giải thưởng quan trọng trong khu vực, là tiền đề để thị xã trở thành điểm đến du lịch trải nghiệm quốc tế.
Xây dựng mạng lưới cấp nước sạch cho 11 xã của huyện Thanh Oai

Xây dựng mạng lưới cấp nước sạch cho 11 xã của huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 10/1, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai phối hợp với Công ty Cổ phần VIWACO tổ chức lễ động thổ công trình xây dựng hệ thống cấp nước sạch huyện Thanh Oai.
Khai mạc chợ hoa Xuân Tết Ất Tỵ năm 2025

Khai mạc chợ hoa Xuân Tết Ất Tỵ năm 2025

(LĐTĐ) Chợ hoa Xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 được quận Nam Từ Liêm tổ chức tại Khu Quảng trường đối diện sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, diễn ra từ ngày 8/1 đến ngày 27/1 (tức ngày mùng 9 đến ngày 28 tháng Chạp năm Giáp Thìn).
Phát huy nguồn lực sẵn có để phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ

Phát huy nguồn lực sẵn có để phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ

(LĐTĐ) Chiều 9/1, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ chức Hội nghị lần thứ 25 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa VI và tổng kết công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương dự hội nghị.
Hà Nội thực hiện tốt công tác lao động, người có công và xã hội

Hà Nội thực hiện tốt công tác lao động, người có công và xã hội

(LĐTĐ) Ngày 9/1, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Huyện Thường Tín: Sẽ tổ chức Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống Xuân Ất Tỵ

Huyện Thường Tín: Sẽ tổ chức Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Huyện Thường Tín (Hà Nội) sẽ tổ chức Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống, khai mùa du lịch Xuân Ất Tỵ năm 2025 trong 2 ngày 5 - 6/2/2025 (tức ngày 8 - 9 tháng Giêng Âm lịch).
Xem thêm
Phiên bản di động