Gìn giữ nét đẹp hồn quê

(LĐTĐ) Từ lâu, hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình là những biểu tượng văn hóa gắn với làng quê, hồn quê Việt. Ở các làng quê vùng Đồng bằng Bắc bộ nói chung và Hà Nội nói riêng hiện vẫn còn dấu tích của những giếng cổ có niên đại lên tới hàng trăm năm mà người dân vẫn còn đang sử dụng, phục vụ cho đời sống. Tuy nhiên, cơn lốc đô thị hóa cũng đang là thách thức lớn khiến giếng cổ có nguy cơ biến mất.
Những nét lạ ở Yên Trường Những bóng giếng Hà thành

Ký ức một thời

Giếng làng từ lâu trong tâm tưởng người dân luôn là mạch nguồn sâu thẳm, là nơi lưu bóng hồn quê và ôm trọn những ký ức của một thời chưa xa. Với bà Nguyễn Thị Ngả ở huyện Ứng Hòa cũng vậy. Tuổi thơ của bà gắn liền với chiếc giếng chùa cạnh nhà.

Bà kể, hồi nhỏ, bản thân thường cùng bạn rủ nhau ra bờ giếng lấy đất thó nặn thành pháo, chơi trò pháo đất. Mỗi khi đập xuống đất là pháo nổ giòn vang hòa trong tiếng cười lanh lảnh, giòn giã vô tư của tuổi thơ.

Làng có 2 giếng thì giếng chùa nằm ở đầu làng, là nguồn nước chủ yếu để người dân sinh hoạt, nên nhà nào cũng ra giếng gánh nước về trữ trong nhà. Tại đây, trong những buổi gánh nước chung, giếng vô tình cũng trở thành chứng nhân cho tình cảm của không biết bao đôi lứa.

Gìn giữ nét đẹp hồn quê
Một giếng cổ ở xã Trường Yên (huyện Chương Mỹ) được người dân gìn giữ. Ảnh: Giang Nam

Qua những biến thiên của thời gian, ở làng nhiều gia đình xây bể lớn để chứa nước mưa ăn cả năm, rồi cấp tiến hơn khi lại có nước máy dẫn đến tận nhà… tất thảy đều là căn nguyên khiến người làng ít dùng nước giếng. Giếng bị bỏ quên, dòng nước trong xanh trở nên đục ngầu.

May thay, người làng vẫn nhớ chiếc giếng mát lành thuở nào, cùng góp kinh phí tu sửa, khơi trong lại giếng. Dù nước giếng hiện người dân không dùng đến song vẫn là điểm nhấn tô đẹp cảnh quan chùa làng.

Thực tế, không riêng gì giếng chùa ở câu chuyện trên, hiện nhiều ngôi làng tại các huyện Thường Tín, Ứng Hòa, Quốc Oai, Đan Phượng… chuyện bảo tồn giếng làng không đơn giản. Làng Yên Trường, xã Trường Yên (huyện Chương Mỹ) là ví dụ.

Theo ghi nhận, nơi đây hiện cũng giữ được nhiều giếng cổ. Nhiều lão niên bộc bạch, xưa nếu tính gộp cả xã thì có tới 99 giếng, đa số giếng là “thiên tạo”, mạch nước ngầm chắt ra từ vỉa tầng đá ong nên trong, mát và sạch. Bà Nguyễn Thị Hòa, sinh năm 1948, người làng Yên Trường chia sẻ, do giếng hình thành tự nhiên nên miệng giếng ở Yên Trường dù vẫn hình tròn nhưng lòng giếng thì khúc khuỷu, hình dáng như bàn chân con người.

Điểm tiếc nuối duy nhất là qua thời gian, nhiều giếng ở làng đã bị vùi lấp, giờ còn 6 - 7 giếng, nằm rải rác ở các xóm. Bên mỗi giếng nước đều có cổ thụ soi bóng mát và am nhỏ để thờ. Để tránh lá cây rụng xuống làm ô nhiễm nguồn nước, người dân xây tường bao quanh miệng giếng và căng bạt để làm mái che. Nước giếng được lọc qua đá ong trong vắt, không bao giờ cạn. Vậy nhưng cũng có điểm lạ là hễ giếng nào không có người sử dụng là mạch nước tự dưng trở nên không còn ngon ngọt.

Theo lời bà Hòa, giếng làng cũng gắn với nhiều câu chuyện kỳ thú, góp phần hình thành nên lệ tục có một không hai của Yên Trường. Chẳng là, làng Yên Trường và cả xã Trường Yên đều có lệ ăn Tết hai lần mỗi năm. Nghĩa là, sau khi ăn Tết Nguyên đán (Tết cả) thì trong làng, ngoài xã lại hối hả cho cái Tết tháng Giêng với tên gọi là “Tết lại” hay “Tết cùng”.

Nguồn gốc của việc tổ chức ăn Tết hai lần là do ngày xưa giặc tràn về làng, cha ông, tổ tiên phải đi lánh nạn và không kịp ăn Tết. Thịt, giò, bánh chưng đã chuẩn bị nhưng chưa kịp ăn, người dân liền cho vào túi, thả hết xuống giếng. Giặc rút, cuối tháng Giêng, người dân trở về làng, kéo đồ lên. Nhờ giếng nước mát lành, thực phẩm không bị hỏng, người dân lại cùng sẻ chia những thức quà đầy quý giá ấy.

Bà Hòa bảo, cho đến nay dù Tết truyền thống của dân tộc hay cái Tết của riêng xã nhà thì mỗi người con đều trân quý. Cận Tết về làng Yên Trường, bên những chiếc giếng cổ vẫn thấy cảnh người dân múc nước rửa lá dong, vo gạo, đãi đỗ để gói bánh chưng. Nhờ có giếng làng mà người dân sống chan hòa, gần gũi, đoàn kết với nhau hơn.

Bảo vệ một nét văn hóa

Không chỉ riêng làng Yên Trường giữ giếng, thực tế ở nhiều nơi, có nhiều giếng làng bị lấp đi để lấy mặt bằng xây dựng. Tuy nhiên, cũng có không ít nơi, giếng làng vẫn đang tham gia vào đời sống thường nhật của người dân, vẫn là nguồn nước sạch của nhiều nhà. Hơn nữa, ở nhiều vùng quê, trước đình làng, bên chùa làng vẫn giữ nguyên những giếng xây gạch Bát Tràng, được coi là nguồn tụ thủy tụ phúc của cả làng.

Giếng làng là một phần không thể thiếu trong cấu trúc nông thôn xưa. Giếng nước tượng trưng cho sức sống của làng. “Cây đa, giếng nước, mái đình” là những biểu tượng của làng, là hồn làng. Quan trọng như vậy nhưng phận giếng làng đang long đong trong dòng chảy thời gian. Điều đáng nói là nhiều giếng làng hiện vẫn chưa được đưa vào danh mục kiểm kê di tích, chưa được sự quan tâm, bảo vệ thỏa đáng. Nên chăng, các ngành chức năng cần nghiên cứu thêm các biện pháp bảo vệ giếng như là bảo vệ một nét đẹp, bảo vệ một di tích.

Ở những nơi này, dù không còn là nguồn cấp nước dùng cho dân nhưng nhiều làng quê vẫn giữ gìn nước giếng sạch sẽ.

Còn nhớ, đận 2019 người viết có ghé ngôi làng cổ Ngọc Trục (xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa), trùng hợp khi ấy người dân cũng đang rất phấn khởi khi mới tôn tạo xong chiếc giếng làng để mạch nước luôn sáng trong.

Đáng chú ý, tất thảy người dân Ngọc Trục đều có chung suy nghĩ rằng việc tôn tạo giếng làng góp phần gìn giữ công trình kiến trúc mang nét đẹp văn hóa của làng, làm cho cảnh quan văn hóa làng quê thêm phong vị hữu tình. Không chỉ vậy, để nhắc nhở con cháu luôn nhớ về cội nguồn tổ tiên, cùng chung sức dựng xây xóm làng no ấm, các cao niên còn cho khắc bên thành giếng đại tự: “Ẩm hà tư nguyên” (Uống nước nhớ nguồn - PV).

Ngoài Ngọc Trục, hiện còn không ít vùng cũng coi giếng như linh hồn của làng. Chẳng hạn, ở Đại Phùng (Đan Phượng) người dân vẫn duy trì việc dọn dẹp khơi trong nguồn nước. Nước giếng là mạch nguồn thiêng vô tận được đất trời và các vị thần linh phù hộ nên cũng là phúc đức của làng, là sinh khí tốt lành.

Hay như ở Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) hiện còn một giếng nước huyền thoại. Đó là Giếng xin sữa, dù chỉ tròn nhỉnh hơn vành nón, mà ngàn năm nay nước vẫn đầy và trong vắt. Từ đời này truyền qua đời khác câu chuyện rằng, những bà mẹ Đường Lâm sinh con mà thiếu sữa nuôi con thì đến bên giếng này làm lễ xin sữa, rồi xin giếng nước.

Khi nước giếng được uống vào là người mẹ sẽ có đủ sữa cho con bú. Dung dị hơn, một số giếng hiện còn được cộng đồng tạo cảnh quan làm nơi hóng mát hoặc cho trẻ em bơi lội. Ví dụ như giếng làng Cựu xã Vân Từ, giếng chùa làng Phượng Vũ xã Phượng Dực (huyện Phú Xuyên); giếng làng Cống Xuyên xã Nghiêm Xuyên (huyện Thường Tín)…

Cách thức giữ gìn, bảo vệ giếng ở mỗi nơi, mỗi làng quê ít nhiều khác nhau song có một điều là ở đâu quá trình đô thị hóa chậm hoặc người dân có ý thức bảo vệ, giữ gìn nếp xưa thì các di tích được bảo tồn, phát huy giá trị, nhờ đó mà nhiều giếng làng vẫn tồn tại cùng thời gian./.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Xem thêm
Phiên bản di động