Giữ khoảng cách 2m tại các siêu thị, cửa hàng: Cần sự tự giác trong cộng đồng
Vạch khoảng cách “có cũng như không”
Nhằm chung tay cùng Chính phủ và thành phố Hà Nội phòng, chống COVID-19, hàng loạt các cơ sở kinh doanh không cần thiết tạm thời đóng cửa. Trong khi đó, tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích kinh doanh thực phẩm, hoa quả, xăng dầu…các doanh nghiệp đã tích cực triển khai hàng loạt biện pháp phòng, chống COVID-19 như: Trang bị dung dịch sát khuẩn, kiểm tra thân nhiệt, phát khẩu trang cho khách hàng… thậm chí, để đảm bảo việc giữ khoảng cách tối thiểu nhiều hệ thống còn kẻ vạch, dán ký hiệu khoảng cách đảm bảo sự an toàn cho khách hàng.
Người dân dường như chưa quan tâm đến việc giữ khoảng cách tối thiểu khi mua sắm mặc dù tại các siêu thị, cửa hàng tiện tích đã có dán hình ảnh bước chân để giữ khoảng cách tối thiểu |
Trang bị đẩy đủ là vậy, tuy nhiên theo khảo sát của phóng viên báo Lao động Thủ đô tại một số siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn Hà Nội, thì hầu hết người dân chưa có ý thức giữ khoảng cách, thậm chí nhiều người dường như “không nhìn thấy” các vạch giới hạn, các ký hiệu phân cách được các siêu thị, cửa hàng tiện ích chuẩn bị.
Cụ thể, tại hệ thống siêu thị BigC và Vinmart ở Hà Nội, trong khi một số người dân có ý thức sếp hàng chờ đợi đến lượt mình thanh toán, hoặc đến lượt mình lựa chọn sản phẩm tại các điểm được sơn, dán phân cách bằng bước chân; thì còn rất nhiều khách hàng vẫn “hồn nhiên” chen lấn, lựa chọn thực phẩm bất chấp những quy định được phía siêu thị, cửa hàng tiện ích khuyến cáo.
Chị Hải Yến ở Khu đô thị Đại Thanh (Hà Đông) chia sẻ, kể từ khi Nhà nước có khuyến cáo người dân hạn chế ra đường, hạn chế đến những nơi đông người nếu không thực sự cần thiết thì tôi cũng chấp hành rất nghiêm chỉnh. Hôm nay, vì cần mua thêm một số đồ dùng thiết yếu nên tôi đi siêu thị BigC Hà Đông mua sắm. Thú thật khi đến đây, mặc dù người dân đã có ý thức trong việc đeo khẩu trang, sát khuẩn trước khi vào siêu thị. Tuy nhiên, việc giữ khoảng cách an toàn 2m theo các hình dán (hình dán bước chân) được siêu thị sắp xếp, dường như ít có ai để ý.
“Siêu thị triển khai các biện pháp như sơn vạch, dán bước chân để giữ khoảng cách an toàn cho khách hàng là giải pháp rất tốt. Tuy nhiên, không nhiều người thực hiện nghiêm được vấn đề giữ khoảng cách này, đặc biệt là các bạn trẻ. Thậm chí, nhiều bạn hồn nhiên “vượt biên” giới hạn khoảng cách, để đến gần hơn với bàn thanh toán, hoặc đến gần hơn với nhân viên cân đồ. Tôi nghĩ, trong thời giai dịch bệnh, việc đảm bảo các khuyến cáo của Chính phủ về phòng, chống dịch cần được người dân thực hiện nghiêm túc hơn. Trong đó, có cả việc đảm bảo giữ khoảng cách nơi công cộng, tại các siêu thị hay cửa hàng tiện ích”, chị Yến cho hay.
Mặc dù lượng người mua hàng không đông, tuy nhiên việc giữ khoảng cách khi mua hàng, thanh toán vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc |
Đồng quan điểm như chị Yến, chị Linh ở Khu đô thị Linh Đàm (Hoàng Mai) cho biết, chị đến mua sắm tại siêu thị Vinmart, tại đây các biện pháp nhằm giúp khách hàng đảm bảo an toan cho bản thân và cộng đồng được triển khai khá chu đáo như, chuẩn bị dung dịch sát khuẩn, bảng khuyến cáo, sơn vạch giữ khoảng cách khi thanh toán…
“Tôi thấy nhiều người đến mua sắm thực hiện khá nghiêm tục việc sát khuẩn, đeo khẩu trang. Tuy nhiên, việc giữ khoảng cách khi thanh toán hay lựa chọn thực phẩm thì dường như chưa được mọi người quan tâm. Thậm chí, tôi cũng không thấy nhân viên nhắc nhở khách hàng đứng đúng vạch, đứng đúng các hình dán về khoảng cách khi thanh toán. Trong khi đó, do diện tích nhỏ hơn nên tại các cửa hàng tiện ích, các miếng dán giữ khoảng cách cũng không đảm bảo đủ khoảng cách 2m như ở các siêu thị. Thiết nghĩ, để bảo đảm an toàn tối thiếu 2m tại nơi công cộng, thì mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự giác. Có như vậy, việc phòng, chống COVID-19 mới đạt hiệu quả như mong muốn”, chị Linh chia sẻ.
Chợ dân sinh “ngó lơ” khoảng cách an toàn
Tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích đã vậy, tại các chợ dân sinh việc đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu khi mua sắm của người dân dường như vẫn còn như “muối bỏ biển”. Hầu hết mọi người chỉ nhắc nhau sát khuẩn, đeo khẩu trang, còn việc giữ khoảng cách giữa mọi người hầu như không được nhắc tới.
Chị Ngọc Anh ở Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, những ngày đầu khi dịch bệnh COVID-19 mới bùng phát, khi đi chợ dân sinh tôi thấy nhiều bà nội trợ, tiểu thương dường như còn chưa biết bảo vệ mình và cộng đồng. Họ hồn nhiên không dùng khẩu trang, không sát khuẩn… Sau khi dịch bùng phát mạnh, mặc dù nhiều người đã có ý thức hơn trong việc đeo khẩu trang, tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện nghiêm chỉnh mặc dù đã có chế tài xử lý. Đó là chưa kể việc thực hiện sát khuẩn hay giữ khoảng cách an toàn giữa người bán với người mua, hay giữ người mua với nhau.
Tại các khu vực chợ dân sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc giữ khoảng cách tối thiếu giữa người mua và người bán dường như là không thể thực hiện |
“Tôi nghĩ, cần phải có biện pháp xử phạt việc giữ khoảng cách tại các điểm công cộng, các chợ dân sinh, cửa hàng tiện tích…như xử phạt việc không đeo khẩu trang, có như vậy người dân mới hình thành được ý thức tự giác”, chị Ngọc Anh bộc bạch.
Cũng liên quan đến vấn đề trên, theo ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, việc khuyến cáo người dân đứng cách xa 2m khi đi mua sắm tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng nhu yếu phẩm như hiện nay dường như chưa đủ. Để người dân có ý thức hơn, có lẽ cần phải có những biện pháp răn đe, chế tài mạnh hơn.
Theo ông Phú, khi đến những nơi công cộng, các điểm mua sắm có kẻ, dán vạch phân cách thì người dân phải thực hiện nghiêm túc. Nếu không tuân thủ thì cần phải có biện pháp chế tài nghiêm minh. Thậm chí, đối với những cơ sở, cửa hàng kinh doanh thực phẩm cũng cần đưa ra các biện pháp yêu cầu khách hàng thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách, nếu không chấp hành thì không cho thanh toán trước… việc giữ khoảng cách không chỉ là sự văn minh, mà còn là sự an toàn trong thời điểm chúng ta đang tích cực phòng, chống dịch COVID-19.
Hiện nay nhiều nước trên thế giới, họ triển khai việc sếp hàng, giữ khoảng cách khi mua sắm, thanh toán tại các nơi công cộng rất tốt. Đặc biệt là trong thời gian dịch COVID-19 hoành hành, việc giữ khoảng cách là việc làm đảm bảo sự an toàn cho tất cả mọi người. Mới đây, Ấn Độ thậm chí đã triển khai việc khoang tròn vạch sơn để làm điểm phân định khoảng cách cho người dân khi mua sắm, nếu ai không thực hiện sẽ bị xử phạt.
“Tôi nghĩ, nếu người dân không tự ý thức được việc giữ khoảng cách tối thiểu tại các chợ, cửa hàng tiện ích…thì cần thiết phải áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm khắc. Có như vậy, ý thức của người dân mới được hình thành và chúng ta mới đảm bảo an toàn cho cộng đồng, cho xã hội trong việc chung tay cùng Chính phủ phòng, chống COVID-19”, ông Phú cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43