Giữ mãi ngọn lửa nghề

(LĐTĐ) Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021 - 2030 được Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và trọng dụng nhân tài”. Ở Thủ đô Hà Nội, mỗi nhà giáo, bằng những cách khác nhau, đã và đang tham gia vào quá trình đổi mới giáo dục bằng sự tận tâm, tận lực và trách nhiệm.
Kỳ vọng vào sự phát triển của chất lượng giáo dục Thủ đô Tuyên dương 200 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2023 Khen thưởng nhiều tập thể và cá nhân ngành giáo dục quận Hai Bà Trưng

Với kinh nghiệm 25 năm đứng lớp, cô giáo Phan Thị Thục Hạnh - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở (THCS) Phương Mai, quận Đống Đa hiểu rằng, tạo nên một nền tảng kiến thức đã khó, để các em yêu mến, gắn bó và “mỗi ngày đến trường là một ngày hạnh phúc” còn khó hơn rất nhiều. Vì thế, những năm gần đây, cô đã cùng các đồng nghiệp bắt tay vào hành trình xây dựng Trường THCS Phương Mai trở thành “Ngôi trường hạnh phúc”...

Ngay từ khi còn trực tiếp đứng trên bục giảng, làm công tác giảng dạy, cô Phan Thị Thục Hạnh luôn quan niệm: “Trước khi chạm đến trí óc hãy chạm đến trái tim”. Có lẽ, do xuất phát điểm từng giảng dạy môn ngữ văn mà ngoài công tác chuyên môn, cô còn rất quan tâm và trăn trở đến suy nghĩ, tình cảm của học trò, đặc biệt đối với các em ở lứa tuổi mới lớn.

Giữ mãi ngọn lửa nghề
Cô giáo Phan Thị Thục Hạnh tại lễ khai giảng năm học 2023 - 2024.

Chia sẻ về hành trình xây dựng Trường THCS Phương Mai trở thành “Ngôi trường hạnh phúc” - nơi ươm mầm những tài năng, cô Hạnh kể: Được thành lập từ năm 1988, Trường THCS Phương Mai là ngôi trường lâu năm, có truyền thống của ngành giáo dục và đào tạo quận Đống Đa và thành phố Hà Nội. Trải qua nhiều năm trưởng thành và phát triển, các thế hệ thầy giáo, cô giáo đã kế tiếp nhau xây dựng nhà trường…

Câu chuyện tưởng chừng đơn giản, song, để có diện mạo “Ngôi trường hạnh phúc” như ngày hôm nay lại là chặng đường dài, nhiều khó khăn, trở ngại và thậm chí nhiều thử thách, nhất là đoạn đường nước rút trong 2 năm trở lại đây. Mặc dù không còn trực tiếp làm công tác chuyên môn nhưng với kinh nghiệm 25 năm đứng lớp, cô hiểu rằng, tạo nên một nền tảng kiến thức đã khó, để các em yêu mến, gắn bó và “mỗi ngày đến trường là một ngày hạnh phúc” còn khó hơn rất nhiều.

Theo cô Hạnh, khác với cấp Tiểu học, cấp THCS ở độ tuổi các em chập chững trưởng thành. Tiếp cận với các em trong giai đoạn này thực sự không hề dễ hàng. Vì vậy mà ngoài góc học tập, thì một không gian “riêng” là điều cần thiết đối với các em. “Phòng tư vấn tâm lý học đường” của nhà trường ra đời từ lý do đó.

Cô Hạnh cho biết, một nguyên tắc được nhà trường đặt ra với căn phòng “đặc biệt” này là “Lắng nghe - Tôn trọng - Thấu hiểu - Tin tưởng”. Các giáo viên phụ trách công tác này được nhà trường cử đi tập huấn, học tập để trang bị đủ kiến thức giúp học sinh vượt qua những vấn đề tâm lý học đường.

Không chỉ chú trọng đến tâm lý học đường, với cương vị là người đứng đầu nhà trường, cô Hạnh còn rất quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa, giúp học sinh có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Giữ mãi ngọn lửa nghề
Cô giáo Phan Thị Thục Hạnh và các em học sinh tại Ngày sách và văn hóa đọc do nhà trường tổ chức.

“Ngôi trường hạnh phúc” THCS Phương Mai vẫn đang trên con đường hoàn thiện, song, đối với cô Phan Thị Thục Hạnh để ngôi trường ấy tiếp tục phát triển thì không thể không nhắc đến một tập thể cán bộ, giáo viên đoàn kết, luôn chung sức, đồng lòng chở các thế hệ học trò đến bến bờ tri thức. Theo cô Hạnh: “Giáo viên hạnh phúc tạo nên những học sinh hạnh phúc”. Cô luôn tạo điều kiện với tấm lòng của người chị trong gia đình để giáo viên của mình phát huy hết năng lực, dồn tâm, dồn sức với các em học sinh.

Hay chính cô Hạnh, mặc dù ở cương vị Hiệu trưởng nhưng vẫn tham gia công tác đào tạo đội tuyển học sinh giỏi. Chính tình yêu nghề, yêu trò mà cô cố gắng song hành 2 nhiệm vụ quản lý và giảng dạy. Cô Hạnh quan điểm: Nếu có cơ hội, cô sẵn sàng tham gia trên mọi hành trình của học sinh dù đó là xây dựng kiến thức hay xây dựng niềm tin. Đó là điều kiện để làm nên thương hiệu một “Ngôi trường hạnh phúc” THCS Phương Mai trong suốt thời gian qua.

Tại Trường THCS Cầu Giấy, quận Cầu Giấy trong những năm qua cũng đã ghi nhận rất nhiều thành tích của cô giáo Chu Thị Thanh Hiền. Ngày 15/11 vừa qua, Lễ tuyên dương Điển hình tiên tiến, Nhà giáo tiêu biểu ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội năm 2023 đã được tổ chức long trọng tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô. Tại buổi lễ, Trường THCS Cầu Giấy vinh dự khi có ba cô giáo được vinh danh.

Trong đó, cô giáo Chu Thị Thanh Hiền - Tổ trưởng Tổ Văn được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì. Đây chính là phần thưởng cao quý, là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước cho những đóng góp thầm lặng, ý nghĩa của các cô giáo đối với sự nghiệp giáo dục.

Giữ mãi ngọn lửa nghề
Cô giáo Chu Thị Thanh Hiền vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

Cô giáo Chu Thị Thanh Hiền đã đại diện cho hơn 123 nghìn giáo viên, nhân viên và người lao động Thủ đô phát biểu tại buổi lễ. Cô bày tỏ niềm tự hào, biết ơn và hạnh phúc khi được đón nhận giải thưởng cao quý Huân chương Lao động hạng Nhì do Đảng và Nhà nước trao tặng, đồng thời khẳng định sẽ luôn tiếp tục phấn đấu, cống hiến cho sự phát triển của nền giáo dục Thủ đô.

Đối với cô giáo Chu Thị Thanh Hiền, sự nghiệp trồng người chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Những yêu cầu của xã hội, sự đòi hỏi của phụ huynh và mong muốn của học sinh luôn thử thách bản lĩnh và tâm huyết của người thầy. Khi đã chọn nghề dạy học, các thầy, cô cần sự tự trọng và danh dự nghề nghiệp để giữ tâm sáng, chí bền; để vượt lên những vất vả, lo toan, những áp lực, khó khăn, thử thách; để yêu nghề, say nghề và hạnh phúc với nghề.

“Chúng tôi tìm niềm vui trong ánh mắt học trò, chắt chiu từng niềm hạnh phúc nhỏ bé trong mỗi ngày tới trường, niềm hạnh phúc khi thấy học trò ngày hôm nay tiến bộ hơn so với ngày hôm qua, niềm hạnh phúc khi thấy những thế hệ học sinh trưởng thành, trở thành những con người tử tế, có những cống hiến và tỏa sáng trong cuộc đời theo cách riêng của mỗi em”, cô Chu Thị Thanh Hiền tâm sự.

Giữ mãi ngọn lửa nghề
Cô giáo Nguyễn Thu Hà tham gia hoạt động cùng các em học sinh trong Ngày hội STEM năm học 2023 - 2024.

Còn theo cô giáo Nguyễn Thu Hà - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), hầu hết thầy, cô giáo đến với nghề bởi đam mê và khát vọng cống hiến. Chọn đến với nghề đã khó, để gắn bó thủy chung và giữ được lửa nghề lại còn khó hơn.

“Là cán bộ quản lý, chúng tôi rất trân trọng và biết ơn những thầy, cô giáo không quản vất vả, khó khăn, thậm chí sẵn sàng hy sinh để sống và cống hiến cho giáo dục, vì sự đam mê, tâm huyết, vì ý thức được sứ mệnh cao cả và đáng tự hào của nhà giáo”, cô Nguyễn Thu Hà bộc bạch.

Hơn 20 năm gắn bó với nghề dạy học, nhận thức được ý nghĩa và sứ mệnh của nghề nghiệp, bằng một tình yêu lớn với nghề, với trò, cô Nguyễn Thu Hà luôn tự nhắc nhở bản thân phải cố gắng từng ngày, đem trí tuệ và yêu thương, tâm huyết và sáng tạo của mình gửi vào từng việc nhỏ để mang lại những giá trị tích cực nhất cho học sinh, để vững vàng bước tiếp trên hành trình đầy khó khăn nhưng cũng đầy hạnh phúc và tự hào mà cô đã chọn.

Điều cô luôn tâm niệm để sống và cống hiến cho sự nghiệp “trồng người” là: “Không phải ta đã làm bao nhiêu, mà bao nhiêu yêu thương và tâm huyết ta đã thể hiện trong hành động ấy; không phải ta đã trao đi bao nhiêu, mà bao nhiêu yêu thương ta đã gửi vào việc trao đi ấy”.

Cô Nguyễn Thu Hà cũng chia sẻ: “Với vai trò đặc biệt của mình, ngành giáo dục luôn đứng trước những kỳ vọng của toàn xã hội. Những kỳ vọng ấy xuất phát từ những mục đích và mong ước về một nền giáo dục phát triển, tiến bộ. Song trong cuộc sống, đôi lúc xảy ra những việc không như mong muốn. Những lúc đó, không phải chỉ những người thầy, những cán bộ quản lý hay ngành giáo dục, mà cả xã hội cần cùng nhìn lại để chung tay tháo gỡ. Như thế, niềm tin sẽ được củng cố và những nhà giáo tâm huyết, trách nhiệm sẽ không tắt lửa nghề. Từ đó, những bài học quý, những việc làm hay, những hình ảnh tích cực, những tấm gương điển hình sẽ có cơ hội được nhân rộng và lan tỏa”.

Hà Phong - Công Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.

Tin khác

Chuyện về người cán bộ Công đoàn tâm huyết

Chuyện về người cán bộ Công đoàn tâm huyết

(LĐTĐ) Làm doanh nghiệp đã khó, tham gia công đoàn lại đảm đương chức Chủ tịch công việc còn bộn bề và khó hơn nhiều. Song vượt qua tất cả, anh Mã Chí Linh Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng Đại Phú Phát đã không ngừng nỗ lực để hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Minh chứng sinh động nhất, anh là một trong những Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội vinh danh.
Cô Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non hết mình với nghề

Cô Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non hết mình với nghề

(LĐTĐ) Trong những năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Quyên - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Nam Tiến B, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, luôn nhiệt tình và đi đầu trong công việc, thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động do ngành giáo dục huyện, nhà trường phát động…
Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Anh Ngô Minh Khôi, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Tô Hiệu (Liên đoàn Lao động huyện Thường Tín) đã được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tặng Bằng khen “Thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua và hoạt động Công đoàn năm học 2023-2024”.
Nữ bác sĩ 9X nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu khoa học

Nữ bác sĩ 9X nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu khoa học

(LĐTĐ) Bác sĩ Dương Thị Trà Giang (bác sĩ nội trú tại Khoa Đẻ thường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), luôn được đồng nghiệp và bệnh nhân quý mến khi mang trong mình sự nhiệt huyết với nghề y và lòng đam mê nghiên cứu khoa học. Với nhiều sáng kiến y khoa xuất sắc, chị đã góp phần chăm sóc sức khỏe sản phụ và thai nhi, được vinh danh là một trong 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
Chuyện về một giáo viên giàu lòng nhân ái

Chuyện về một giáo viên giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Cô Trịnh Thị Vinh - giáo viên Trường Mầm non Hương Sơn B (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) là một người luôn năng nổ, nhiệt tình và chủ động trong công việc, hết lòng với học sinh thân yêu. Cô cũng là người tích cực với hoạt động thiện nguyện để giúp đỡ những mảnh đời khó khăn.
Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã hết mình với công việc

Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã hết mình với công việc

(LĐTĐ) Với 64 tuổi đời, 41 năm tuổi Đảng, hơn 30 năm trải nghiệm qua nhiều cương vị công tác; ông Nguyễn Trung Tuyến - Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, luôn phát huy tốt vai trò, cùng tập thể vượt qua khó khăn, thử thách hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn “sắm vai” người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn “sắm vai” người lao động

(LĐTĐ) Gắn bó với doanh nghiệp từ ngày đầu thành lập và trong gần 30 năm qua, đồng chí Vũ Thúy Nga - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Trung Thành (thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai), đã nỗ lực, tâm huyết đưa tổ chức Công đoàn đồng hành với sự phát triển của Công ty; khuyến khích tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, tạo môi trường làm việc vui vẻ, đoàn kết, thân thiết.
Người hiến đất mở đường, xây dựng nông thôn mới

Người hiến đất mở đường, xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Con đường nối liền thôn xóm được bê tông hóa, rộng, sạch, đẹp mang đến niềm vui không nhỏ cho người dân thôn Chân Chim (xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Để có được con đường này, anh Nguyễn Văn Hanh (chủ trang trại Minh Phú, thôn Chân Chim, xã Phúc Lâm) cùng gia đình đã người tiên phong hiến đất mở rộng đường xây dựng nông thôn mới.
Người nông dân tâm huyết "giữ lửa" nghề truyền thống ở Hạ Mỗ

Người nông dân tâm huyết "giữ lửa" nghề truyền thống ở Hạ Mỗ

(LĐTĐ) Mạnh dạn phát triển mô hình kinh doanh tổng hợp, anh Bùi Quang Nam (xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm cho hàng chục lao động và giúp đỡ nhiều hộ khó khăn về vốn, vật tư, kỹ thuật, kinh nghiệm. Anh được vinh danh “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2019 - 2023.
Chủ tịch Công đoàn trường mầm non luôn tâm huyết với nghề

Chủ tịch Công đoàn trường mầm non luôn tâm huyết với nghề

(LĐTĐ) Với những cố gắng nỗ lực cùng sự tâm huyết với nghề, cô giáo Nguyễn Thị Huyền - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Minh Tân (xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) luôn ý thức và đi đầu thực hiện phong trào "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học - sáng tạo", “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”…
Xem thêm
Phiên bản di động