Giữ nét đẹp văn hóa đi lễ chùa
Lễ hội hoa anh đào Hà Nội kéo dài thêm một ngày | |
Việt Nam có 2 phim dự Liên hoan phim Pháp ngữ 2017 | |
Người dân Hà Nội đội mưa đi ngắm hoa anh đào |
Ảnh:Khám phá |
Váy ngắn, áo xuyên thấu vẫn vào chùa
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, trước đây, ông cha ta thường ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề, nghiêm túc khi đi lễ chùa. Đàn ông mặc áo the, khăn xếp, đi guốc mộc; đàn bà mặc áo mớ ba, mớ bảy, áo tứ thân hoặc áo dài, đầu đội khăn mỏ quạ hay nón quai thao. Mấy chục năm trở lại đây, đàn ông thì mặc comple, đeo cà vạt, đi giày; còn với phụ nữ, trang phục đã có sự thay đổi, nhưng vẫn quy ước ngầm phải ăn mặc tươm tất, lịch sự để thể hiện sự tôn nghiêm nơi cửa Phật.
Đáng buồn, hiện nay, không ít người, nhất là người trẻ, không ngại ăn mặc thiếu kín đáo nơi cửa chùa. Dạo quanh các chùa Trấn Quốc, Quán Sứ…, chẳng khó khăn gì để bắt gặp các cô gái trẻ trung diện áo giấu quần, váy ngắn, áo xuyên thấu, quần tất lưới... chắp tay lễ Phật. Mặc dù, ở một số ngôi chùa như Trấn Quốc, Một Cột… đều có tấm biển ghi rõ “Đề nghị quý khách lưu tâm, không mặc quần áo ngắn vào chùa”, song dường như phái đẹp cố tình không nhìn thấy những lời nhắc nhở này.
Giáo dục là gốc rễ
Ở một số nước trên thế giới, nhiều đền, chùa chuẩn bị sẵn khăn quấn, áo có tay để “hỗ trợ” khách tham quan, du lịch, nếu họ có ăn mặc hơi "thoáng". Ở Việt Nam, một số đền, chùa cũng có dịch vụ này như đền Bảo Hà (Lào Cai), có dịch vụ cho du khách thuê trang phục khi vào lễ.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ (TS) mỹ học Thế Hùng, giải pháp này chỉ phù hợp với khách du lịch quốc tế, vì vừa giúp họ “nhập gia tùy tục”, vừa kích thích phát triển du lịch nước nhà. Còn đối với người dân Việt Nam thì vẫn phải “đánh” vào ý thức, môi trường giáo dục.
Đồng quan điểm, PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển bày tỏ: “Chúng ta cần một quá trình để giáo dục đến nơi đến chốn, mặt khác vẫn cần những quy định. Đây là trách nhiệm của các cơ quan chức năng và toàn cộng đồng để tạo ra dư luận xã hội, nhằm từng bước chấm dứt tình trạng này”. Trong bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng mà TP Hà Nội sắp ban hành cũng hướng đến cả lời khuyên ăn mặc nơi đình, chùa, nhằm chấn chỉnh việc mặc của người dân khi đi lễ chùa.
Đi lễ chùa là truyền thống văn hóa có từ hàng nghìn năm nay của dân tộc Việt Nam. Giữ gìn văn minh nơi cửa chùa, đặc biệt là cách ăn mặc cũng chính là giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Văn hóa 24/11/2024 08:32
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46