Giữ tiếng chiêng ngân xa

(LĐTĐ) Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô đến nay, những tiết mục biểu diễn chiêng Mường đã trở thành món khai vị độc đáo trong các bữa tiệc văn hóa - nghệ thuật của người dân Hà Nội. Để có được sự phổ biến rộng rãi như vậy là nhờ sự góp sức rất lớn của cộng đồng và những nghệ nhân dân gian. Ở xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) cũng vậy, bên cạnh những nỗ lực phát triển kinh tế, những người dân nơi đây luôn âm thầm gìn giữ văn hóa cồng chiêng.
Tiếng Chiêng Mường ngân vang giữa Thủ đô Phát huy tốt nội lực để "tiếng chiêng" ngoại giao Việt Nam mạnh mẽ, vang xa

Sản phẩm văn hóa đặc biệt

Ðường về xã Tiến Xuân những ngày này thật thơ mộng. Bên trục đường bê tông được trải nhựa phẳng phiu là những cánh đồng lúa trổ bông thơm ngát, hoa phù dung đón hè khoe sắc. Mải ngắm cảnh nên tôi rẽ ngang, nhầm đường mấy lần. May thay, lần nào cũng vậy, đều có những người dân chất phác nhiệt tình chỉ đường. Đến xã Tiến Xuân, đang không biết phải hỏi về cồng chiêng như thế nào thì một cụ bà áng chừng 60 tuổi khoát tay bảo, cứ đến ngã ba đầu thôn Ðồng Dâu, hỏi thăm đội cồng chiêng là rõ.

Giữ tiếng chiêng ngân xa
Cồng chiêng là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Tiến Xuân. (Ảnh: Giang Nam, chụp trước ngày 27/4)

Nhắc đến đội cồng chiêng nơi đây cũng thực lạ. Phong trào văn hóa văn nghệ nơi dải đất này phát triển đến mức gần như chị em phụ nữ trong vùng đều biết chơi chiêng. Là người trực tiếp dàn dựng và đưa các đội đi biểu diễn nghệ thuật chiêng Mường nhiều năm qua, Nghệ nhân Ưu tú Bùi Thị Bích Thìn (dân tộc Mường, xã Tiến Xuân) đã có rất nhiều kỷ niệm vui sau mỗi lần trình diễn chiêng phục vụ công chúng Thủ đô cũng như không ít chuyện về gây dựng phong trào văn nghệ địa phương.

Nghe kể, năm 2009, để giữ gìn và phát triển nét văn hóa cồng chiêng đặc sắc, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất đã đầu tư sáu bộ cồng chiêng cho ba xã Yên Bình, Yên Trung và Tiến Xuân để người dân sử dụng với mục đích khôi phục nghệ thuật truyền thống của đồng bào Mường. Không ai khác, nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn đã được chọn để truyền dạy nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng. Có nhạc cụ, có con người, nhưng cồng chiêng vẫn… trầm. Bà Thìn lại tụ họp một số nghệ nhân, chị em trong xã bàn cách làm sao để nhiều người biết đến cồng chiêng hơn nữa. Với quyết tâm của những người nhiệt tình, yêu văn hóa, đội cồng chiêng ở các thôn đã quyết định thành lập Câu lạc bộ Cồng chiêng và hát dân ca xã Tiến Xuân, chính thức ra mắt tháng 10/2014 trong niềm vui của người dân toàn xã và một số xã bạn. Bà Thìn được đề bạt làm chủ nhiệm.

Với người dân Tiến Xuân, chiêng không chỉ giản đơn là một loại nhạc cụ dân tộc, mà ẩn chứa sau mỗi chiếc chiêng, bộ chiêng, bài chiêng còn là một câu chuyện văn hóa, tâm linh chan chứa niềm tự hào, tình yêu đối với bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi người con xứ Mường. Cũng như những nốt trầm bổng của một bài chiêng, chiêng Mường đã có những giai đoạn thịnh - suy, có lúc tưởng chừng mai một, biến mất trước khi được trân trọng, bảo tồn, phát triển.

Chị Tạ Thị Tâm (sinh năm 1970) thành viên Ðội cồng chiêng chia sẻ: Chiêng cũng có sự khác biệt giữa các vùng miền. Chẳng hạn, nếu như cồng chiêng ở Tây Nguyên chủ yếu do nam giới đánh bằng khuỷu tay thì chiêng Mường phần lớn là do phụ nữ cầm dùi để gõ. Một bộ chiêng Mường đầy đủ thường có 12 chiếc, tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Mỗi chiếc giữ một vai trò khác nhau trong bộ âm: Bùng, bính, boong. Nghệ thuật biểu diễn chiêng Mường là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tập thể và sự hài hòa trong cách đưa tay của từng cá nhân.

Chị Ðặng Thị Tâm, thành viên Ðội cồng chiêng 1 chia sẻ: Một bộ cồng chiêng Mường đầy đủ thường có 12 chiếc, tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Mỗi chiếc giữ một vai trò khác nhau trong bộ âm: Bùng, bính, boong và mỗi người khi chơi phải ăn khớp một cách nhuần nhuyễn. Ðể có âm thanh hay, người chơi phải gõ đúng chính giữa, lúc cầm dùi phải thả lỏng tay, đưa tay nhẹ nhàng nhưng không phải là múa chiêng, nếu không âm thanh sẽ không vang.

Nỗ lực giữ gìn

Trong câu chuyện với người dân nơi đây, tôi được biết Tiến Xuân hôm nay đã có những đổi thay tích cực. Ông Đinh Công Lực - Trưởng Thôn 3 kể, chỉ trong vòng ít năm Tiến Xuân được Thành phố và huyện quan tâm đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Tiến Xuân đã huy động được hàng chục tỷ đồng, hàng ngàn ngày công lao động đổ bê tông hóa đường làng, ngõ xóm.

Nhờ huy động được nhiều nguồn lực của huyện và Thành phố, đồng thời khai thác tốt lợi thế, tiềm năng, đến nay, cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế, các công trình phúc lợi của xã đã được xây dựng và tu sửa khang trang. Cá nhân ông Đinh Công Lực càng phấn khởi hơn khi chứng kiến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong xã được nâng cao rõ rệt. Minh chứng dễ thấy là việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của nghệ thuật cồng chiêng được Thành phố, chính quyền và nhân dân rất quan tâm gìn giữ.

Giữ tiếng chiêng ngân xa
Việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của nghệ thuật cồng chiêng được Thành phố, chính quyền và nhân dân rất quan tâm gìn giữ. (Ảnh: Giang Nam, chụp trước ngày 27/4)

Được biết, ngoài Tiến Xuân hiện một số nơi ở huyện Thạch Thất còn tổ chức cho đồng bào đi tham quan, tập huấn nghệ thuật diễn tấu chiêng tại Hòa Bình. Và thực tế, biểu diễn chiêng Mường đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong các chương trình văn hóa, nghệ thuật, lễ hội ở Thủ đô... Các đội cồng chiêng của huyện Thạch Thất nói chung và Tiến Xuân nói riêng đã giành được nhiều giải thưởng cao tại các hội thi, hội diễn liên hoan nghệ thuật quần chúng cấp huyện và Thành phố, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả.

Được chú trọng quan tâm, tuy nhiên, điều băn khoăn của chúng tôi khi tiếp xúc, trò chuyện với các nghệ nhân, những người biểu diễn cồng chiêng ở nơi đây thì việc lưu giữ bộ môn nghệ thuật này cũng gặp không ít khó khăn, bởi thành viên là những người chơi thành thạo chủ yếu là lớp cao tuổi, phụ nữ. Hiện nay, do sản xuất ồ ạt và thương mại hóa nên nhiều bộ chiêng âm thanh không được chuẩn như trước. Các câu lạc bộ cồng chiêng ở các thôn hoạt động chủ yếu trên tinh thần đam mê nhiệt huyết là chính, sự hỗ trợ kinh phí hoạt động còn rất hạn chế.

Quanh câu chuyện gìn giữ cồng chiêng, chị Tâm cùng các nghệ nhân, các thành viên Câu lạc bộ đều mong bản thân luôn giữ được nhiệt huyết, có sức khỏe để truyền dạy, giao lưu, phát huy những giá trị văn hóa. “Với cồng chiêng, người đánh phải biết cách sử dụng về thanh âm, bức âm. Nên chúng tôi luôn cùng nhau giữ tinh thần, cùng học và làm cho cồng chiêng cất tiếng. Mỗi thôn đều có một đội cồng chiêng thường xuyên luyện tập, giao lưu với nhau và với các đội cồng chiêng ở những xã, huyện khác”, chị Tâm chia sẻ.

Rời Tiến Xuân, tôi ngẩn ngơ trong âm hưởng trầm hùng của giàn cồng chiêng. Hôm nay, cồng chiêng đã giúp nơi đây trở thành vùng văn hóa và vẫn đang tiếp tục tỏa sáng. Trong sự phát triển của văn hóa, tôi để ý thấy ven đường, trước cổng nhà của nhiều hộ dân có những vạt hoa rực rỡ khoe sắc thắm. Mỗi chiều, người dân đều dành chút thời gian để chăm sóc, tưới hoa, tô đẹp thêm cho vùng quê yên bình.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.
Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu phải có các phương án để Thành phố xử lý ngay, hỗ trợ kịp thời cho người dân, cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn khắc phục sau bão số 3 và mưa, lũ sau bão gây ra.
Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Quận ủy Nam Từ Liêm đã tổ chức vòng chung khảo Hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi với chủ đề "70 năm Ngày giải phóng Thủ đô".
Xem thêm
Phiên bản di động