Giữ vững ổn định quan hệ lao động
Các cấp Công đoàn góp phần ổn định quan hệ lao động Hơn 99% người lao động đã quay trở lại làm việc Chú trọng nắm bắt tình hình quan hệ lao động tại địa phương |
Nắm bắt kịp thời
Dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp đã khiến đời sống, việc làm của người lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng đó, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tích cực, chủ động nắm chắc tình hình quan hệ lao động tại doanh nghiệp và thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa, tham gia giải quyết các cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, góp phần giảm số vụ tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công xảy ra.
Lãnh đạo LĐLĐ huyện Đông Anh thăm, động viên người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19. Ảnh: Mai Quý |
Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần vừa qua, trên địa bàn Thành phố xảy ra một vụ ngừng việc tập thể tại Công ty TNHH Fit Active Việt Nam (khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh). Nguyên nhân là do người lao động không đồng ý với quyết định thưởng Tết năm 2022 của công ty là 0,35% tháng lương và 0,15 tháng lương (lương cơ bản + phụ cấp của từng lao động).
Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh, LĐLĐ Thành phố đã chỉ đạo Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động, Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan (gồm Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, Đồn Công an khu công nghiệp Quang Minh, Công an huyện Mê Linh và Phòng PA04 Công an thành phố Hà Nội) làm việc với lãnh đạo Công ty để giải quyết vụ việc.
Với sự vào cuộc trách nhiệm trên tinh thần vì đoàn viên, người lao động và đồng hành với doanh nghiệp của tổ chức Công đoàn, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Fit Active Việt Nam đã đồng ý và thông báo nâng mức thưởng Tết năm 2022 cho người lao động lên mức 0,4 tháng lương, riêng đối với 23 lao động trong năm 2021 có hành vi vi phạm lỗi bị trừ thành tích thì mức tiền thưởng là 0,35 tháng lương.
Sau đó, Công đoàn đã tuyên truyền, vận động người lao động quay lại làm việc, chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp. Nhờ đó, hơn 100 người lao động đã nhất trí đồng thuận ra về, ngày làm việc tiếp theo, toàn bộ người lao động của Công ty TNHH Fit Active Việt Nam đã quay trở lại vị trí làm việc bình thường.
Ngoài vụ việc trên, tình hình quan hệ lao động trên địa bàn Thành phố đến nay vẫn ổn định, không xảy ra hiện tượng tranh chấp lao động, đình công, ngừng việc tập thể kéo dài. Đa số người lao động đã nhận thức đúng đắn và chia sẻ với những khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19, khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh.Có thể khẳng định, chính nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có sự chủ động tham gia tích cực, có hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã góp phần giữ vững ổn định quan hệ lao động trên địa bàn Thành phố.
Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, đời sống việc làm của người lao động tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, thời điểm sau Tết Nguyên đán đã xảy ra một số vụ ngừng việc tập thể ở một số tỉnh, thành phố, tiềm ẩn nguy cơ lây lan tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công tại các địa phương nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.
Để tiếp tục chủ động ứng phó với diễn biến tình hình quan hệ lao động, phòng ngừa, tham gia giải quyết hiệu quả các cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, LĐLĐ thành phố Hà Nội đã yêu cầu LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên cơ sở tập trung triển khai nhiều giải pháp.
Trong đó, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn người sử dụng lao động tích cực quan tâm, chăm lo việc làm, thu nhập của người lao động; tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động sẵn sàng đồng hành chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp, góp phần tạo sự ổn định, phát triển bền vững của doanh nghiệp và nâng cao đời sống, thu nhập của người lao động.
Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai nhiều giải pháp để ổn định quan hệ lao động tại doanh nghiệp (Ảnh: Mai Quý) |
Đối với các địa bàn có đông doanh nghiệp và người lao động, nhất là tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất, LĐLĐ Thành phố yêu cầu cần chủ động kết nối giữa Công đoàn cấp trên cơ sở với các Chủ tịch Công đoàn cơ sở qua mạng Zalo hoặc thiết lập các hình thức kết nối phù hợp để nắm bắt, chia sẻ thông tin cập nhật tình hình tâm tư, nguyện vọng, chế độ chính sách đối với người lao động… tại các doanh nghiệp trên địa bàn, kịp thời phối hợp với các cơ quan, ban, ngành chức năng có giải pháp xử lý hiệu quả ngay khi có tranh chấp lao động xảy ra.
LĐLĐ Thành phố cũng yêu cầu các cấp Công đoàn chủ động phối hợp, tổ chức các cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa Công đoàn, người lao động, doanh nghiệp với lãnh đạo chính quyền đồng cấp để kịp thời nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, quan hệ lao động của các doanh nghiệp. Qua đó phản ánh tâm tư, nguyện vọng, các ý kiến kiến nghị, đề xuất của đoàn viên, người lao động đến các cấp chính quyền nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ Công đoàn cơ sở, doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
Cạnh đó, các Công đoàn cấp trên cơ sở cần tập trung chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn Công đoàn cơ sở chủ động phối hợp, đề xuất với người sử dụng lao động thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức các hoạt động đối thoại định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật; xây dựng, triển khai các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể ngay tại cơ sở.
Đặc biệt, LĐLĐ Thành phố yêu cầu các Công đoàn cấp trên cơ sở phối hợp với cơ quan chuyên môn, chính quyền đồng cấp rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giải thể, có chủ bỏ trốn, nợ lương, không có khả năng trả thưởng, có nguy cơ tranh chấp lao động để có phương án ngăn chặn, hỗ trợ, giải quyết kịp thời, giảm thiểu tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công tự phát xảy ra.
Trong trường hợp có xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, Công đoàn cần kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền đồng cấp hỗ trợ, hướng dẫn Công đoàn cơ sở, người lao động, người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng giải quyết, xử lý nhanh nhất, không để xảy ra ngừng việc tập thể kéo dài, lây lan./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42