Gỡ vướng nhà lưu trú cho công nhân
Đề xuất 8 khu đất để xây nhà lưu trú cho công nhân TP.HCM khởi công dự án Nhà lưu trú cho công nhân với 360 căn hộ |
Giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư
Quan điểm của Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường khi cho ý kiến về Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), tại Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội có rất nhiều điểm mới quan trọng, được dư luận đặc biệt quan tâm như về thời hạn sở hữu nhà chung cư, các chính sách nhà ở xã hội, nhà lưu trú dành cho công nhân...
Ảnh minh họa |
Đồng tình với đề xuất giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cũng đề nghị Ban soạn thảo cần có giải trình đầy đủ để bảo đảm tính pháp lý cho đề xuất này.
Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân là quy định mới so với Luật Nhà ở hiện hành. Theo Chủ tịch Quốc hội, trách nhiệm xây dựng nhà ở xã hội là trách nhiệm của Nhà nước, của chính quyền địa phương.
Nếu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quỹ đất riêng, phù hợp với quy hoạch thì được quyền đầu tư nhà ở xã hội cho công nhân. Tuy nhiên, quy định này phải phù hợp với pháp luật về công đoàn, đấu thầu và các pháp luật khác có liên quan.
Báo cáo tổng kết việc thi hành Luật Nhà ở 2014 và định hướng sửa đổi Luật Nhà ở của Bộ Xây dựng cho biết, trong thực tế một số tổ chức như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có nguồn lực tài chính, đã thực hiện đầu tư trực tiếp vào một số dự án nhà ở thuộc khu thiết chế của công đoàn tại một số địa phương có mong muốn tham gia làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở cho công nhân.
Tuy nhiên, Luật Nhà ở năm 2014 chưa có quy định cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nói chung và nhà ở phục vụ cho công nhân khu công nghiệp nên thiếu cơ sở pháp lý để triển khai trên thực tế.
Do đó, Bộ Xây dựng đề xuất bổ sung quy định cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại khu công nghiệp theo pháp luật về nhà ở.
Cân nhắc đối tượng được ở nhà lưu trú
Về đối tượng được hưởng chính sách nhà lưu trú cho công nhân, Ủy ban thẩm tra cho rằng, quy định “chuyên gia” (bao gồm cả chuyên gia nước ngoài) và “người lao động” đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thuộc đối tượng này là chưa phù hợp.
Vì, nhiều đối tượng trong số này không phải là người có thu nhập thấp, có khó khăn về chỗ ở, có thể dẫn đến nguy cơ lạm dụng mục đích xây dựng nhà lưu trú cho công nhân nhưng sử dụng không đúng đối tượng. Do đó, cần bỏ nhóm đối tượng “chuyên gia” và “người lao động có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân” ra khỏi nhóm đối tượng được thuê nhà lưu trú dành cho công nhân.
Về xây dựng nhà lưu trú cho công nhân trong khu công nghiệp, Thường trực Ủy ban Pháp luật và một số Ủy ban tham gia thẩm tra nhận thấy quy định nêu trên của dự thảo Luật không thống nhất với quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai hiện hành và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là phần diện tích đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp phải nằm ngoài phạm vi ranh giới địa lý của khu công nghiệp.
Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng, việc xây dựng nhà lưu trú cho công nhân không nên đưa vào khu công nghiệp nhằm bảo đảm an toàn lao động, an ninh trật tự trong khu công nghiệp, nhất là những khu công nghiệp lớn, có đông người lao động làm việc. Đồng thời, chuyên gia hoặc người lao động nước ngoài tại Việt Nam ngày càng đến nhiều trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nếu ở tập trung trong khu công nghiệp thì việc quản lý hành chính về trật tự và an ninh chính trị sẽ có nhiều phức tạp, khó khăn.
Bên cạnh đó, Ban quản lý các khu công nghiệp không phải là một cấp quản lý nhà nước nên khó có khả năng triển khai đầy đủ các biện pháp quản lý an toàn, an ninh, trật tự so với công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương trên địa bàn.
Theo Dự thảo Luật, nhà lưu trú công nhân là nhà chung cư hoặc nhà liền kề một tầng phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng; tiêu chuẩn diện tích nhà lưu trú công nhân theo quy định của Chính phủ.
Đồng thuận địa điểm xây dựng thiết chế công đoàn
Hiện, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang triển khai đầu tư xây dựng thí điểm 2 Thiết chế Công đoàn tại tỉnh Hà Nam và Tiền Giang. Trong đó Dự án Thiết chế Công đoàn tại Khu công nghiệp Đồng Văn II, tỉnh Hà Nam có quy mô 4,04 ha, với tổng số 976 căn hộ, hiện nay đã hoàn thành giai đoạn 1 với số lượng khoảng hơn 300 căn hộ. Dự án Thiết chế Công đoàn tại Khu công nghiệp Mỹ Tho - Cụm công nghiệp Trung An tỉnh Tiền Giang có quy mô 3,05 ha, với 998 căn hộ, hiện đang được triển khai đầu tư xây dựng.
Ngoài ra, hiện nay Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang phối hợp với một số địa phương chuẩn bị công tác đầu tư thiết chế công đoàn, với 10 địa phương có văn bản giới thiệu, chấp thuận địa điểm xây dựng thiết chế công đoàn.
Tổng Liên đoàn đã ban hành các Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư công trình văn hóa thể thao thuộc quy hoạch khu thiết chế Công đoàn tại 5 địa phương, chuẩn bị đầu tư dự án tại 11 địa phương; đã tổ chức ký quy chế phối hợp xây dựng thiết chế công đoàn với 14 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...
Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tính đến năm 2020 có khoảng 2,7 triệu công nhân khu công nghiệp, trong đó có khoảng 1,2 triệu công nhân có nhu cầu về nhà ở. Theo mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 sẽ phấn đấu đáp ứng cho khoảng 70% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở (tương đương 840.000 người). Tuy nhiên, kết quả phát triển nhà ở xã hội cho công nhân chưa đáp ứng được nhu cầu. Đến nay mới hoàn thành việc đầu tư xây dựng 126 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 62.700 căn hộ, với tổng diện tích 3.135.000m2; đang tiếp tục triển khai 127 dự án với quy mô xây dựng khoảng 160.900 căn hộ, tổng diện tích 8.045.000m2. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 16:31
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 12:19
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50