Góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền

Đổi mới tư duy từ nền hành chính quản lý sang nền hành chính phục vụ, thời gian qua, nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có các sáng kiến, mô hình sáng tạo nhằm rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ở địa phương, qua đó góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả Mô hình “Ngày thứ Ba không viết, không giấy hẹn” Cải cách hành chính chỉ thực sự hiệu quả khi chúng ta “đo, đếm” được

Nhiều mô hình sáng tạo

Những năm qua, Hà Nội luôn chú trọng việc nghiên cứu, đề xuất các sáng kiến cải cách TTHC nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho cá nhân, tổ chức và cơ quan Nhà nước, mà vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Thực hiện chủ trương của Thành phố, nhiều địa phương đã và đang triển khai các mô hình sáng kiến, giải pháp hay mang lại hiệu quả thiết thực.

Từ ngày 20/6/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Ba Vì đã triển khai thực hiện mô hình “Giờ làm việc thứ 9” tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả TTHC. Với mô hình này, cán bộ, công chức tăng thời gian làm việc thêm 1 tiếng đồng hồ (ngoài giờ hành chính) để phục vụ người dân có nhu cầu giải quyết các TTHC mà không có thời gian đến bộ phận Một cửa các cấp trong giờ hành chính. Mô hình này được thực hiện tại bộ phận Một cửa của UBND huyện, xã (mô hình áp dụng chung cho các TTHC có phát sinh hồ sơ).

Cùng thời gian này, UBND huyện Ba Vì cũng tổ chức triển khai mô hình “Tra cứu TTHC mã QR tại nhà văn hóa các thôn”. Theo đó, công dân có nhu cầu thực hiện các TTHC, dịch vụ công trực tuyến bằng các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính… sẽ không cần đến bộ phận Một cửa các cấp. Thay vào đó, công dân đến nhà văn hóa thôn có mạng wifi tại địa phương để tra cứu và thực hiện các TTHC bằng mã QR dán sẵn tại nhà văn hóa thôn. Dù thời gian triển khai chưa lâu, nhưng bước đầu đã nhận được sự phản hồi tích cực từ người dân.

Góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền
Cán bộ quận Bắc Từ Liêm hướng dẫn người dân thực hiện TTHC theo hình thức số hóa. (Ảnh: L.T)

Tương tự, tại quận Bắc Từ Liêm, thời gian qua, quận đã triển khai 2 mô hình mới là Mô hình đổi mới phương thức “Thông tin, tuyên truyền về công tác cải cách hành chính (CCHC) thông qua tổ chức Hội thi Công chức làm việc tại bộ phận Một cửa” và Mô hình “Số hóa nộp hồ sơ cấp giấy phép xây dựng tại cấp phường”.

Trong đó, Mô hình đổi mới phương thức “Thông tin, tuyên truyền về công tác CCHC thông qua tổ chức Hội thi Công chức làm việc tại bộ phận Một cửa” được Thành phố quan tâm, đánh giá cao về sáng kiến, tính hiệu quả và khả năng nhân rộng.

Mô hình “Số hóa nộp hồ sơ cấp giấy phép xây dựng tại cấp phường” cũng nhận được kết quả tích cực khi qua hơn 2 tháng triển khai đã hỗ trợ được 97 người dân trên địa bàn 2 phường Thượng Cát, Cổ Nhuế 2 nộp hồ sơ cấp phép xây dựng qua mạng mà không phải đến Bộ phận Một cửa UBND quận để thực hiện.

Còn tại quận Nam Từ Liêm, theo Trưởng phòng Nội vụ UBND quận Nguyễn Thị Hoài Thu, những năm qua, quận Nam Từ Liêm đã triển khai đồng bộ 6 nội dung công tác CCHC, trong đó, là địa phương đầu tiên của Hà Nội xây dựng mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện và trách nhiệm” tại quận và 10 phường, đã nhận được sự ủng hộ đánh giá cao của người dân.

Đáng chú ý, UBND quận đã xây dựng, triển khai thực hiện một số chuyên đề CCHC với những giải pháp nổi bật nhằm nâng cao chất lượng công tác CCHC trên địa bàn, như: Mô hình “Một cửa đô thị hiện đại” thí điểm tại UBND 2 phường Trung Văn, Mỹ Đình 1 và nhân rộng ra nhiều phường; giải pháp “Ngày không viết”, “Ngày không đợi” tại các bộ phận “một cửa” và nhiều mô hình CCHC hiệu quả khác.

“Với những nỗ lực đó, Nam Từ Liêm liên tục nằm trong nhóm quận, huyện có chỉ số CCHC dẫn đầu Thành phố. Trong 2 năm 2022 - 2023 quận đứng thứ 2/30 quận, huyện, thị xã về chỉ số CCHC”, Trưởng phòng Nội vụ quận Nam Từ Liêm chia sẻ.

Tiếp tục nhân rộng các mô hình hay

Nhằm xây dựng những “phường thông minh” thông qua thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số trong chính quyền phường để tăng cường tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền, đầu năm 2024, quận Nam Từ Liêm cho ra mắt mô hình chuyển đổi số trong CCHC tại phường Phương Canh, trong đó đã xây dựng “Cổng thông tin điện tử phường” trên nền tảng Zalo OA.

Theo đó, với sự hỗ trợ của Tổ công tác thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, phường Phương Canh đã xây dựng thành công mô hình chuyển đổi số toàn diện dựa trên 3 lĩnh vực gồm: Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số, trong đó thực hiện 4 nhiệm vụ: Xây dựng kênh Zalo OA chính thức của Đảng ủy - UBND phường; lắp camera giám sát tại các điểm trục chính để bảo đảm an ninh trật tự; xây dựng mô hình chính quyền điện tử, nâng cao sự hài lòng của người dân khi thực hiện TTHC; thực hiện “Nhà trọ chuyển đổi số phường Phương Canh”.

Góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền
Công chức UBND phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm) hướng dẫn người dân dùng căn cước công dân để quét mã, đăng ký giải quyết TTHC (Ảnh: L.N)

Bên cạnh đó, UBND phường đã phối hợp Tổ công tác Bộ Thông tin và Truyền thông xác định hiện trạng, từ đó tiến hành cải tạo nâng cấp hệ thống “Một cửa điện tử”. Với việc lắp đặt những máy móc thiết bị mới, đã giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC cho doanh nghiệp, người dân.

Theo lãnh đạo quận Nam Từ Liêm, để đưa nền hành chính của quận ngày càng hoàn thiện theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, bên cạnh ra mắt mô hình chuyển đổi số trong CCHC tại phường Phương Canh, quận cũng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực trong công tác CCHC, chuyển đổi số như: Phát động cuộc thi “Tìm hiểu và tuyên truyền về công tác CCHC, chuyển đổi số và Đề án 06/CP”; phát động phong trào thi đua thực hiện mô hình, giải pháp “Tối ưu hóa quy trình và rút ngắn tối đa thời gian giải quyết TTHC nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân”; giới thiệu mô hình “Một cửa số” tại phường Mỹ Đình 2...

Thời gian tới, quận tiếp tục thực hiện “Một cửa đô thị hiện đại” gắn với “chuyển đổi số trong quản trị, điều hành” tại UBND quận và các phường; xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số; đẩy mạnh ứng dụng CNTT và công nghệ số trong hoạt động cơ quan Nhà nước; tăng cường xử lý công việc trên môi trường số, tổ chức họp trực tuyến, không giấy tờ... Đặc biệt, tập trung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức theo yêu cầu vị trí việc làm, bảo đảm sát thực tế và nội dung đào tạo bồi dưỡng liên quan quá trình thực thi công vụ.

Góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền
Người dân hài lòng với các mô hình CCHC sáng tạo.

Chia sẻ kinh nghiệm về công tác CCHC, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Hữu Tuyên cho biết: “Để nâng cao hiệu quả công tác công tác quản lý Nhà nước về CCHC, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện TTHC, quận đã chỉ đạo xây dựng các mô hình mới về cải cách TTHC, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, ứng dụng ký số, thanh toán số.

Đặc biệt quận đã triển khai mô hình mới là Mô hình “Số hóa nộp hồ sơ cấp giấy phép xây dựng tại cấp phường” tại 2 phường Thượng Cát, Cổ Nhuế 2 và đạt kết quả tốt. Trong gian tới, quận tiếp tục chỉ đạo UBND các phường còn lại trên địa bàn xây dựng, nhân rộng triển khai các mô hình, giải pháp mới nhằm góp phần thực hiện tốt công tác CCHC trên địa bàn”.

Bên cạnh đó, quận cũng chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về CCHC như hướng dẫn, chỉ đạo các phường tổ chức tuyên truyền phổ biến các văn bản trên hệ thống truyền thanh phường, trong 6 tháng qua đã phát thanh được hàng nghìn buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về quy định pháp luật trong các lĩnh vực. Trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi đến người dân về công tác CCHC, trọng tâm là cải cách thể chế, TTHC, chế độ công vụ công chức và đẩy mạnh phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số của Thành phố năm 2024...

Mộc Thanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo để thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Trong quý I/2025, LĐLĐ quận đã vận động thành lập 5 Công đoàn cơ sở, 4 nghiệp đoàn cơ sở với tổng số 575 đoàn viên.
Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Sáng 21/4, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình đoàn viên công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong khi đang làm việc.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Xác định công tác an toàn vệ sinh lao động là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập trung tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm tạo điều kiện cho người lao động làm việc trong điều kiện an toàn.
Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Sau những vòng đấu sôi nổi, Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đang bước vào giai đoạn cuối đầy kịch tính. Không khí trên sân cỏ nóng lên từng ngày khi 4 đội bóng mạnh nhất chính thức bước vào vòng bán kết. Hai trận đấu được mong chờ đã mang đến cho khán giả những màn rượt đuổi tỉ số hấp dẫn.
U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

Một trong những trận chung kết kỳ lạ và kịch tính nhất lịch sử giải đấu, U17 Uzbekistan đã làm nên điều gần như không tưởng khi giành chiến thắng 2-0 trước chủ nhà Saudi Arabia, dù phải chơi với chỉ 9 người từ cuối hiệp một, qua đó đăng quang ngôi vô địch U17 châu Á 2025 một cách đầy cảm xúc.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.

Tin khác

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Xem thêm
Phiên bản di động