Thúc đẩy các chủ thể yếu thế sử dụng tài chính tiêu dùng:

Góp phần tăng trưởng và lành mạnh hóa thị trường

(LĐTĐ) Theo số liệu của hệ thống ngân hàng, hiện có khoảng 47% người Việt tham gia vay tiền, nhưng chỉ có 18,5% là vay từ những tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính chính thức, phần còn lại là vay từ người thân, bạn bè hoặc “tín dụng đen”.
Khi dòng tiền chảy vào thị trường bất động sản Thị trường chứng khoán 15/3: Nhóm bất động sản nổi bật chiều đi lên

Tại hội thảo “Tài chính tiêu dùng - Sức sống mới sau hơn 10 năm phát triển” vừa diễn ra tại Hà Nội, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhận định, việc thúc đẩy các chủ thể yếu thế sử dụng dịch vụ tài chính, phát triển tài chính tiêu dùng sẽ góp phần gia tăng sự hiểu biết về tài chính cho các nhóm khách hàng mới, có thu nhập không cao. Bằng cách này, các công ty tài chính tiêu dùng đã giúp đẩy mạnh quá trình triển khai tài chính toàn diện tại Việt Nam với các hộ gia đình, các chủ thể yếu thế trong nền kinh tế.

Góp phần tăng trưởng và lành mạnh hóa thị trường
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết để phát triển tài chính tiêu dùng cần phải quan tâm hoàn thiện các vấn đề pháp lý. Ảnh: BT

Khi nhu cầu chi tiêu của xã hội tăng cao từ kết quả của hoạt động tài chính tiêu dùng và các khoản vay nhỏ lẻ với thủ tục đơn giản sẽ là lực hút thúc đẩy nền sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Tài chính tiêu dùng phát triển sẽ kích thích hệ thống bán lẻ trong nền kinh tế phát triển, đồng thời, sẽ kích thích các ngành công nghiệp chế biến chế tạo ô tô, xe máy, điện tử, điện lạnh và hàng hóa tiêu dùng…ngày càng phát triển. Đặc biệt, trong điều kiện của dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế đang tái cấu trúc quá trình sản xuất kinh doanh và hướng mạnh vào việc đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng nội địa, thì việc cho vay tiêu dùng, cho vay tín chấp dành cho nhóm khách hàng dưới chuẩn mà các công ty tài chính tiêu dùng đang triển khai là lĩnh vực quan trọng, cần khuyến khích phát triển mạnh mẽ.

Theo số liệu của hệ thống ngân hàng, hiện có khoảng 47% người Việt tham gia vay tiền, nhưng chỉ có 18,5% là vay từ những tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính chính thức, phần còn lại là vay từ người thân, bạn bè hoặc “tín dụng đen”. Khi các hộ gia đình và các chủ thể có thể dễ dàng tiếp cận kênh tài chính tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu vốn nhỏ lẻ, sẽ hạn chế được tình trạng tín dụng đen, tín dụng ngầm trên thị trường, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, tránh được các bất ổn trong đời sống xã hội…

Tài chính tiêu dùng đang tạo ra một khối lượng lớn công ăn việc làm với một lực lượng lao động có tay nghề và hiểu biết luật pháp cao. Đến hết năm 2020, ước tính các công ty tài chính đã tạo ra khoảng 51.000 việc làm, trong đó, riêng ba công ty tài chính hàng đầu đang sở hữu khoảng gần 40.000 nhân viên. Đây cũng chính là lực lượng tuyên truyền, tư vấn, kết nối và thẩm định để thực hiện các khoản vay tiêu dùng và các loại hàng hóa khác của thị trường tài chính tiêu dùng.

Tuy nhiên, là một lĩnh vực tương đối mới trong lĩnh vực tài chính, các vấn đề pháp lý cho hoạt động tài chính tiêu dùng chưa đầy đủ và chưa toàn diện, cụ thể. Hơn nữa, do nhận thức người dân về dịch vụ tài chính tiêu dùng chưa cao, việc hỗ trợ, môi giới tín dụng chưa đầy đủ, trong khi tài chính tiêu dùng thường có thời hạn cho vay ngắn và lãi suất cao hơn của các ngân hàng thương mại nên có một thiểu số các chủ thể khi vay đã không trả được nợ khiến có những vụ việc một số cá nhân môi giới hành xử vượt mức cho phép gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động tài chính tiêu dùng. Đây là vấn đề khó khăn ở Việt Nam khi nền kinh tế mới chuyển sang cơ chế thị trường.

Theo ông Đinh Trọng Thịnh, tiềm năng phát triển của tài chính tiêu dùng Việt Nam là rất lớn. Với dân số gần 100 triệu người, nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, sức tiêu thụ hàng hóa ngày càng tăng cùng xu thế phát triển của nền kinh tế, Việt Nam đang được đánh giá có triển vọng hàng đầu trong khu vực để phát triển tài chính tiêu dùng.

Với việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân và thực hiện cải cách, đổi mới nền kinh tế, thị trường tài chính tiêu dùng đã từng bước được hình thành và phát triển ở Việt Nam từ cuối những năm 1990. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, tài chính tiêu dùng vẫn ít được quan tâm và chỉ được các ngân hàng thương mại thực hiện như một phần nhỏ của các sản phẩm ngân hàng bán lẻ.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh: “Để phát triển tài chính tiêu dùng cần phải quan tâm hoàn thiện các vấn đề pháp lý cho hoạt động tài chính tiêu dùng, để tạo điều kiện thuận lợi hơn các các ngân hàng, các công ty tài chính hoạt động, tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh, qua đó mới thu hút được khách hàng tốt hơn. Các công ty tài chính tiêu dùng cần xây dựng và phát triển một cơ sở dữ liệu khách hàng tín dụng tiêu dùng thật tốt và đầy đủ, có lịch sử vay nợ và khả năng thu nhập của các chủ thể vay. Trong điều kiện của đại dịch Covid-19 và cuộc cách mang công nghệ 4.0, các công ty tài chính phải rà soát lại chiến lược kinh doanh để chuyển đổi cho phù hợp với tình hình mới, phù hợp với thị trường, đặc biệt là chuyển đổi số”.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh: “Để phát triển tài chính tiêu dùng cần phải quan tâm hoàn thiện các vấn đề pháp lý cho hoạt động tài chính tiêu dùng, để tạo điều kiện thuận lợi hơn các ngân hàng, các công ty tài chính hoạt động, tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh, qua đó mới thu hút được khách hàng tốt hơn. Các công ty tài chính tiêu dùng cần xây dựng và phát triển một cơ sở dữ liệu khách hàng tín dụng tiêu dùng thật tốt và đầy đủ, có lịch sử vay nợ và khả năng thu nhập của các chủ thể vay. Trong điều kiện của đại dịch Covid-19 và cuộc cách mạng công nghệ 4.0, các công ty tài chính phải rà soát lại chiến lược kinh doanh để chuyển đổi cho phù hợp với tình hình mới, phù hợp với thị trường, đặc biệt là chuyển đổi số”.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, thị trường tài chính tiêu dùng đã có sự tham gia mạnh mẽ của các công ty tài chính tiêu dùng. Thị trường đã phát triển nhanh chóng trong những năm qua. Đến nay, thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam đang có sự cạnh tranh với khoảng 18 công ty tài chính cùng hàng chục ngân hàng thương mại có dịch vụ cho vay tiêu dùng. Cũng theo chuyên gia, hàng loạt các công ty tài chính và quỹ đầu tư nước ngoài khác cũng đã chủ động tham gia vào hoạt động tại thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đã thúc đẩy và tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ cho thị trường.

Tài chính tiêu dùng đem lại nhiều cơ hội hơn cho các cá nhân có nhu cầu tiêu dùng khi năng lực tài chính chưa đủ để trang trải nhu cầu. Các ngân hàng thương mại chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng đạt chuẩn cấp tín dụng, có thu nhập thường niên từ khá trở lên, có điểm tín dụng cao, có lịch sử tín dụng tốt và cung cấp các khoản vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, gói vay lớn thì các công ty tài chính lại chọn phân khúc mà ngân hàng không thể đáp ứng. Với nhóm đối tượng dưới chuẩn, là người có thu nhập trung bình hoặc thấp, không chứng minh được thu nhập, chưa có lịch sử tín dụng hoặc điểm tín dụng thấp, khó tiếp cận được với nguồn vốn của các ngân hàng thương mại. Các công ty tài chính tiêu dùng cung cấp các khoản vay nhỏ, không tài sản đảm bảo, phục vụ nhu cầu mua sắm trang thiết bị gia đình, xe máy, tiền mặt phục vụ nhu cầu đột xuất…, với thủ tục nhanh chóng, thuận tiện đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng của người dân, giúp người dân có thể chủ động trong chi tiêu, cải thiện chất lượng cuộc sống và gia tăng công bằng xã hội.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (20/9), giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh, trong khi đó, vàng miếng trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ.
Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng E5 RON 92 tăng 50 đồng/lít, còn xăng RON 95 tăng 130 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 18 lần, giảm 20 lần.
“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

(LĐTĐ) Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) gắn kết với trải nghiệm du lịch tại vườn đã mang lại hiệu quả kép cho người nông dân thành phố Hà Nội mà còn giúp “nâng tầm” giá trị các sản phẩm nông sản Thủ đô.
Giá vàng nhẫn tiếp đà cao kỷ lục

Giá vàng nhẫn tiếp đà cao kỷ lục

(LĐTĐ) Sáng nay (19/9), giá vàng nhẫn trong nước tiếp tục duy trì mức 79,2 triệu đồng/lượng, mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Giá vàng SJC bán ra 82 triệu đồng/lượng.
Giá xăng, dầu có thể tăng trở lại vào chiều nay

Giá xăng, dầu có thể tăng trở lại vào chiều nay

(LĐTĐ) Giá xăng dầu được dự báo đảo chiều tăng trở lại vào kỳ điều hành chiều nay (19/9) sau 4 kỳ điều hành liên tiếp được điều chỉnh giảm.
Vẫn nóng chuyện “quản” kinh doanh thương mại điện tử

Vẫn nóng chuyện “quản” kinh doanh thương mại điện tử

(LĐTĐ) Dù đã có quy định pháp lý về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), cũng như bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường TMĐT… Tuy nhiên, thời gian qua, vấn đề hàng giả, hàng nhái, lợi dụng TMĐT để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng vẫn diễn ra khá phổ biến.
Tỷ giá USD hôm nay (19/9): Đồng USD trên thị trường tự do vụt tăng

Tỷ giá USD hôm nay (19/9): Đồng USD trên thị trường tự do vụt tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 19/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.151 - tăng 10 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,93 - giảm 0,18 điểm.
Giá vàng hôm nay (19/9): Giá vàng thế giới tiếp tục đi xuống

Giá vàng hôm nay (19/9): Giá vàng thế giới tiếp tục đi xuống

(LĐTĐ) Sáng 19/9, giá vàng thế giới hôm nay tiếp tục đi xuống trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất 0,5%.
Xem thêm
Phiên bản di động