GS.TS Nguyễn Xuân Thắng: Người dân Thủ đô là trung tâm của quá trình phát triển
Sáng 22/12, thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học "Vận dụng sáng tạo "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại".
Tham luận tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng cho biết, từ thực tiễn của hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới và 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã từng bước xây dựng, hoàn thiện và hiện thực hoá lý luận về đường lối đổi mới Việt Nam.
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng tham luận tại hội thảo |
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã thể hiện sâu sắc những nội dung cốt lõi của lý luận về đường lối đổi mới Việt Nam. Về mục tiêu, đó là kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự lực tự cường, sức mạnh của nhân dân và của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để đến giữa thế kỷ XXI phấn đấu nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam được xác định trên ba trụ cột: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - mô hình tổng quát của nền kinh tế Việt Nam; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - phương thức hiệu quả nhất để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, về cơ bản, Hà Nội phản ánh một nước Việt Nam thu nhỏ, xét trên mọi mặt cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, con người, môi trường, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Hà Nội là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính, là một trong những đầu tàu kinh tế, văn hóa và khoa học của cả nước; nơi diễn ra những sự kiện quan trọng nhất của đất nước; là "thành phố hòa bình" có quan hệ đối ngoại rộng mở với hàng trăm thủ đô và thành phố lớn trên thế giới, cũng là nơi lan tỏa những giá trị văn hóa, phẩm chất cao đẹp của dân tộc Việt Nam ra thế giới.
Theo Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, tuy chưa phải là địa phương tiên phong trên tất cả các mặt nhưng lại là nơi có trọng trách giữ nhịp đập cho tiến trình đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước. "Ai đó đã từng nói, "Hà Nội không vội được đâu" thật không hẳn đúng, bởi vì về thực chất, mỗi bước đi của Hà Nội đều thể hiện sự vận dụng đúng đắn, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa các yếu tố: Kế thừa và phát triển, giữa kiên định và đổi mới", GS.TS Nguyễn Xuân Thắng cho hay.
Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh sự phát triển trong tương lai của Thủ đô Hà Nội cần tiếp tục hội tụ được cả ba việc lớn. Thứ nhất, định vị tầm nhìn và mục tiêu phát triển của Hà Nội hội tụ với tầm nhìn và định hướng phát triển chung của đất nước. "Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh đến một xu hướng tương lai, cũng là một trong những thách thức mà Hà Nội đang đối mặt. Đó là, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, xã hội ngày càng trở nên khá giả và thu nhập của người dân ngày một cao hơn thì "chất lượng cuộc sống" trở thành giá trị ngày càng quan trọng của một đô thị hiện đại hàng đầu", GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nói.
Vì vậy, theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, nâng cao chất lượng cuộc sống trở thành mục tiêu quan trọng trong quản trị và điều hành của chính quyền Thành phố. Suy giảm chất lượng cuộc sống ở đô thị đồng nghĩa với việc suy giảm nguồn dân cư giàu có, suy giảm nguồn nhân tài và lao động có kỹ năng cao… kéo theo đó là sự suy giảm dòng vốn đầu tư và các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Quang cảnh hội thảo |
Việc xây dựng Thủ đô là một "thành phố đáng sống", nơi người ta mong muốn, khao khát đến sống và làm việc, có khả năng thu hút nguồn lực lưu động trên phạm vi toàn cầu như: Đội ngũ nhân tài, các nhà đầu tư, các nhà đổi mới sáng tạo, nhóm doanh nhân, kèm theo đó là tri thức, công nghệ và nguồn vốn - đây là những nhân tố đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy khởi nghiệp, nâng tầm ảnh hưởng trong việc thiết lập chương trình nghị sự toàn cầu, trở thành tiêu điểm của các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô Hà Nội.
Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, Hà Nội cần đặc biệt chú ý đến các dịch vụ giá trị gia tăng cao, khai thác nhân tài để có quy hoạch và chiến lược phát triển phù hợp với không gian phát triển, có đô thị lõi và chuỗi đô thị vệ tinh đáng sống của Hà Nội cũng như trong kết nối với các địa phương lân cận; xử lý hiệu quả những vấn đề ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông…
Thứ hai, sự hội tụ giữa nguồn lực của cả nước với nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô - trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước; phát huy sức mạnh tổng hợp của vùng đất linh thiêng, truyền thống thanh lịch, thành phố anh hùng và thành phố hoà bình, nơi tích tụ nhiều giá trị văn hóa, tinh thần tiên phong, nhạy bén với cái mới. GS.TS Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, Hà Nội cần khai thác hình ảnh là một trung tâm văn hóa của nền văn hiến lâu đời; coi đây là hồn cốt của diện mạo Thăng Long - Hà Nội để giới thiệu ra thế giới, góp phần thúc đẩy đầu tư, thương mại, du lịch.
Thứ ba, sự thống nhất, hội tụ và phát huy sức mạnh của "ý Đảng, lòng Dân" - nhân tố quan trọng hàng đầu để Hà Nội vươn tới tầm cao phát triển mới. Theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, trước những yêu cầu mới ngày càng cao của thủ đô và đất nước, Đảng bộ Hà Nội cần tiếp tục cố gắng cao độ, không ngừng nâng cao trí tuệ, bản lĩnh, đoàn kết thống nhất để lãnh đạo giải quyết những khó khăn, thách thức đặt ra, đưa sự nghiệp đổi mới của Thủ đô có những bước đột phá phát triển.
"Hà Nội phải tập trung huy động trí tuệ của toàn Đảng bộ, khơi dậy khát vọng, ý chí quyết tâm của mỗi người dân Thủ đô; phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi định hướng và tầm nhìn phát triển Thủ đô - thành phố giàu đẹp, văn minh, hiện đại, trong đó, người dân thủ đô là trung tâm của quá trình phát triển, chất lượng cuộc sống của mọi người dân được đặt lên hàng đầu", Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53