Hà Nội: 5 huyện cần hoàn thành nông thôn mới nâng cao trước khi lên quận

(LĐTĐ) Yêu cầu các huyện tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới theo hướng nâng cao, kiểu mẫu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến lưu ý, đối với 5 huyện phấn đấu lên quận (gồm: Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì) cần tập trung triển khai song song việc thực hiện huyện, xã nông thôn mới nâng cao, gắn với các tiêu chí xã thành phường, huyện thành quận; phấn đấu hoàn thành huyện nông thôn mới nâng cao trước khi lên quận.
Kết quả triển khai đường Vành đai 4 là một trong những tiêu chí đánh giá cán bộ Quận Bắc Từ Liêm cần tập trung hoàn thành dứt điểm các dự án dở dang Dự kiến điều chỉnh mức lương cơ sở từ giữa năm 2023

Chiều 21/10, Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025” họp giao ban đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đến hết quý III/2022. Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Hà Nội: 5 huyện cần hoàn thành nông thôn mới nâng cao trước khi lên quận
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Lương Toàn)

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-HĐND, phân bổ chi tiết kinh phí hỗ trợ cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đã ban hành 2 Bộ tiêu chí xã, huyện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

Theo Giám đốc Chu Phú Mỹ, Hà Nội có thêm 3 huyện (Phú Xuyên, Chương Mỹ, Mê Linh) được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đưa tổng số huyện, thị xã của Thành phố đạt chuẩn nông thôn mới lên 15/18. Cùng với đó, toàn Thành phố có 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Còn 3 huyện chưa đạt là Ứng Hòa, Mỹ Đức, Ba Vì, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, huyện Ứng Hòa đã có Tờ trình về việc thẩm tra, đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022. Huyện Ba Vì còn 3/9 tiêu chí cơ bản đạt; huyện Mỹ Đức vẫn còn 4/9 tiêu chí cơ bản đạt là y tế - văn hóa - giáo dục, kinh tế, môi trường, chất lượng môi trường sống.

Cũng theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn Thủ đô có 131,2 ha trồng rau trong nhà lưới; 228,29 ha ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm; 5,46 ha ứng dụng công nghệ không sử dụng đất; 277,4 ha ứng dụng công nghệ sản xuất để sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP... Toàn Thành phố có khoảng 211,2 ha trồng hoa; 778,9 ha cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao hoặc sản phẩm của công nghệ cao vào quá trình sản xuất.

Ngành chăn nuôi cũng đang hướng đến các mô hình chăn nuôi lớn, chăn nuôi an toàn sinh học ứng dụng công nghệ cao, từng bước tiến tới quy hoạch chăn nuôi gắn liền với giết mổ, chế biến nhằm cung cấp thực phẩm an toàn, phát triển các chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ. Thống kê trong toàn Thành phố có 557 trang trại sử dụng công nghệ chuồng kín; 26 trang trại sử dụng công nghệ dây chuyền cho ăn uống tự động; 200 trang trại sử dụng công nghệ bán tự động...

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục được triển khai bài bản, đạt hiệu quả. Hà Nội hiện có 1.649 sản phẩm OCOP, gồm 4 sản phẩm 5 sao, 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao (đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đánh giá, phân hạng), 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao. Năm 2022, các quận, huyện, thị xã đăng ký đánh giá phân hạng 488 sản phẩm, đến nay Hội đồng đánh giá đã thực hiện đánh giá thêm 78 sản phẩm.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới là 23.664,5 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Thành phố là 11.962,2 tỷ đồng; ngân sách huyện là 9.065,4 tỷ đồng; ngân sách xã: 703,1 tỷ đồng. Vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước là 1.933,8 tỷ đồng, trong đó, người dân đóng góp 1.051,3 tỷ đồng.

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Lương Toàn)
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Lương Toàn)

Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận, đặc biệt là kiến nghị của lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thị xã nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình 04-CTr/TU, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đánh giá, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được nhờ sự chủ động vào cuộc của Ban Chỉ đạo Thành phố, các cấp, các ngành, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần sớm có giải pháp khắc phục.

Cụ thể, việc chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chưa rõ nét, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô. Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp cũng chưa nhiều; việc phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các mô hình liên kết trong sản xuất gắn với tiêu thụ quy mô lớn cũng còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.

Do đó, trong tháng cuối năm 2022, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch của Thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đối với 3 huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, 25 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 15 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tăng thêm, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu tập trung rà soát để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu còn chưa đạt hoặc cơ bản đạt.

Bên cạnh đó, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu các huyện, các xã trong toàn Thành phố tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới theo hướng nâng cao, kiểu mẫu. Đặc biệt, đối với 5 huyện phấn đấu lên quận (gồm: Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì) cần tập trung triển khai song song việc thực hiện huyện, xã nông thôn mới nâng cao, gắn với các tiêu chí xã thành phường, huyện thành quận; phấn đấu hoàn thành huyện nông thôn mới nâng cao trước khi lên quận.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đặc biệt lưu ý, các huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; nắm chắc tình hình nhân dân; tập trung hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cả năm 2022; đồng thời triển khai xây dựng dự toán năm 2023.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động